PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI
A.MỞ ĐẦU.
Một năm cũ khép lại cũng chính là cánh cửa mở ra một năm mới.Khi đó
trên khắp thế giới mọi người không phân biệt giàu nghèo lại nô nức đón một
năm mới thật an lành.Đón năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong
năm đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.Năm mới đến với các nước
khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Dù phong tục mỗi nơi mỗi khác,
nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục có kỳ lạ đến đâu cũng đều chung một
mục đích, đó là cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành
đến với mọi người… Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị
cây thông,tuyết trắng hay đèn lồng và câu đối đỏ… Có bao nhiêu dân tộc là
có bấy nhiêu phong tục đón năm mới, từ các hoạt động vui chơi giải trí đến
thưởng thức các món ăn đặc biệt cùng gia đình, bạn bè. "Chúc mừng năm
mới” - Đó là câu nói đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày
đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách chào đón
năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Hãy cùng khám phá những
phong tục diễn ra trong những ngày Tết ở một số nước trên thế giới.
B.VIỆT NAM-TẾT NGUYÊN ĐÁN.
I. TÌM HIỂU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN:
1. Như thế nào là Tết Nguyên Đán:
Dân tộc nào cũng đều có Ngày Tết, lấy ngày đầu tiên của năm mới làm
cái mốc và đó là ngày lễ lớn nhất trong năm của mỗi dân tộc. Người Việt
Nam cũng như người Trung Hoa và một số dân tộc khác chịu ảnh hưởng văn
minh Trung Hoa, bắt đầu thực sự “ăn Tết” vào ngày mồng một của năm mới
và gọi những ngày lễ này là Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới;
giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt
Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể
hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-
hạ-thu-đông Tết còn là dịp để mọi người tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn
cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng
Các tên gọi khác của Tết Nguyên Đán: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm
Lịch, Tết Việt Nam, năm mới hay đơn giản gọi là Tết.
Giải thích về từ:“ TẾT NGUYÊN ĐÁN”
Từ nguyên: “Tết nguyên đán” có nguồn gốc từ chữ Hán
1
• Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Việt Nam thuộc nền văn minh nông
nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian
trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời
khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu
kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết
Nguyên Đán.
• Hai chữ "Nguyên đán": "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và
"đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên
Đán".
2. Nguồn gốc ra đời:
Theo truyền thuyết, người Việt Nam ăn Tết từ thời Hùng Vương. Theo lịch
sử Trung Hoa từ thế kỉ thứ nhất, quan nước Trung Hoa sang nước ta truyền
cho dân ta biết cách làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác, trong đó có cả
việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Trước khi người
Trung Hoa sang đô hộ , dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hóa nề nếp và đặc
sắc. Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền của người Việt Nam phải hình thành
từ trước thế kỉ thứ nhất, không phải do người Hoa khai hóa hay đồng hóa.
Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể
không mang những ảnh hưởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nước
ta nhiều năm liền những ảnh hưởng đó càng lớn hơn.
3. Quan niệm ngày tết:
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ
ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường
sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc
trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ.
Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc
lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ
em sau khi chúc Tết người lớn còn được nhận lì xì bằng một phong bì đỏ
thắm. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác
nhau.
II. HOẠT ĐỘNG NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM:
Từ xa xưa đã có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
2
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
1. Chợ Tết:
Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 đến 30
tháng Chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ
cho tết Nguyên đán, như các loại hoa quả, thực phẩm, vật dụng trang trí và
đặc biệt không thể thiếu đào, quất, mai…. Vào những ngày này, các chợ sẽ
bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức
các chợ hoa nhằm vui xuân. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt
vào trước giờ Ngọ giao thừa. Người Việt có câu “mồng bốn chợ ma, mồng
ba chợ người” nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày mồng
3 tháng 1 âm lịch)
2. Chuẩn bị mâm ngũ quả:
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có khoảng năm thứ trái cây khác nhau.
Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu
sắc và cách sắp xếp của chúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là
ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát
triển, sinh sôi. Mỗi miền có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau.
3. Mua hoa tết:
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng
có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể
như hoa vạn thọ,hoa cúc, hoa lay ơn ; hoa để trang trí thì muôn màu sắc
như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa đồng tiền ngoài ra còn có những
loại hoa khác cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho
bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu
mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.
4. Mua tranh tết:
Tranh Tết gồm: Tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, tranh Hàng
Trống và tranh Kim Hoàng.
Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn
thư có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức ).Tranh Tết từ lâu đã trở
3
thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và nó là một phần
không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những
màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân
trong mỗi gia đình của người Việt.
5. Câu đối đỏ:
Dùng để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho
học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối
đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen
hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu
đối đỏ.
6. Sắp dọn bàn thờ:
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà ông Vải.
Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là
nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất.
7. Ngày dựng cây nêu:
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều
thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã,bùa trừ tà,cành xương
rồng,hình cá chép bằng giấy,giải cờ vây Người ta tin rằng những vật treo ở
cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để ma quỷ
không tới quấy nhiễu Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây
nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn
cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những
điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là
ngày Táo quân về trời và ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" .
