Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về phòng ngừa bệnh tả tại Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 2 trang )

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về phòng ngừa bệnh tả tại Việt Nam
Bệnh tả là gì ?
Bệnh tả là bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có tác nhân gây bệnh là phẩy khuẩn tả Vibrio
cholerae. Khoảng 20% trường hợp có triệu chứng tiêu chảy rõ ràng bắt đầu từ 6 giờ đến một
vài ngày sau khi phơi nhiễm. Trường hợp mất nước nặng có thể đe dọa đến tính mạng và tử
vong có thể xẩy ra sau một vài giờ nếu không được chữa trị. Khoảng 75% trường hợp không
có biểu hiện tiêu chảy và 23% bị tiêu chảy nhẹ.
Bệnh tả tìm thấy ở đâu ?
Nơi sinh tồn tự nhiên của phẩy khuẩn tả là nước và ruột non của con người. Vi khuẩn
có thể tìm thấy ở các sông, suối, các vật dụng chứa nước và trong phân lỏng của người
nhiễm tả.
Bệnh tả lây lan nhanh như thế nào ?
Bạn có thể nhiễm bệnh do dùng đồ ăn thức uống bị ô nhiễm phân có phẩy khuẩn tả.
Một số ví dụ như ăn gỏi hải sản, hoa quả rau sống ô nhiễm hoặc đồ ăn chưa nấu chín. Bạn
cũng có thể mắc bệnh nếu sử dụng thức ăn đã bị ô nhiễm do để ở nhiệt độ bình thường
trong phòng trong vài giờ.
Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại bao lâu trong thực phẩm ?
Tùy thuộc vào độ ẩm, nồng độ acid và nhiệt độ trong thực phẩm. Các nghiên cứu cho
thấy phẩy khuẩn tả có thể tồn tại tới 2- 3 ngày trong hành và tỏi, tới 5 ngày trong cơm và
trứng chín, và tới hàng tuần trong các loại trai, sò và sữa. Vi khuẩn tả không tồn tại lâu trong
rau quả có độ chua như chanh, cà chua, trong các thức ăn có dấm hoặc nhiều muối.
Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại bao lâu trong phân ?
Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể có phẩy khuẩn tả trong phân trong vòng từ 7 -
14 ngày. Rất ít người mang phẩy khuẩn tả tới 30 - 40 ngày.

Các nhân viên y tế đang khử trùng các nguồn nước bị ô nhiễm
Yếu tố làm tăng nguy có mắc bệnh tả ?
Cách chính khiến bạn có thể mắc bệnh tả là tình cờ sử dụng đồ ăn thức uống bị ô
nhiễm bởi phân có vi khuẩn tả. Điều này có thể xảy ra khi phân người được dùng để bón rau
quả, khi rau quả được ngâm rửa trong nước sông hồ bị ô nhiễm, khi dùng đồ ăn đã bị ô
nhiễm do để ở nhiệt độ bình thường trong phòng trong vài giờ, khi dùng lại nước rửa rau quả


và khi sử dụng dao thớt chung để thái thịt chín và thịt sống.
Làm thế nào để đề phòng mắc bệnh tả ?
An toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân tốt giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tả. Năm cách
chính để đảm bảo an toàn thực phẩm hơn là rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo
quản thức ăn chín và sống riêng để tránh ô nhiễm chéo, nấu chín thức ăn tới nhiệt độ 70
o
C
trở lên để diệt vi khuẩn, bảo quản thức ăn ở nhiệt độ dưới 5
o
C hoặc trên 60
o
C để ngăn ngừa
sự phát triển của vi khuẩn và sử dụng nước sạch để rửa rau quả.
Để biết thêm thông tin về an toàn thực phẩm, xin tìm hiểu tại:
www.who.inf/foodsafety/consumer/5keys/en/index/html

×