Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hệ vi sinh vật đất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.26 KB, 4 trang )


A)MT đất
Đất là môi trường thích hợp nhất cho vsv vì đây là môi trương
rộng lớn nhất của vsv kể cả về thành phần cũng như số lượng so
với những môi trường khác, nó có nguồn cung cấp chất hữu cơ
phong phú.
Dất vùng nhiệt đới có độ ẩm 70-80%, nhiệt độ 20-30°Clà môi
trường phù hợp cho đa số vsv.
B)Sự phân bố của vsv trong đất
a) VSV phân bố trong đất
VSV dễ phát tán nhất là vsv có bào tử.
Sự phân bố của vsv đất còn đgl hệ vsv đất
Trong đất vi khuẩn chiếm 90% tổng số, xạ khuẩn chiếm8%,
vi nấm chiếm 1%, còn lại chiếm 1% là tảo động vật nguyên sinh.
Sự phát triển của vsv là nhân tố chính làm cho đất phì nhiêu.
Sự phân bố của vsv chi ra theo các kiểu sau:
-Phân bố theo chiều sâu: càng xuống sâu càng ít vsv, riêng
đối với đất bạc màu, bị rửa trôi, tầng 0-20cm ít chất hữu cơ hơn
tầng 20-40cm sau đó giảm dần ở các tầng dưới. Vi khuẩn háo khí,
vi nấm, xạ khuẩn thường tập trung ở tầng mặtcòn vi khuẩn kị khí
như vi khuẩn nitrat hóa phát triển mạnh ở độ sâu 20-40cm (tầng
này khá ổn định)
-Phân bố theo loại đất: đất lúa nước chỉ có lớp mỏng phía
trên 0-3cm là có quá trình ôxi hóa vì vậy tỉ lệ hiếu khí /kị khí luôn
nhỏ hơn 1. Ở đất lúa năng xuất cao tỉ lệ này thường là 0,5-0,6.Ở
đất trồng màu tỷ lệ này thường lớn hơn 1.
-Phân bố theo cây trồng: Rễ thường tiết chất hữu cơ làm
nguồn dinh dưỡng cho vsv, rễ còn làm thoáng khí, giữ độ ẩm.
Thành phần và số lượng các chất hữu cơ tiết ra từ bộ rễ quyết định
thành phần và số lượng vsv sống trong vùng rễ.VD Ở vùng rế lúa
là nơi cư chú của nhòm cố định nitơ tự do hay hội sinh. Số lượng


và thành phần vsv thay đổi theo giai đoạn phát triển của cây trồng.
Ở đồng bằng sông hồng, lượng vsv đạt cực đại khi lúa hồi nhanh
đẻ nhánh vì giai đoạn này lúa sinh trưởn mạnh tiết ra nhiều chất
hữu cơ qua bộ rễ, còn lượng vsv cực tiểu khi lúa chín. Thành phần
vsv cũng biến động qua giai đoạn phát triển của cây trồng phù hợp
với hàm lượng chất tiết ra qua bộ rễ.
b)Mối quan hệ giữa các nhóm vsv trong đất
Kí sinh: Các loại vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh thường bị
kí sinh bởi một một loại thực khuẩn thể khiến làm tan tế bào.
Cộng sinh: giả thiết về nguồn gốc của ti thể. Giả thiết về các
plasmist có nguồn gốc từ virút.
Hỗ sinh: Quan hệ thường thấy trong sự sống của vsv vùng rễ.
VD nấm mốc thủy phân tinh bột thành đường và 1 loại vi khuẩn
khác phâm giả loại đường đó; quan hệ giữa nhóm phân giải
phôtpho và nhóm phân giải prôtêin, một nhòm cung cấp P một
nhóm cung cấp N.
Quan hệ kháng sinh: VD xạ khuẩn kháng sinh và nhóm vi
khuẩn chịu ảh của kháng sinh đó. Khi nuôi cấy hai loài này trong
môi trường thạch đĩa, ta có thể thấy quanh lạc khuẩn của xạ khuẩn
có một vòng vô khuẩn, ta dựa vào vòng vô khuẩn này để đánh giá
khả năng sing kháng sinh của xạ khuẩn.
C)Mối quan hệ giữa đất, vsv, thực vật
a) Quan hệ giữa đất và vsv đất:
Đất có kết cấu từ những hạt nhỏ lk với nhau thành cấu trúc
đoàn lạp đất.
Có giả thiết cho rằng, dưới hđ của vsv nhất là nhóm háo khí
đã hình thành một thành phần của mùnlà axit humic. Các muối
humic td với ion Ca tạo thành một chất dẻo gắn kết các hạt đất.
Bây giừ người ta đã tìm ra rằng vi khuẩn phân giải nấm mốc, xạ
khuẩn và cả vi khuẩn tạo thành các chất dẻo. Ngoài ra các dịch