8. Ngày ông công, ông táo:
Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt
cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp
trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người
đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Táo được cúng vào
trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng được chuẩn
bị rất đầy đủ và chu đáo, gồm: hương, nến, hoa quả, vàng mã, hai mũ đàn
ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép.
9. Gói bánh trưng:
Theo phong tục của người Việt có ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các
4
món đồ tế lễ trong dịp Tết. Cũng trong ngày này, người ta thường đi thăm
mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ
tiên về ăn Tết với con cháu. Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu
đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh chưng và bánh dày có vị trí
đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc từ truyền
thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6.
10. Ngày tất niên:
Nó có thể là ngày 30 tháng chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu
là năm thiếu) Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi
tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên vào giữa ngày 30
(hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng giêng giờ Tý (từ 23 giờ hôm
trước đến 1 giờ hôm sau); trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0
phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp
Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để
ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia
tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân
trước nhà.
III. KHOẢNH KHẮC GIAO THỪA:
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời
khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời
chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm
rộng rãi, thoáng mát.
Cúng giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ
sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cúng giao thừa gồm: cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong
nhà.
- Cúng Giao thừa ngoài trời:Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn
đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên Đình và đón
người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ Giới năm tới. Lễ vật gồm:
chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả, rượu hoặc nước,
vàng mã
5
- Cúng Giao thừa trong nhà: Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào
chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia
đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm
các món ăn ngày Tết được chế biến tinh khiết và trang nghiêm, bao gồm: cỗ
mặm, cỗ ngọt và chay.
IV. BẢY NGÀY ĐẦU NĂM:
1. Ba ngày Tân niên:
Ngày mồng Một tháng Giêng: là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là
ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số,
hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này. Người Việt cổ
thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng
nhau trong nội bộ gia đình.Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán,
con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc
huynh trưởng. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn
còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.
Ngày mồng Hai tháng Giêng: ngày này cũng có những hoạt động cúng lễ
tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai
Tết mẹ
Ngày mồng Ba tháng Giêng: Sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít
nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục
Mồng Ba Tết thầy
1. Xuất hành và hái lộc:
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện
vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia
đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng
đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ
thần Tục hái lộc,diễn ra phổ biến ở miền Bắc, cành lộc là một cành đa nhỏ
hay cành đề, cành si là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc và
cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ.
2. Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp:
Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp để gắn kết tình
cảm, chúc nhau những câu tốt lành đầu năm mới. Lời chúc tết thường là sức
khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công.
3. Mừng tuổi:
6
Lì xì: tức là người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ,
hay "hồng bao" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Hoặc những
người con trưởng thành cũng mừng tuổi bố mẹ thêm tuổi.
4. Hóa vàng:
Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này,
người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng
mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, phù hộ độ trì cho con
cháu hậu thế làm ăn phát đạt.Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5,
không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người
thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn.
5. Khai hạ:
Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày
cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây
nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc
làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.
V.Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày tết:
1. Phong tục ngày tết:
- Phong tục chỉ còn tồn tại phảng phất: sêu tết, trồng và hạ nêu, hát sắc
bùa, ghánh nước, chúc tết theo thứ tự, lạy sống ông bà…
- Phong tục vẫn đang tồn tại rộng rãi: mua và xin câu đối trước tết, mâm
ngũ quả và bàn thờ gia tiên, xông nhà, chọn hướng xuất hành, lễ chùa, khai
ấn khai bút, mua muối, đi lễ chùa xin xăm(xin thẻ).
2. Sinh hoạt ngày tết:
- Áo quần mới: sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để
làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không
may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm
vui mới từ bộ quần áo mới đó.
- Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết, nên
trước tết mọi người đều dọn dẹp thật sạch sẽ.
- Trả nợ cũ: dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để
hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn
- Treo quốc kỳ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam
ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo
quốc kỳ.
7
- Trò chơi dân gian: phổ biến là những trò như bịt mắt bắt dê, hát chèo, hát
cải lương, múa võ, hát bội, chọi gà, chơi cờ người, đập niêu, đánh và nhiều
trò dân gian cổ truyền khác.
- Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu
không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết ai thích trò nào chơi trò
ấy,những trò như: tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm
- Cúng đưa và Hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng
có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và
cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn
đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.
- Đốt pháo: thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa
ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên sau đó Nhà Nước cấm đốt nổ pháo và thay
vào đó tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức.
3. Lễ hội Tết
- Các lễ hội truyền thống khác như: thi đấu cờ người, đua thuyền, đấu vật,
đánh còn, múa lân, thi thả chim bồ câu tùy theo bản sắc văn hóa của mình,
mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết với những phần "lễ" và phần
"hội" chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú.
4. Ẩm thực ngày tết:
- Bánh truyền thống:bánh chưng, bánh dầy, bánh tét
- Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các
món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm
hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, thịt gà, giò lụa, giò mỡ, dưa
muối hành
- Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi
khách.
- Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong
những gia đình miền Nam. Dưa hấu được cúng nơi bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh
các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo , và nhiều quả dưa còn được gắn
thêm chữ Phước – Lộc – Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ
quả dưa để bói cầu may và lấy hên xui.
8
- Kẹo bánh thì đa dạng hơn: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo dừa,
kẹo, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam Ngoài ra, Tết còn có hạt
dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,hạt dẻ
- Nước uống ngày Tết: Phổ biến nhất vẫn là rượu. Sau bữa ăn, người ta
thường dung trà xanh. Ngày nay còn có thêm các loại ruợu của phương Tây,
bia và các loại nước ngọt.
- Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa
và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, bánh tráng
để ăn mấy ngày tết. Còn Miền Bắc có cơm rượu và thịt đông, dưa hành và
ngày trước có chè. Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của
miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo
C.ĐÓN NĂM MỚI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
I.CÁC NƯỚC Ở CHÂU Á.
Cùng với Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc đón
năm mới theo Âm lịch với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc điển hình.
1.Trung Quốc.
Trước đây, Tết truyền thống của Trung Quốc có tên là “Nguyên đán” song
đến năm 1949, sau khi Trung Quốc chính thức sử dụng công lịch và đặt tên
cho ngày 1/1 dương lịch là Tết “Nguyên đán” thì ngày Tết theo lịch âm
trước đây được đổi tên thành “Xuân tiết” (Tết xuân).
Theo tập tục dân gian của quốc gia này, ý nghĩa rộng lớn của Xuân tiết bắt
đầu từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng năm
mới, trong đó ngày 30 tháng Chạp - giao thừa và mồng một tháng Giêng
chính là thời điểm long trọng và đáng nhớ nhất của cả dịp Tết.
Tại mỗi địa phương trên đất nước Trung Quốc, người dân đón Tết xuân với
nhiều tập tục truyền thống khác nhau, song tất cả đều có một điểm chung đó
là vào tối 30 Tết, cả gia đình sẽ cùng quây quần ăn bữa cơm sum họp đoàn
viên.
Điểm đặc biệt, trên khắp mọi miền của đất nước Trung Quốc và ở những
miền đất mà người Hoa đang sinh sống, khi đón Tết đều diễn ra những hoạt
động văn hóa long trọng như treo đèn kết hoa muôn màu muôn sắc. Thông
qua những hoạt động này, người dân Trung Quốc thể hiện mong muốn có
một cuộc sống tươi đẹp hơn, xua đi bệnh tật, xui xẻo cũng như mong muốn
9
gửi tới những người thân yêu lời chúc phúc, sức khoẻ, sự yên bình cho một
năm mới.
1.Hàn quốc.
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, theo tiếng Hàn gọi là Seollah,
thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Đây chính là đại lễ
quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi khác nữa là Won Dan, theo âm
tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán.
Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các
thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do
tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đặc biệt,
người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền
thuyết, nếu ngủ thì đến khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc
kém minh mẫn. Trong những tuần giáp Tết, người Hàn Quốc, nhất là giới
trẻ, thường trao cho nhau các tấm bưu thiếp để cảm ơn về những gì đã có
trong năm cũ và cầu chúc một năm mới hạnh phúc đang đến.
Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok
hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất và cả gia đình cử hành nghi
lễ thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi
lạy những người lớn tuổi. Với các trẻ em, đây còn là dịp để chúng được thoả
sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở nhiều địa điểm
công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori - một loại trò chơi
trên ván gỗ dùng gậy.
Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi bàn về ngày Tết Nguyên đán của Hàn Quốc mà
không nhắc đến văn hoá ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi
thức thờ cúng thần, Phật và tổ tiên. Đồ ăn để cúng thần, Phật, tổ tiên được
các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa.
Đồ ăn dâng cúng có khi bao gồm hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có
món chính là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà).
Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm
khác. Thêm nữa, do trên 50% dân số Hàn Quốc theo đạo Phật, đạo Khổng và
đạo Lão vốn đều du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước, nên
đa số các gia đình Hàn Quốc đến nay vẫn rất coi trọng việc thờ cúng đức
Phật, thần linh và tổ tiên.
Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “Say hay boke-mahn he
pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.
Trong những ngày Tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri
10
là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn Quốc
treo vật này ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
II. CÁC NƯỚC Ở CHÂU ÂU.
Với các nước Tây Phương, đêm giao thừa là đêm vui nhất, mọi người nô
nức vui chơi ở nơi công cộng để chờ đón giây phút giao thừa. Những quả
bóng được thả rơi trong giây đầu tiên bắt đầu cho năm mới, pháo bông được
bắn lên sáng rực đất trời, mọi người cùng nâng ly chúc tụng nhau trong niềm
vui mới. Tết Dương Lịch hiện nay chưa được tất cả các quốc gia trên thế
giới chấp nhận ngày 01 tháng Giêng là ngày New Year. Tuy nhiên Tết
Dương Lịch vẫn là thời điểm đánh dấu một năm trôi qua và năm mới bắt
đầu.Tuy nhiên khi bạn đón năm mới một nước nào đó trên châu Âu hoa lệ
bạn sẽ xó những trải nghiệm riêng.Dưới đây là một số nước mà bạn nên tự
mình trải nghiệm .
