Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Biến đổi khí hậu: Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.18 KB, 1 trang )

Biến đổi khí hậu: Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100
(VnMedia) - ActionAid cho rằng năm 2100, Việt Nam có thể bị mất ít nhất 12,2% diện tích đất (nơi
cư trú của 23% dân số) do biến đổi khí hậu, nhiều khu vực sẽ bị ngập nhiều tháng trong năm, thiệt
hại kinh tế có thể lên tới 17 tỉ USD.
Đó là những con số được đưa ra tại buổi Công bố báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
nông nghiệp và an ninh lương thực do Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) tổ chức ngày 9/12,
tại Hà Nội.
Theo GS Nguyễn Trọng Hiệu (Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nông nghiệp), thời gian vừa qua,
nhiều hiện tượng thay đổi bất thường khí hậu ở Việt Nam đã được ghi nhận như nhiệt độ tăng,
lượng mưa tăng và thất thường, mực nước biển dâng, các đợt không khí lạnh giảm, số lượng bão có
cường độ mạnh lên. GS Hiệu dẫn chứng, biến đổi khí hậu sẽ làm cho tài nguyên nước, cụ thể là các
dòng chảy giảm từ 2% đến 25% và dòng chảy lũ gia tăng từ 5% đến 15%, đặc biệt là tình trạng
nước biển dâng sẽ dẫn đến việc xâm nhập mặn tại các vùng trồng lúa và các cây hoa màu. Ngoài ra,
biến đổi khí hậu cũng làm phạm vi thích nghi của cây nhiệt đới mở rộng và cây á nhiệt đới bị thu
hẹp tình trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng, sản xuất lương thực giảm sút.
Xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam là nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 3 độ

C vào năm
2100 lượng mưa có xu thế biến đổi không đều giữa các vùng, có thể tăng (từ 0% đến 10%) vào mùa
mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt
Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, cần tăng cường hơn nữa vai trò
của chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng và xã hội dân sự trong việc phát triển, thực hiện
và giám sát các biện pháp thích ứng với thay đổi khí hậu tăng ngân sách cho nông nghiệp để cải
thiện hạ tầng cơ sở, tạo các nguồn vốn trong dịch vụ nông nghiệp cho các hộ tiểu nông. Nhất là xây
dựng các mạng lưới quản lý rủi ro khí hậu an toàn trong việc thực hành nông nghiệp bền vững đảm
bảo trọng tâm an ninh lương thực, hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
là chìa khóa thúc đẩy nông dân gia tăng an ninh lương thực.
A.T

×