Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 TRƯỜNG THCS TÂY SƠN, TÂN BIÊN –TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.31 KB, 3 trang )


1
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
TÂN BIÊN –TÂY NINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời
đúng.
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta
đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản
đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và
thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác
quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người
phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của
Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất
hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Ý nghĩa văn chương
D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả


D. Biểu cảm
3. Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên ?
A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc
B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự việc
C. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
D. Vì đoạn văn trên bày tỏ tình cảm, cảm xúc

2
* Đọc câu văn: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết
quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” để trả lời câu
hỏi 4 và 5:
4. Vị trí của trạng ngữ trong câu trên nằm ở đâu ?
A. Đầu câu
B. Giữa câu
C. Cuối câu
5. Trạng ngữ của câu văn trên có tác dụng gì ?
A. Xác định nơi chốn
B. Xác định mục đích
D. Xác định nguyên nhân
D. Xác định kết quả
6. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng
ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sủ dụng phép tu từ nào ?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Liệt kê
D. Hoán dụ
7. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động ?
A. Mọi người rất yêu mến em tôi.
B. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này.
C. Cô khen tôi.

D. Tôi ăn cơm.
8. Câu “Đường chúng ta đi rất đẹp” là câu:
A. dùng cụm chủ vị để mở rộng chủ ngữ
B. dùng cụm chủ vị để mở rộng vị ngữ
C. dùng cụm chủ vị để mở rộng bổ ngữ
D. dùng cụm chủ vị để mở rộng trạng ngữ
9. Từ nào dưới đây không phải từ ghép ?
A. Thảo mộc
B. Nhũn nhặn
C. Trang nhã
D. Thần tiên


3
10. Từ nào dưới đây là từ láy ?
A. Thiên nhiên
B. Hầm hập
C. Tươi tốt
D. Đồng đội
11. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “thanh nhã” ?
A. Trong sạch
B. Trắng trợn
C. Thô thiển
D. Tinh khiết
12. Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản đề nghị ?
A. Nhà trường cần biết kết quả học tập của lớp.
B. Em cảm thấy hối hận vì phạm lỗi.
C. Em phải chuyển trường.
D. Bàn ghế trong lớp bị hỏng vài bộ, cần phải sửa.


II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm). Thế nào là nghệ thuật tăng cấp ? Tìm hai chi tiết thể hiện nghệ thuật
tăng cấp trong truyện “Sống chết mặc bay”.
Câu 2 (5 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.


×