1.Nước Anh.
Trước kia, Tết năm mới ở Anh vào ngày 1/3, từ năm 1752 chuyển sang
ngày 1/1 như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đêm giao thừa, mọi
người đánh bài đến tận 12 giờ rồi mỗi người viết 3 điều ước tốt lành trên
một mảnh giấy lụa riêng, đốt mảnh giấy ấy lấy tro hòa tan vào cốc sâm banh
và uống cạn. Họ tin rằng, làm như thế thì ít nhất sẽ có một điều ước trở
thành hiện thực.
Một ngày trước Tết Dương lịch, mọi nhà sẽ mua rượu đổ đầy các chai, hũ
trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt bởi người Anh quan niệm rằng,
nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Ngày đầu năm mới người ta thường tổ chức các cuộc diễu hành dọc các con
đường đi qua Whitehall và trung tâm mua sắm Pall, và cuối cùng dừng chân
ở quảng trường Berkley. Mọi người sẽ cùng nhau tập hợp lại cùng hát vang
các bài hát truyền thống đón chào năm mới. Sau đó chung vui bằng bữa tiệc
linh đình, những chai rượu champagne cùng những điệu nhạc dân tộc và
khiêu vũ, pháo hoa… Và để đón chào một năm mới, người Anh có những
phong tục rất lạ và độc đáo như tục lệ “Bước chân đầu tiên (The First
Footing)”; không chọn những người tóc vàng và tóc đỏ xông nhà; tống tiễn
năm cũ qua cửa sau; mừng tuổi bằng…những cành tầm gửi và không quét
dọn nhà cửa.
2.Nước Đức.
Xưa kia, Tết ở Đức trùng với lễ Phục sinh, từ năm 1310 trùng với Noel và
từ năm 1691 mới chuyển sang ngày 1/1. Chiều ngày 31/12, nam giới tụ tập ở
các quán, ăn uống và vui chơi đến tận đêm. Lúc giao thừa, người ta bắn pháo
mừng, đem nấu chì đổ vào cốc nước rồi nhìn hình dạng miếng chì trong
11
nước và đoán vận hạn năm tới của mình. Nông dân thì cắm mảnh sành lên
vỏ cây như một lời cám ơn những gì cây cối đã cho họ trong năm qua.
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa
mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy
xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó
khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm
nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không
khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá
cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn
lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau
treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng
năm mới".
Đêm giao thừa tại Đức, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa
có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào.
Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Ở các vùng nông thôn
Đông Đức cũ, người dân còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném
xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên
đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại.
Người Đức có phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và dự đoán
hình dáng của viên chì trong nước để dự đoán tương lai sẽ ra sao. Nếu hình
dáng viên trì có hình trái tim thì sẽ có đám cưới, hình con tàu là chuyến đi
du lịch… Khi đồng hồ điểm 0h đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở
Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành
bằng câu nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New Year". Sau đó, mỗi gia
đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với đầy đủ món ăn
và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Người Đức quan
niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
3.Nước Nga.
Trước đây, Tết ở Nga vào tháng 3, từ năm 1700 mới chuyển sang ngày 1/1
theo lệnh của Nga hoàng Pie I. Mọi nhà đều bày những cây thông năm mới
tuyệt đẹp và làm món bánh nướng cổ truyền (Kulebeak). Suốt đêm giao
thừa, người ta ăn uống, múa hát, chúc sức khỏe và tặng quà cho nhau.
Đón năm mới là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Nga
trong năm, bởi đây là ngày lễ của hạnh phúc và bình an. Một cây thông to
được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Moscow). Đây là “cây thông
năm mới số 1” của nước Nga và trở thành địa điểm vui chơi của thiếu nhi
khắp cả nước. Đến 12 giờ đêm giao thừa, ông già Noel xuất hiện bên cạnh
nàng công chúa tóc vàng, vai mang theo túi quà để phân phát cho trẻ em và
cùng nhau nhảy múa dưới cành thông. Ngay đầu năm mới, người dân có tục
tặng bánh mì và muối cho khách quý.
12
Biểu tượng năm mới ở Nga là "Cây năm mới", gọi là Novogodnaya Yolka,
với những ngôi sao rực sáng đèn. Năm mới là dịp để cha mẹ trao quà cho
các con dưới cây này. Cũng như một số quốc gia phương Tây khác, người
Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc
linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise, cà rốt và
khoai tây. Trang hoàng cây thông Tết là công việc thích thú của người Nga.
Nhiều gia đình cha mẹ cùng con cái tiến hành, cũng có nhà chỉ có người lớn
trang hoàng thông khi trẻ ngủ, để sáng mùng một, chúng có một niềm vui
sướng bất ngờ: nhìn thấy trong nhà một cây thông tuyệt đẹp. Một đặc trưng
nữa trong lễ Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho
trẻ em.
