Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.37 KB, 2 trang )

KIỂM TRA THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 90 PHÚT
A/ MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Văn bản
2
(1,5)
2
(1,5)
Tiếng Việt
2
(1.5)
2
(1.5)
Tập làm văn
1
(7)
1
(7)
Tổng 4
(3)
1
(7)
5
(10)
B. NỘI DUNG ĐỀ:
I. Văn Bản(1.5 đ)
Câ u 1(1đ). Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân


dân đối với thiên nhiên, lao động, sản xuất như thế nào?
Câu 2(0.5 đ). .Nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Ái Quốc qua văn bản “Những trò lố
hay là Va - ren và Phan Bội Châu”?
II. Tiếng Việt(1.5 đ)
Câu 3(1đ). Liệt kê là gì? Cho ví dụ?
Câu 4(0.5 đ). Thế nào là câu đặc biệt?
III. Tập Làm Văn(7 đ)
Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người
không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. Văn Bản(1.5 đ)
Câ u 1(1đ). Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh,những câu tục ngữ
về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo
của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
Nhữnh câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của n ân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính
xác vì không ít kinh nghiệm tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.(1 đ)
Câu 2(0.5 đ). Nguyễn Ái Quốc(1890-1969)
-Tên gọi là Hồ Chí Minh, dùng từ 1919-1945.
-Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện ký .
-Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời
gian từ 1922-1925.
-Trong truyện ký Nguyễn Ái Quốc có truyên ngắn Những trò lố hay là Va - ren và Phan
Bội Châu.
II. Tiếng Việt(1.5 đ)
Câu 3(1đ). Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình
cảm.
Ví dụ: tùy theo từng HS tự cho.
Câu 4(0.5 đ). Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
III. Tập Làm Văn(7 đ)

* Yêu cầu:
1. Hình thức:
- Trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, xác định đúng dạng đề.
- Bài làm có bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Nội dung:
a) Mở bài(1đ): Nêu luận điểm đời sống sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không
có ý thức bảo vệ môi trường sống.
b) Thân bài(4đ)
+ Ý thức của HS: ăn quà bánh vứt rác bừa bãi,….
+ Ý thức của người dân: bỏ thuốc sâu xuống nguồn nước đang sử dụng,…
+ Ý thức của công nhân viên chức: hút thuốc là nơi công sở, ….
c) Kết bài(1đ): Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

×