SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 THPT
BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2009 -2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi : Lịch sử
(gồm 01 trang) Thời gian làm bài :90 phút
( không kể thời gian giao đề )
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 7,0 điểm )
Câu 1 . ( 3,0 điểm )
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó
khăn gì ?
Câu 2 ( 4,0 điểm)
Em hãy nêu chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Trình bày
chiến dịch Tây Nguyên ?
II. PHẦN RIÊNG ( 3,0 điểm )
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau :
Câu 3 .a. Theo chương trình chuẩn ( 3,0 điểm )
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Câu 3 .b. Theo chương trình nâng cao ( 3,0 điểm )
Trình bày những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? Mặt tích cực và tiêu cực của toàn
cầu hóa là gì ?
Hết
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 THPT
BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2009 -2010
Môn thi : Lịch sử
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN LỊCH SỬ
I. Hướng dẫn chung
- Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu của đề ,giám khảo vẫn cho
đủ điểm
- Việc chi tiết hóa điểm số của giám khảo (nếu có ) so với biểu điểm phải đảm bảo không
sai lệch với hướng dẫn chấm
II .Đáp án và thang điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 7,0 điểm )
Câu Nội dung Điểm
1 Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những
thuận lợi và khó khăn gì ?
a. Khó khăn:
Sau khi ra đời nước ta đứng trước tình thế hết sức khó khăn:
* Về chính trị :
- Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Tưởng ồ ạt đổ bộ vào Hà
Nội và các tỉnh phía bắc với dã tâm: tiêu diệt ĐCS Đông Dương,
phá tan Viêt Minh ,lật đổ chính quyền cách mạng ,lập chính quyền phản
động làm tay sai cho chúng .Vì thế chúng kéo theo tay chân của chúng là
Việt Quốc và Việt Cách…
0,50
- Vĩ tuyến 16 trở vào nam quân Anh dọn đường cho thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược nước ta,bên cạnh đó còn có các lực
lượng phản cách mạng khác ,lại còn có cả 6 vạn quân Nhật
chờ giải giáp cũng gây thêm khó khăn cho đất nước
0.25
*Về kinh tế-tài chính:
-Nông nghiệp: nghèo nàn ,lạc hậu ,bị chiến tranh tàn phá nặng
nề…
0,25
- Công nghiệp: đình đốn ,hang hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.
Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
0,25
- Ngân sách: chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng trong đó hơn một nửa là
rách nát không lưu hành được,bên cạnh đó lại còn có quan
kim quốc tệ làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn
0,25
* Văn hóa- giáo dục:
- Hơn 90% dân số bị mù chữ,tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoan
,rượu chè cờ bạc ,nghiện hút…rất phổ biến.
0,25
Tất cả những tình hình trên đặt nước ta trước tình thế ngàn
cân treo sợi tóc.
0,25
b.Thuận lợi:
-Nhân dân được quyền làm chủ,…
0,25
- Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước
thuộc địa,phụ thuộc
0,25
Hệ thống XHCN đang hình thành 0,25
- Phong trào vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư
bản
* Những thuận lợi đó có tác dụng thúc đẩy nhân dân ta thực hiện các
nhiêm vụ trước mắt…
0,25
2 Em hãy nêu chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Trình bày chiến dịch Tây Nguyên ?
* Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975
đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm
1975 - 1976.
0,50
- Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ, nếu
thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền
Nam trong năm 1975.
.
0,50
- Bộ chính trị cũng nhấn mạng cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh
thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân
0,50
* Chiến dịch Tây Nguyên
- Vị Trí của Tây Nguyên : Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng,
do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta mà lực lượng địch ở đây
0,50
mỏng Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong
năm 1975.
- Diễn biến :
Trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuột ngày 10 - 3 - 1975 giành thắng
lợi. Trước đó quân ta đánh nghi binh vào Plâycu, Kon Tum nhằm thu hút
quân địch.
12/3/1975 Địch phản công, nhưng bị thất bại.
0,50
- Ngày 14 - 3-1975, địch rút khỏi Tây Nguyên, bị quân dân ta truy kích
tiêu diệt. Đến ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng
0,50
+ Ý nghĩa:
- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn không
thể cứu vãn được của nguỵ quân, nguỵ quyền.
0,50
- Chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn
miền Nam.
0,50
II. PHẦN RIÊNG ( 3,0 điểm )
Câu Nội dung Điểm
3a Trình bày sự ra đời , nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển
của tổ chức ASEAN?
* Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi giành được độc lập bước vào thời kỳ phát triển cần có sự hợp
tác cùng nhau trong khu vực để giảm bớt khó khăn. Hạn chế chế ảnh
hưởng của các cường quốc ngoài khu vực, nhất là từ sau chiến tranh
Việt Nam. Theo sự phát triển chung của thế giới với sự ra đời của
nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là Liên minh châu Âu
(EU).
0,25
- Ngày 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập tại Băngcốc(Thái Lan) với 5 nước đầu tiên là Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo
0,25
* Mục tiêu: của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự
hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam Á hòa bình ổn
định và hợp tác phát triển.
0,50
*Nguyên tắc hoạt động
- Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa v ũ lực
- Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
- Hợp tác có hiệu quả về kinh tế , văn hóa và xã hội
1,00
* Sự phát triển của ASEAN
- Tổ chức ASEAN chỉ được ngày càng củng cố và phát triển từ sau
việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (còn gọi là
Hiệp ước Bali, 2.1976) và nhất là từ sau khi “vấn đề Campuchia” được
giải quyết.
0,50
-Mở rộng các thành viên tham gia, nhất là từ thập niên 90. Năm
1984 Brunây gia nhập,1995 – Viêt Nam, 1997 – Lào và Mianma, 1999
– Campuchia.
0,50
3b Trình bày những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? Mặt tích cực
và tiêu cực của toàn cầu hóa là gì ?
* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
0,50
- Sự phát triển và vai trò to lớn của các công ti xuyên quốc gia. 0,25
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành tập đoàn lớn 0,25
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu
vực. Như Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ
chức thương mại thế giới (WTO)… Hoặc ở các khu vực như Liên
minh châu Âu (EU), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA),
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)…
0,50
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan trong thời đại ngày nay, vừa có
mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang
phát triển
0,50
* Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa là :
- Tích cực :Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản
xuất ,đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh
tế 0,50
- Tiêu cực : làm trầm trọng thêm bất công xã hội ,đào sâu hố ngăn
cách giàu nghèo ,đời sống con người kém an toàn ,tạo ra nguy cơ
đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của
các quốc gia
0,50