ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ GIÁO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
CHI BỘ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
oOo
Tân Hiệp, ngày 23 tháng 3 năm 2010
BÀI THU HOẠCH
Chuyên đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh,
“là đạo đức, là văn minh” năm 2010
Họ và tên :
Sinh hoạt Đảng tại chi bộ: Trường THPT Nguyễn Huệ
Đảng bộ: Huyện Phú Giáo
Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” luôn
luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Sau khi được học
tập Chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật
sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, là một Đảng viên cần phải làm
gì để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” ?
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta
đã căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ vai trò của
Đảng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thực tiễn 80 năm qua, từ ngày thành lập
Đảng đến nay cho thấy, vận mệnh của dân tộc ta đã gắn liền với vận mệnh của Đảng. Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
Để xây dựng Đảng vững mạnh, ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đặc biệt là
trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải thật trong sạch. Sức sống, sự lớn mạnh của
Đảng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Lịch sử đấu tranh
cách mạng của Đảng, của dân tộc đã chứng minh: bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, Đảng
liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì Đảng vững mạnh,
lãnh đạo cách mạng thành công; còn nếu xa rời quần chúng, không được quần chúng tin
tưởng, ủng hộ thì sẽ suy yếu, giảm sút sức chiến đấu và có khi vấp phải thất bại. Muốn
vững mạnh, muốn được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, Đảng phải luôn trong sạch!
* Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” chúng ta
cần làm những việc sau:
- Suốt đời phấn đấu hi sinh cho lí tưởng của Đảng
- Tuyệt đối trung thành với Đảng với sự nghiệp cách mạng.
- Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết.
1
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Có đời tư trong sáng, là tấm gương sáng trong cuộc sống để học sinh tin và noi
theo
- Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân và học sinh.
- Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phải có phong cách tốt, sâu sắc, tỉ mỉ.
- Phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của nhân dân và học
sinh.
- Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân, “…không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân”.
* Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới phù hợp với nhiệm vụ công tác
của bản thân và đề xuất kiến nghị để thực hiện tốt nội dung trên.
Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”.
Mỗi cán bộ, đảng viên, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. “Thật sự”
nghĩa là phải nắm vững nội dung thực chất của đạo đức cách mạng - đạo đức vĩ đại,
không phải vì danh vọng cá nhân, mà phải: "Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho
cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của
Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân
dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”; đó là
“tiêu chuẩn số một của người cách mạng". “Thấm nhuần” đạo đức cách mạng là có lẽ
sống, niềm tin, luôn “… trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người.
Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải “thật sự cầm kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên có tác động mạnh mẽ tới quần chúng trong
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong
công việc, thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo Hồ Chí Minh, đây là
điểm khác nhau căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, như: "Bọn phong kiến, ngày
xưa nêu cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm, mà lại bắt nhân dân ta phải
tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính
cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân".
Thứ ba, “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Để xây dựng Đảng vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là văn minh", mỗi đảng viên
có đầy đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là "gốc". Muốn vậy, cần nhận rõ phận sự của
đảng viên và cán bộ: "Trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ
2
quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích
của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau”. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
3