Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật tranh cãi trong hôn nhân pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.6 KB, 4 trang )

Nghệ thuật tranh cãi
trong hôn nhân


Cuộc sống gia đình lúc
nào cũng phẳng lặng
cũng có thể tạo cho người
trong cuộc cảm thấy
nhàm chán, giống như
khi người ta phải ăn một
bữa tiệc bày toàn đồ ngọt
vậy. Tuy nhiên, vợ chồng
nên tranh luận như thế
nào để tránh phát sinh thêm những mâu thuẫn không
đáng có?
Nếu cư xử khôn khéo và hợp lý thì cuộc cãi vã mau kết
thúc, mà tình cảm vợ chồng càng thắm thiết hơn. Ngược


lại, nếu bạn nóng nảy, không kìm chế cái tôi, bạn sẽ đẩy
cuộc tranh cãi vào ngõ cụt và làm tổn hại đến hôn nhân.
1. Đừng tranh luận khi bạn đang quá xúc động
Những điều bạn nói ra trong lúc không giữ được bình tĩnh
có thể làm tổn thương cho đối phương. Thay vì mắng nhiếc
nhau một cách nặng nề, bạn nên ra ngoài và đi dạo khoảng
10 đến 20 phút để lấy lại thăng bằng cho bản thân và cũng
là giúp “đối tác” bình tĩnh lại.
2. Tập trung vào vấn đề hiện tại
Trong lúc tranh cãi, rất nhiều người thường có thói quen
đem những chuyện ở quá khứ ra so sánh với tình huống
hiện tại. Nhưng chẳng ai muốn nhắc lại những sai lầm mình


đã làm trong quá khứ. Việc “đào bới” chỉ đẩy đối phương
tránh xa bạn hơn mà thôi.
Cũng đừng lôi những chuyện nhỏ nhặt ra để chì chiết nhau
hoặc đề cập đến những chuyện làm bạn bực mình hằng
ngày. Chỉ bàn tới vấn đề mà hai bạn đang cần phải giải
quyết ở hiện tại mà thôi.

3. Cố gắng hiểu quan điểm và suy nghĩ của đối phương
Mỗi khi người ấy trình bày xong quan điểm, bạn nên diễn
đạt lời của mình để chắc chắn bạn hiểu rõ điều họ muốn.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người kia và xem xét vấn
đề dưới góc nhìn của họ. Trước khi đáp trả, bạn cần suy
nghĩ kỹ xem việc đáp trả ấy có ảnh hưởng như thế nào đến
người ấy.
4. Không nên dùng những từ ngữ làm tổn thương nhau
Không dùng từ ngữ, lời lẽ tục tĩu, xúc phạm để nói với
nhau. Không la hét, quát mắng, chỉ vào mặt nhau, không
nói chuyện bằng giọng đe dọa, thách thức. Tránh dùng cụm
từ “không bao giờ” trong câu nói.
5. Khoảng lặng
Trường hợp vấn đề đưa ra thảo luận khá phức tạp, chưa thể
đưa ra kết luận ngay, một khoảng lặng luôn là điều hữu ích.
Nó giúp mỗi người nhìn nhận kỹ về những gì đã tranh cãi,
nhìn nhận kỹ về bản thân, và từ đó bình tĩnh hơn trong lần
tranh luận sau.
6. Hãy cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề

Khi cả hai bạn đã cùng nhau tìm ra vấn đề và hiểu rõ bản
chất của vấn đề, hãy cùng nhau đưa ra cách giải quyết có
lợi cho cả đôi bên. Không đổ lỗi để cố gắng buộc tội bạn

đời.
Bật đèn xanh ngầm ra hiệu cho bạn đời biết là bạn sẵn lòng
tha thứ hoặc muốn được tha thứ. Đừng ngại nói lời xin lỗi
nếu đó là lỗi của bạn.
Bạn nên nhớ: Hai bạn đang tranh cãi cho mục đích hôn
nhân của mình, chứ không phải cãi để thắng bạn đời, để
“ăn thua” với nhau. Hai bạn nên thỏa thuận với nhau dù
mâu thuẫn có lớn đến mấy thì cũng phải giải quyết và làm
lành trong thời gian sớm nhất. Nếu đã quyết định tha thứ,
hãy cố gắng tha thứ hoàn toàn, vì sự căm hận chỉ làm tổn
hại cả về tinh thần và thể chất cho chính bạn và cho hôn
nhân của bạn.


×