nhày ở vỏ nhày của vi khuẩn cũng có khả năng kết dính các hạt
đất.
Khi bón vào đất thì những chất như xenlulozơ và Pthì kết cấu
đất được cải thiện đáng kể do các các sản phẩm của quá trình phân
huỷ và các chất tiết ra của vsv trong quá trình sống của chúng.
Trong đất trồng cây họ đậu, nhân tố kết dính là axit galactorenic và
sản phẩm tự dung giải của vi khuẩn Clostridium polymyxa. Axit
galactorenic là sp của thực vật được hình thành dứoi tác dụng của
enzim prôtpectinaza do vi khuẩn tiết ra. Các chất kết dính này
được gọi là mùn hoạt tính.
Khi cầy xới đất làm đất thoáng khí vsv phát triển mạnh.
Khi cầy xới đất canh tác mà không lật thì hiệu quả chưa cao bằng
xới đất có lật hoặc cày sâu. Ở đất ngập úng, quy luật này thể hiện
rõ rệt, còn ở đất cát nhẹ khô hạn thì xới đất không hợp lý sẽ làm
giảm lượng vsv.
Tác dụng của phân bón lên vsv: Phân hữu cơ làm tăng lượng
vsv có sẵn trong đất nhất là vsv phân giải xenlulozơ, P, nguyên
sinh động vật đồng thời đem đến lượng lớn vsv. Tuy vậy phân bón
hữu cơ tđ đến sự phát triển của vsv ở mức độ khác nhau tùy vào tỉ
lệ C/N của phân bón. Phân vô cơ cũng thúc đẩy sinh trưởng và
phát triển của vsv, đặc biệt bón phối hợp với phân hữu cơ rất có
hiệu quả. Khi đất có nhiều chất hữu cơ nếu bón phân vô cơ sẽ thúc
đẩy phân hủy chất hữu cơ. Bón vôi cũng làm cải thiên tính chất lí
hóa của đất, tăng cường độ hoạt động của vsv nhất là đối với đất
chua, mặn, bạc màu.
Tác dụng của chế độ nước: Đa số vi khuẩn có ích sóng ở độ
ẩm 60-80%. Chỉ có xạ khuẩn và nấm mốc có thể phát triển ở đk
khô. Ở ruộng lúa nước, vsv thích ứng với độ ẩm cao nhưng nếu đất
được làm ải thì cũng khiến vsv phát triển tốt hơn nhất là đối với
nhóm hiếu khí.

Td của chế độ canh tác: Luân canh làm cho hệ vsv của đất
cân đối và phong phú hơn.
b) Mối quan hệ giữa vsv với TV.
vsv có thể tiết ra các vitamin, chất sinh trưởng có lợi với cây
trồng. Bên cạnh đó có những vsv gây ức chế sinh trưởng, gây bệnh
đối với cây trồng. vsv gây bệnh có khaẻ năng tồn tại trong đất hoặc
trong tàn dư thực vật từ vụ này qua vụ khácdưới dạng tiềm sinh, có
thể lây lan qua gió, nước mưa, vết chầy xước… Các bào tử trên bề
mặt cây trồng khi gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ nảy mầm và
xâm nhập vào cây. Sau khi xâm nhập vào cây, chúng sử dụng các
chất dd của cây, tiết chất độc làm cây yếu, thay đổi sinh lí, sinh
hóa, thay đổi cấu tạo hình thái tế bào ròi xuất hiện triệu chứng như
đốm trên lá, héo lá, thân…Sau một thời gian phát triển, vsv hình
thành cơ quan ss mọc ra ngoài bề mặt cây rồi lại lan truyền đi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×