Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 6_Đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.13 KB, 2 trang )

KIỂM TRA THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN: 90 PHÚT(KKGĐ)
A/ MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Văn bản
1
(1)
1
(1)
Tiếng Việt
2
(2)
2
(2)
Tập làm văn
1
(7)
1
(7)
Tổng 2
(2)
1
(1)
1
(7)
5
(10)
B.NỘI DUNG ĐỀ


I. Văn Bản(1đ)
Câ u 1(1đ). Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới).
II. Tiếng Việt(2 đ)
Câu 2(1đ). Nhân hoá là gì? Kể tên các kiểu nhân hoá .
Câu 3(1 đ). Thành phần chính của câu là gì? Hãy kể tên các thành phần chính của câu?
III. Tập Làm Văn(7 đ)
Đề bài: : Em hãy tả lại hình dáng và tính tình của một cụ già mà em kính yêu ( ông hoặc bà hoặc
người em quen ).
C.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Văn Bản(1đ)
Câ u 1(1đ). Đại ý của bài “Cây tre Việt Nam”: Cây tre là bạn thân thiết lâu đời của nông dân và
nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở
thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
II. Tiếng Việt(2 đ)
Câu 2(1đ).
- Nhân hoá là gọi hoặc tả loài vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con
người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những
suy nghĩ, tình cảm của con người.(0,5 điểm)
-Có ba kiểu nhận hoá thường gặp là (0,5 điểm):
+Dùng những từ vốn dùng gọi người để gọi vật.
+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất
của vật.
+Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Câ u 3(1đ).
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn
chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.(0,5 điểm)
- Các thành phần chính của câu là : chủ ngữ và vị ngữ.(0,5 điểm)
III. Tập Làm Văn(7 đ)
* Yêu cầu:
1.Hình thức (1 điểm):

- Trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, xác định đúng dạng đề là văn miêu tả.
- Bài làm có bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2.Nội dung (6 điểm):
a) Mở bài(1 điểm): Giới thiệu cụ già định tả, quan hệ với HS như thế nào?
b) Thân bài(4 điểm):
-Tả hình dáng:
+Cụ bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay đã yếu, có những đặc biệt gì về hình dáng?
+Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn, da dẻ, gân tay…
+Cách ăn mặc khi ở nhà, lúc ra đường…
-Tả tính tình:
+Cụ đáng kính ở những điểm nào? Những thói quen và sở thích của cụ
+Mối quan hệ với con cháu, người quen, xóm giềng và những hoạt động hằng ngày
ra.
c) Kết bài(1 điểm): Tình cảm của HS đối với cụ già. HS đã làm gì để bày tỏ lòng kính yêu đối
với cụ già đó.
Duyệt của Tổ trưởng Giáo viên ra đề

Duyệt của BGH
P. Hiệu trưởng

×