Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề khảo sát chất lượng môn văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 4 trang )

ĐỀ kh¶o s¸t chÊt lîng khèi 12- LẦN 2
Năm học: 2009- 2010
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG GIÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 đ): Suy nghĩ của anh/ chị về tình huống truyện trong truyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 2( 3 đ): Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình
sắp viết thì gặp phải một trường hợp khá thú vị:
Anh A và B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành
một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia
đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh.Nhà xã hội học đã đặt cùng một
câu hỏi cho cả hai người: “ Điều gì khiến anh trở nên như thế?”
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: “ Có người cha như thế, nên
tôi phải như thế”.
Anh/chị hãy viết một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một câu thích hợp đ ể làm bài
Câu 3a (5 đ): Theo chương trình cơ bản
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
( Thanh Thảo):
“ Tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”


(Sách ngữ văn 12, tập 1, NXB giáo dục, năm 2008)
Câu 3b (5 đ): Theo chương trình nâng cao
Đọc truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có người nhận xét: “Tnú là
nhân vật mang tầm vóc sử thi nhưng cũng rất chân thực, đời thường”.
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Tnú để làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12
LẦN 2
Năm học: 2009-2010
Môn : Ngữ văn
Câu 1: Học sinh cần nêu được các ý chính sau:
- Giới thiệu về tình huống truyện trong tác phẩm:( 1.0đ)
Tràng nhặt được vợ. Đó là một cuộc hôn nhân kỳ lạ, bởi:
+Tràng- một gã trai nghèo, xấu xí, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, nay
bỗng dưng nhặt được vợ, thậm chí vợ về theo không.
+ Tràng lấy vợ vào lúc chẳng ai đi lấy vợ- nạn đói đang đe doạ mạng sống của con
người
+ Đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả
Đây tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn và éo le.
- Ý nghĩa của tình huống truyện: (1.0đ)
+ Tình huống trên đã thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn khắc họa
tâm trạng và tính cách nhân vật
+ Tình huống truyện góp phần tô đậm giá trị hiện thực, lên án bọn thực dân phát xít đã
đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp khiến cho cái giá con người trở nên rẻ rúng,
bèo bọt.
+ Bộc lộ niềm tin vào bản chất Người trong con người: dù hoàn cảnh thế nào con
người vẫn kiên nhẫn làm người, vẫn khát khao tổ ấm, hạnh phúc.
Câu 2:
Yêu cầu về kĩ năng: viết được kiểu bài về một tư tưởng, đạo lí, trình bày sạch,
đẹp, đúng chính tả…(0.5 đ)
Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được

các ý sau:
- Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là
gia đình ( ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng):
trường hợp của anh B chịu sự chi phối hoàn toàn của hoàn cảnh nên anh trở
thành phiên bản của người cha( 1.0)
- Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. Chính nó mới là yểu tố quyết
định làm nên nhân cách con người: anh A cũng sống trong hoàn cảnh như anh
B nhưng sau này anh đã trở thành người luôn đi đầu trong công tác chống tệ
nạn xã hội và bạo lực gia đình vì nhờ vào ý chí, nghị lực vượt lên hoàn cảnh
của anh, hơn nữa là người sống trong gia đình không hạnh phúc hơn ai hết anh
thấu hiểu được nỗi đau tinh thần mà người cha mang lại…. (1.0)
- Bài học cho bản thân: Rèn luyện ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, không để yếu
tố hoàn cảnh chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách (0.5)
Câu 3a:
Yêu cầu vè kĩ năng: Hs biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng kĩ
năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhân về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.(1 đ)
Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu
được:
Về nội dung :
- Nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ, giá trị đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích ( 0.5 đ)
- Đoạn thơ diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca đấu tranh
cho tự do và cách tân nghệ thuật ( 6 câu đầu):(1.25 đ)
+ Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca
+ Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái
chết ấy
. Ghi ta nâu-> nỗi buồn
. Ghi ta lá xanh biết mấy-> xót thương cho sự sống bị phá hủy
. Ghi ta tròn bọt nước vỡ tan-> mong manh, dễ vỡ

. Ghi ta ròng ròng máu chảy-> như một cơ thể biết quặn đau, chảy máu…
=> Âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy…nhà thơ phải
liên tục chuyển kênh cảm giác để cảm nhận tiếng đàn
- Đoạn thơ thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử
của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca ( 4 câu cuối) (1.25)
+ Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân
nghệ thuật
+ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn
. Di chúc của Lor-ca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn-> ước nguyện của Lor-
ca: sẽ có những tài năng nghệ thuật thay thế ông, vượt qua ông
. Không ai chôn cất tiếng đàn-> Không ai tiếp nối sự nghiệp Lor-ca để lại-> Lor-
ca trở thành người nghệ sĩ độc hành trên miền sáng tạo
. Tiếng đàn như cỏ mọc hoang…-> nghệ thuật Lor-ca bất tử
Về nghệ thuật : (1.0 đ)
Đoạn thơ đã sử dụng rất hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: tiếng ghi ta
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác( đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng)
- Hình ảnh tượng trưng, siêu thực: bầu trời, cô gái, nâu, lá xanh….
- Kết hợp giữa thi ảnh và âm thanh ( thính giác và thị giác khi cảm nhận tiếng
đàn)
- Câu thơ không vần, không dấu chấm, dấu phẩy, không viết hoa…
Câu 3b:
Yêu cầu vè kĩ năng: Hs biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng kĩ
năng đọc-hiểu để phân tích nhân vật và chứng minh cho nhận định . Kết cấu bài viết
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.(1 đ)
Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu
được:
Về nội dung:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: Rừng xà nu là một truyện ngắn đặc sắc của
Nguyễn Trung Thành, viết 1965, là một bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mĩ ở

Tây Nguyên…
- Vẻ đẹp sử thi: (1.75 đ)
+ T.nú mang vẻ đẹp, phẩm chất tiêu biểu của cộng đồng dân làng Xô Man và dân tộc
Tây Nguyên: anh hùng, kiên cường, bất khuất; Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc
sâu sắc-> kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.(dẫn chứng)
+ T.nú hiện thân đầy đủ, sâu sắc cho số phận của người dân Xô Man (dẫn chứng)
- Nét đời thường, chân thực: (2 đ)
+ Học chữ
+ Nỗi đau gia đình
+ Tình cảm gắn bó với quê hương
+ Tính cách rất riêng: quyết liệt, mạnh mẽ; căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt, trả thù
dứt khoát, lạnh lùng ( dẫn chứng)
+ Bàn tay bị đốt-> bàn tay hận thù và bàn tay trả thù
Về nghệ thuật: nhân vật mang đậm khuynh hướng sử thi, ngôn ngữ, phong tục đậm
bản sắc Tây Nguyên.(0.25 đ)
( Người ra đề: Hoàng Huyền -tổ văn- THPT Nga Sơn)

×