4.Nước Pháp.
Từ năm 1564, người Pháp đón Tết vào ngày 1/1. Tại miền Đông nước
Pháp, lúc giao thừa người ta ngậm đồng tiền vàng với hy vọng sẽ phát đạt,
giàu sang trong năm mới. Tại miền Tây nước Pháp, có tục lệ: thanh niên
nam nữ dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi trong buổi chiều cuối năm - anh
chàng nào tìm thấy, mang về trước tiên thì được coi là “vua tầm gửi” và suốt
ngày mồng 1 Tết được quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi qua nhà mình.
Ở Thủ đô Paris, người ta cho rằng, trong lần xuất hành đầu năm mà gặp 1
hoặc 3 người lính thủy thì sẽ may mắn Mâm cỗ Tết khá thịnh soạn và khó
thể thiếu hai thứ: quả hồ đào (tượng trưng cho sự tốt lành) và củ hành (gia vị
chủ yếu). Người Pháp còn dự báo thời tiết năm mới qua những lát hành trộn
muối ngâm dấm.
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu
mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người
đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới
sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu
là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm
mất mùa.
5.Đan Mạch.
Theo quan niệm của người Đan Mạch thì bát đĩa vỡ trước cửa nhà vào đầu
năm mới sẽ là điều rất may mắn. Những chiếc đĩa cũ được giữ lại trong năm
cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà những người bạn của họ vào đêm
giao thừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ chứng tỏ họ càng có nhiều bạn. Đêm giao
thừa được đánh dấu bằng hai tin quan trọng trên radio và truyền hình, Hoàng
gia Đan Mạch sẽ phát biểu chúc mừng toàn dân nhân dịp năm mới trên các
phương tiện truyền thông vào 6h chiều và âm thanh của chiếc đồng hồ Tòa
thị chính lúc nửa đêm tại Copenhagen. Thực đơn trong bữa tiệc đêm giao
thừa sẽ gồm các món ăn như cá tuyết hấp, cải bắp xoăn hầm và đùi lợn quay
hoặc rán.
13
III.CÁC NƯỚC Ở CHÂU MỸ.
Châu Mỹ là một châu lục rộng lớn với nhiều dân tộc quần cư sinh sống, vì
vậy phong tục chào đón năm mới của các quốc gia nơi đây cũng vô cùng đặc
sắc. Đầu tiên là văn hóa tết ở đất nước phát triển nhất thế giới.
1.Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng phần đông là người nhập cư, nên năm
mới ở Mỹ có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tuy nhiên có một đặc điểm
chung nhất trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa
suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười
đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy.
a. Phong tục đón giao thừa
Vào đêm 31/12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại
(Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên
của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một
quả cầu thủy tinh đẹp lung linh, chứa hàng ngàn mảnh thủy tinh tượng trưng
cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ, rơi
xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng
năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt
vời của bài hát truyền thống “Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy
nhiều màu sắc lên trời.
b. Những món ăn đầu năm
Sau khi nhảy múa đón chào năm mới xong họ bước vào bữa tiệc với các món mà
người Mỹ tin rằng sẽ đem lại may mắn trong dịp cuối năm. Đó là bắp cải, cá mòi
và mật ong. Bắp cải được chọn vì nó có màu xanh và hình dáng giống 1 đồng tiền
kim loại tròn; cá mòi thì luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn tượng
trưng cho sự sung túc và thẳng tiến; còn mật ong mang lại niềm vui cho cuộc
sống, màu vàng của mật ong tượng trưng cho sự giàu sang về của cải.
c. Hoạt động đầu năm
Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ
chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh
lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.
2.Mexico.
a. Đêm giao thừa
Trong thời khắc đón chào năm mới, người Mexico thường tụ họp với
người thân và bạn bè. Đêm giao thừa (ngày 31/12), người dân nước này có
phong tục đặc biệt như quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè và mở ti-
vi lên để chờ hồi chuông báo hiệu 12 giờ, mỗi lần đồng hồ gõ 1 tiếng. Mỗi
lần chuông ngân, người dân lại ăn một quả nho (một quả tượng trưng cho 1
trong 12 tháng của năm) và ước một điều ước, sau đó mọi người ôm nhau và
chúc nhau năm mới vui vẻ. Cũng vào đêm giao thừa, một số người, đặc biệt
14
là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu.
Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang
năm sẽ xuất ngoại.
b. Hoạt đông đầu năm
Vào ngày 06/01, theo phong tục, người Mexico sẽ ăn một chiếc bánh được
khoét một lỗ nhỏ và đặt vào một món đồ chơi ở trong. Người nào ăn phải
phần bánh có món đồ chơi đó phải chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt vào ngày
05/02 để thết đãi mọi người.
c.Món ăn đầu năm.
Trong bữa tiệc đầu năm của người Mexico không thể thiếu đậu đen vì họ
coi đậu đen là món ăn dân tộc. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen
với thịt rồi rán. Đó là những món ăn được người Mexico ưa thích nhất.
