PHÒNG GD&ĐT BÙ GIA MẬP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGÔ QUYỀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …… /KH-NT Phú Văn, ngày 08 tháng 04 năm 2010
KẾ HOẠCH
Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số
Trường TH Ngô Quyền, Năm học 2009 - 2010.
Căn cứ công văn Số 603/KH-SGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 03 năm 2010
của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước về việc tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng
em” cho học sinh dân tộc thiểu số; Căn cứ công văn số /GDTH ngày 2/04/2010 của
phòng GD&ĐT Bù Gia Mập về Kế hoạch hoạt động tháng 04 năm 2010; trường TH
Ngô Quyền xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học
sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của trường như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh dân tộc thiểu số của trường phát triển các kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
- Thông qua giao lưu, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về Tiếng Việt, góp
phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt trong trường.
- Giáo dục học sinh tình yêu tiếng Việt, ham thích học tập môn Tiếng Việt
trong nhà trường.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:
1/ Thời gian: 7 giờ 30, ngày 18/04/2010.
2/ Địa điểm: Điểm trường chính, trường TH Ngô Quyền.
III. ĐỐI TƯỢNG – SỐ LƯỢNG:
1/ Đối tượng: Học sinh dân tộc thiểu số đang học tại trường TH Ngô Quyền.
2/ Số lượng: Mỗi điểm trường có học sinh dân tộc thành lập 01 đội tuyển ( ít nhất
mỗi khối lớp có 01 học sinh )
V. NỘI DUNG:
1/ Thành lập các đội tham gia giao lưu ở cấp trường; Tiến hành giao lưu giữa học
sinh các lớp trong khối. Tổ chức chấm điểm cho mỗi nội dung giao lưu để tạo không
khí thi đua giữa các điểm trường.
2/ Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học, soạn thảo các nội dung
giao lưu để học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 thể hiện được các kĩ năng đọc, nghe, nói,
viết phù hợp với trình độ học sinh ở mỗi khối lớp.
3/ Học sinh thể hiện 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết thông qua các nội dung giao lưu
như sau:
* Phần 1. Kiến thức tiếng Việt: gồm các nội dung: viết chữ đẹp ( Viết chính
tả, viết sáng tạo ), đọc thầm 1 đoạn văn trong chương trình và trả lời câu hỏi.
* Phần 2. Ứng xử và năng khiếu: gồm các nội dung như chào hỏi, học sinh
giới thiệu về nét văn hóa cơ bản đặc trưng của dân tộc mình (trang phục, lễ hội …),
đọc thơ, kể chuyện, hát…
Khuyến khích lựa chọn các hình thức thể hiện nội dung giao lưu mang đậm
bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số hiện có trong trường.
V I . KINH PHÍ VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
1/ Kinh phí:
- Ban tổ chức chịu trách nhiệm lo kinh phí tổ chức và trao giải.
- Các đội tham gia tự túc kinh phí đi lại và ăn uống.
2/ Cơ cấu giải thưởng:
Căn cứ kết quả thi, ban tổ chức chấm điểm từng phần thi và cộng hai phần thi
để trao giải thưởng toàn đoàn ( Đối với phần thi thứ nhất, tính điểm trung bình cộng
cho mỗi khối và tính tổng điểm của 5 khối thành điểm của phần 1 ).
- 01 giải Nhất – 150.000 đồng.
- 01 giải Nhì – 100.000 đồng.
- 01 giải Ba – 70 000 đồng.
- 01 giải khuyến khích, mỗi giải 50.000 đồng.
Ngoài ra Ban tổ chức sẽ trao 01 giải Xuất sắc trị giá 50.000 đồng cho cá nhân đạt
kết quả cao tại phần 1.
Trong quá trình tổ chức thực hiên có thể có trường hợp trùng giải hoặc không có
giải, tùy tình hình thực tế, Ban tổ chức sẽ trao giải phù hợp.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Ban giám hiệu:
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân
tộc thiểu số năm học 2009 – 2010.
- Dự trù kinh phí tổ chức.
- Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm
học 2009 – 2010 cấp trường theo đúng kế hoạch;
- Báo cáo kết quả thực hiện về phòng GD&ĐT trước ngày 24/04/2010.
2. Các tổ khối – Điểm trường:
- Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân
tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của trường, thành lập đội tuyển tập luyện và tham
gia giao lưu cho học sinh đúng theo kế hoạch.
- Phân công các điểm trưởng:
+ Thác Dài: Đ/c Đỗ Thị Thu Hằng.
+ 27/7: Đ/c Trương Nhựt Khanh.
2
+ Đăk Son: Đ/c Vũ Công Chính.
+ Đăk Khâu: Đ/c Vương Thị Huệ.
3. Công việc khác:
3.1: Các đội tham gia giao lưu: Chuẩn bị phương tiện dự thi cho học sinh. Mỗi học
sinh tham gia giao lưu mang theo:
+ Bút mực, thước kẻ và các dụng cụ học tập khác dành cho phần viết (giấy thi
và giấy nháp do Ban tổ chức cung cấp).
+ Phổ biến đến học sinh, phụ huynh hiểu rõ tinh thần của Giao lưu là tạo cơ
hội để học sinh được nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt cho
học sinh; tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh khi tham gia giao lưu.
3.2: Tổng phụ trách Đội: Chuẩn bị trang trí, chương trình làm lễ khai mạc, bế mạc
trao giải cho giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm
học 2009 – 2010.
+ Chương trình giao lưu cụ thể:
• 7 giờ 30 đến 8 giờ 00: Khai mạc giao lưu.
• 8 giờ 15 đến 9 giờ 15: Thi phần 1.
• 9 giờ 30 đến 11 giờ: Thi phần 2.
• 11 giờ đến 11 giờ 30: Bế mạc, trao giải.
3.3: Chuyên môn: Ra đề thi phần thi thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện CSVC cho
phần thi thứ nhất.
3.4: Kế toán – Thủ quỹ - Văn thư: Chuẩn bị kinh phí khen thưởng, giấy khen và các
kinh phí tổ chức giao lưu.
Căn cứ vào kế hoạch này, các đội tham gia gia lưu tham gia giao lưu “Tiếng
Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 đạt kết quả
cao nhất.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Thành viên BTC.
- Các tổ khối, điểm trưởng.
- Lưu: VP.
3