3.Comlombia.
Năm mới là một sự kiện quan trọng ở Colombia. Mọi người bất kể tôn
giáo, chủng tộc đều tổ chức đón mừng năm mới trong không khí tràn ngập
niềm vui. Đây cũng là dịp để người dân quốc gia này khoe với bạn bè thế
giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng.
a. Phong tục điển hình đầu năm
Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới ở Colombia là người dân tụ tập
vào thời khắc giao thừa và chúc mừng nhau. Người Colombia có tục đón
năm mới với phong tục "đốt" năm cũ. Phong tục này có sự tham gia của toàn
thể gia đình.
Đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year) là phong tục truyền thống của người
dân Colombia trong dịp năm mới. Mọi người trong gia đình cùng nhau làm
một hình nộm rất to gọi là "Ngài năm cũ". Sau đó, họ nhét vào bên trong
những thứ không cần thiết, đặc biệt là những vật có thể gợi nhớ các kỷ niệm
buồn trong năm vừa qua. Tất cả sẽ được đốt hết vào lúc giao thừa. Phong tục
này thể hiện ước vọng muốn rũ sạch những chuyện không vui của năm đã
qua và đón chào năm mới một cách đầy lạc quan của người Colombia.
Vào lúc chuyển giao năm cũ và năm mới, người dân nước Nam Mỹ này
thường bỏ đồ trang sức vào ly rượu trước khi uống chúc mừng năm mới với
hy vọng năm sau sẽ giàu có, sung túc.
b. Món ăn đầu năm
Người Colombia nấu món cơm trộn với đậu lăng để ăn vào lúc giao thừa.
Họ gửi gắm những hy vọng về một năm no đủ, mùa màng bội thu. Ngoài ra,
họ còn đầu tư nhiều thời gian làm món bánh mỳ cho năm mới. Chiếc bánh
mỳ đặc biệt này có một đồng xu đặt bên trong. Sau khi nướng xong, người
chủ gia đình sẽ cắt ổ bánh mỳ lúc nửa đêm rồi chia cho mọi người. Người ta
15
cho rằng ai nhận được phần bánh mỳ có đồng xu sẽ là người may mắn trong
cả năm.
4.Argentina
a. Đêm giao thừa
Năm mới là một trong những ngày lễ lớn của người dân Argentina. Trong
đêm giao thừa, mọi người trong gia đình Argentina thường quây quần bên
nhau cùng thưởng thức bữa tiệc đặc biệt vào lúc 11h và chờ đón thời khắc
chuyển giao năm mới.
Giao thừa điểm, mọi người đốt pháo hoa trong khoảng 30’ hoặc ít hơn.
Tiếp đó, thanh niên sẽ dự các bữa tiệc năm mới tại câu lạc bộ khiêu vũ đến
sáng hôm sau.
b.Hoạt đông đầu năm
Vào ngày 01/01 của năm mới, hầu hết mọi người sẽ đi bơi ở sông, hồ hay
bể bơi.
Nước được người Argentina xem là thứ “thánh khiết” nhất trong vạn vật.
Do vậy, trong ngày tết dương lịch, nhà nhà, người người lũ lượt kéo nhau ra
sông để “tắm mừng năm mới”.
Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông.
Sau đó, mọi người cùng cười vang và nhảy ùa xuống sông để tắm gội. Họ
dùng những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa
của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.
5.Paraguay.
Người Paraguay quy định 5 ngày cuối cùng của năm là “ngày hàn thực”.
Trong 5 ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không
được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước,
giống như người Việt trong ngày đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng chạp
hàng năm. Đến ngày tết Dương lịch 01/01 mới được phép nhóm lò nấu bếp
để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.
Trong dịp lễ này, người Paragoay thường trao cho người thân, bạn bè và
người yêu của họ các món quà, bưu thiếp hay các tin nhắn đẻ chúc mừng
một năm mới tràn đầy hy vọng.
Các buổi hòa nhạc, các trò chơi vui nhộn hay các buổi tiệc đêm cũng được
tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo thành viên trong gia đình cũng như
hội bạn bè của người Paragoay.
6.Peru.
a. Phong tục đầu năm
Một trong những kiểu đón năm mới kỳ lạ nhất là phong tục đốt hình nộm ở
Peru. Suốt những ngày gần sang năm mới, người ta có thể thấy ở rất nhiều
nơi trong thành phố Lima, thủ đô Peru bày bán những hình nộm của những
16
người được coi là “kẻ thù chung của dân tộc” hay những người không được
dân chúng nước này yêu mến.
Một phong tục lạ nữa tại Peru trong dịp năm mới cũng xuất hiện tại làng
Chumbilbilca khi người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới Takanakuy
bằng cách mắng chửi và đánh nhau để thắt chặt tình đoàn kết. Họ tin rằng
mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những
hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm
mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị
chấn thương nghiêm trọng.
Và lễ hội Takanakuy kết thúc trong những màn nhảy múa chúc mừng năm
mới.
7.Chile
a.Phong tục đầu năm.
Chile cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có những cách đón
năm mới độc đáo và kỳ lạ. Đã thành thông lệ như khoảng 11 năm trước,
những người dân của Tacla (một thành phố nhỏ thuộc Chile) đều đón năm
mới bên những người họ hàng của mình tại nghĩa địa thành phố dù họ đều
đã “sang thế giới bên kia”.
Khi cha xứ kết thúc bài kinh của mình, vào lúc 11 giờ đêm, thị trưởng
thành phố sẽ mở cánh cửa của nghĩa trang. Tất cả mọi người đều được chào
mừng trong những ánh đèn mờ ảo và những điệu nhạc cổ điển. Nhưng với
những người thích chờ năm mới bên mộ người thân yêu có thể cùng hưởng
chung niềm vui trong bầu không khí bình yên hơn.
Phong tục này cũng đã có từ năm 1995, và giờ đã có hơn 5,000 người chấp
nhận cách chào đón năm mới kì lạ.
IV.CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI.
Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số,
sau châu Á và Châu Mỹ, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu
Á và châu Mỹ.
Châu Phi là cái nôi của loài người.
Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự
nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.
Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa
pha tạp lẫn nhau
Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ
biến nhất.
Châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau nên phong
tục đón năm mới của các quốc gia thuộc châu lục này cũng vô cùng đa dạng
và phong phú. Để hiểu sơ qua văn hóa đón năm mới của người phi châu,
chúng ta có thể điểm qua 1 vài nước:
17
1.Ai cập.
Một lãnh thổ thống nhất lâu đời nhất trên thế giới.Giza là kim tự tháp lớn
nhất từng được xây dựng.
Người Ai Cập lấy nước sông Nil dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới,
gọi là “năm mới nước lên”.
Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải
cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve,
hạt linh lăng tím và lúa mì…. Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài
thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm,
cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch
càng nhiều. Người ta tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện và sao đó
về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới. Người Ai Cập thường không uống
rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không dùng chất có cồn. Trong
năm mới, mọi người được mặc quần áo đủ màu, mặc dù bình thường họ chỉ
được mặc màu đen (quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt
khe, đặc biệt là với phụ nữ. Du khách nữ không nên mặc váy ngắn khi vào
các đền đài, lăng tẩm ).
Mặc dù ai cũng biết khi nào năm mới bắt đầu, nhưng người Ai Cập vẫn có
phong tục ngắm trăng lưỡi liềm mới trước khi có lời tuyên bố chính thức.
Việc ngắm trăng được tiến hành tại nhà thờ Hồi Giáo Muhammed Ali, trên
đỉnh đồi ở Cairo. Thông điệp được truyền cho người đứng đầu nhà thờ
(Grand Mufti), người sau đó sẽ tuyên bố thời khắc năm mới.
Món ăn truyền thống của người Ai Cập trong ngày tết là cá, tỏi, rau sống
và trứng gà. Người Ai Cập cổ coi cá là một món ăn thánh thiện và may mắn.
Trong lễ tết mà ăn bữa cá thì cả nhà sẽ bình an, hạnh phúc, mọi sự sẽ được
như ý nguyện. Tỏi được xem là có thể đuổi trừ nạn. Trong ngày lễ tết, người
Ai Cập treo tỏi ở trước cửa hoặc đeo lên cổ trẻ con. Tỏi còn là một quà tặng
mang lại một năm bình an may mắn.Người Ai Cập ăn rau sống với hy vọng
cuộc sống luôn xanh tươi và tràn đầy sức sống. Còn trứng gà lại có hẳn
truyền thuyết riêng. Người Ai Cập so sánh trứng gà với hình dáng của vũ trụ
nên ngày tết ăn trứng gà hoặc tặng trứng gà cho người thân đều tượng trưng
cho sự may mắn.
2.Swaziland.
Đầu năm mới, người Swaziland có lễ Newala - lễ hội quả đầu mùa - kéo
dài trong một tháng. Nhân vật chủ yếu trong lễ này là Nhà Vua, biểu tượng
của sự phong phú và thịnh vượng của đất nước Swaziland. Cũng vì vậy mà
vua phải có nhiều vợ và tất nhiên là nhiều con. Do diễn ra trong suốt một
tháng, lễ hội năm mới của người Swaziland bao gồm nhiều sự kiện khác
nhau như: vớt bọt sóng, lấy nước từ những con sông lớn mang về
18
Trong ngày cuối cùng của lễ Newala, các chiến binh hát những bản nhạc
thiêng liêng, nhảy múa quanh chỗ ở của Nhà Vua. Nhà Vua xuất hiện,
gương mặt bôi đen bằng một thứ thuốc, đội một chiếc mũ lông chim màu
đen, đeo thắt lưng bạc bằng da khỉ, dùng cỏ xanh phủ quanh người. Trong
lúc nhảy múa, Nhà Vua ăn một phần quả bí đỏ đặc biệt gọi là Luselwa rồi
liệng phần còn lại cho các chiến binh. Cuối cùng, người ta đốt lửa lên, ngụ ý
đốt cháy những xui xẻo năm cũ.
3.Một số quốc gia khác.
Người Nam Phi mừng năm mới bằng những hồi chuông nhà thờ đổ vang. ở
Cape Town, ngày mùng 1 và mùng 2 Tết ngập tràn các lễ hội hóa trang,
người người mặc quần áo sặc sỡ, nhảy múa trên đường phố trong tiếng trống
vang rền.
Cộng hòa dân chủ Congo (khác với Cộng hòa Congo) và 1 số quốc gia
khác
Cộng hòa dân chủ congo Nước Congo có 1 văn hóa đặc trưng là ở nước họ
50 năm mới có 1 lần được ăn tết cái tết này kéo dài khoảng 3 tháng nên
người ta thường có thành ngữ " chờ đến tết congo "
Ở miền bắc Phi châu, một số bộ tộc sinh sống tại Ma-rốc, An-giê-ri và
Tuy-ni-di khi gặp nhau vào dịp đầu năm mới, họ liền ngồi xuống đất, cởi
giày ra, rồi mới thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau
4.Với các nước châu Úc:
V.VỚI CÁC NƯỚC CHÂU ÚC.
Năm mới là ngày 01 tháng 1 là ngày đầu tiên của một năm mới trong lịch
Gregorian, được sử dụng tại Úc và nhiều nước khác. Do vị trí địa lý
Australia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới để chào đón năm
mới.
Sự bắt đầu của năm mới được tổ chức bởi pháo hoa tại Sydney, Australia.
Pháo hoa tượng trưng chéo từ đêm giao thừa của năm mới, đánh dấu sự kết
thúc của năm cũ, ngày đầu năm mới, đánh dấu sự khởi đầu của năm mới.
Pháo hoa lớn nhất và phức tạp nhất xảy ra vào lúc nửa đêm giữa hai ngày
như là một cách nói tạm biệt quá khứ và chào đón tương lai. Harbour
Sydney Úc là một cột mốc mang tính biểu tượng đó là một biểu tượng đặc
biệt của lễ kỷ niệm đêm giao thừa ở Úc. Đêm ấy, bến cảng được thắp sáng
với pháo hoa ngoạn mục, nơi có hàng trăm các nền văn hóa đoàn kết cho
Harbour của cuộc diễu hành nhẹ
Vào ngày này thì người ta thường làm gì?
Các thành phố lớn của Australia có các sự kiện đặc biệt của đêm giao thừa
năm mới bao gồm diễu hành, âm nhạc và giải trí. Những người nổi tiếng
thường được mời làm khách mời danh dự hoặc máy chủ cho các sự kiện
đêm giao thừa của năm mới lớn. Bóng đêm giao thừa được phổ biến và có
19
các chủ đề khác nhau. Giải thưởng cho trang phục hấp dẫn hoặc ăn mặc đẹp
nhất được trao giải thưởng tại các sự kiện.
Nhiều người cũng chuẩn bị nghị quyết năm mới của họ cho ngày hôm sau.
Nhiều người Úc ăn mừng đêm giao thừa năm mới trên du lịch trên biển
thuyền, công viên đô thị hoặc bãi biển. Những người khác nắm giữ những
dịp đặc biệt hoặc thịt nướng tại nhà riêng của họ. Khi đồng hồ các cuộc đình
công nửa đêm để đánh dấu ngày đầu năm mới, pháo hoa được đưa ra để chia
tay năm cũ và đón chào năm mới. Mọi người thường ôm, bắt tay hoặc hôn
nhau trên má hiện sự vui mừng và đánh giá cao của họ cho năm cũ và mới.
Nhiều người uống rượu sâm banh hoặc rượu vang để kỷ niệm dịp này.
Những người thích đua ngựa có thể xem hoặc đặt cược vào Cup Perth.
Cuộc đua chạy hơn 3200 mét (chỉ hơn hai dặm) tại Trường đua ngựa Ascot
ở Perth, Tây Úc. Các giải thưởng cho cuộc đua tổng cộng 400.000 đô la Úc.
Điều quan trọng là cần lưu ý rằng không phải tất cả các nền văn hóa tại Úc
theo lịch Gregory quan sát đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Ví dụ năm
mới trong Hindu, Trung Quốc, Coptic, Do Thái, lịch Hồi giáo khác nhau của
lịch Gregorian.
D.KẾT LUẬN.
Thế giới là vô tận,nền văn hóa của các nước trên thế giới vô vùng đặc sắc
và phong phú.Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong sự bao la đó.Nhưng phần
nào giúp chúng ta hiểu biết về văn hóa đón năm mới ở một số quốc gia tiêu
biểu trên thế giới.Chúng ta có thể có cái nhìn chung nhất,cũng như biết được
khi tết đến các quốc gia khác làm gì.Cũng như khi giao tiếp,quan hệ với một
người nước nào đó,bạn cũng phải có hiểu biết một chút văn hóa của nước
họ.Hi vọng những tài liệu chúng tôi cung cáp trên đây sẽ giúp ích cho các
bạn.
20
21