Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
PHẦN I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp các em học sinh biết được chiếc máy tính.
- Giúp các em học sinh nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của máy tính
như: màn hình, phần thân, Bàn phím, chuột.
2. Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên
máy vi tính
3. Thái độ:
- HS nhận thức được tác dụng của máy tính, các bộ phận của máy tính
- Nghiêm túc trong học tập, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
B. Phương pháp:
Các phương pháp: trình bày trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thực
hành
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: giáo án, máy tính, projector, một số bài tập mẫu lưu vào MT
- Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép, đọc trước bài ở nhà
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
Ổn định nề nếp. Kiểm tra sỉ số, trực nhật.
Lớp 3A: Lớp 3B:
Lớp 4A: Lớp 4B:
Lớp 5A: Lớp 5B:
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới :
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Làm quen với máy tính
GV: dùng máy chiếu đưa ra hình ảnh và hỏi các
em học sinh xem đây là cái gì?
GV: Vậy từ này các em có một người bạn mới đó
là Chiếc máy tính. Thầy trò ta cùng học bài:
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM.
1. Giới thiệu máy tính
Bạn mới của các em có nhiều đức tính quý: chăm
làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện
GV: Ngoài ra, người bạn của các em giúp các em
học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc
HS: quan sát và trả lời
Thưa thầy là chiếc máy tính.
HS: lắng nghe
HS: ghi tiêu đề bài
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
1. Giới thiệu máy tính
HS: lắng nghe
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Tiết
1, 2
Ngày soạn: 05 /12/ 2009
Ngày dạy: /12/ 2009
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
với bạn bè trong nước và quốc tế… tham gia các
trò chơi lý thú và bổ ích.
GV: Có hai loại máy tính thông dụng là: máy
tính để bàn và máy tính xách tay.
GV: dùng máy chiếu đưa ra các thiết bị của máy
tính và hỏi: Em nào có thể nhận ra các bộ phận
của máy tính không?
GV: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về các thiết bị
của máy tính.
GV: dùng máy chiếu và đưa ra một số dạng thiết
bị máy tính để học sinh quan sát:
• Màn hình: có cấu tạo và hình dáng giống
như màn hình tivi. Các dòng chữ, chữ số, và
hình ảnh hiện ra trên màn hình cho thấy kết
quả hoạt động của máy tính.
• Phần thân: của máy tính là một hộp chứa
nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ
xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của
máy tính.
• Bàn phím: của máy tính gồm nhiều phím.
Khi ta gõ phím chính là gửi tín hiệu vào máy
tính
GV: mở một văn bản đã có sẵn và chiếu lên để
học sinh quan sát. Và cho các em hiểu được khi
gõ bàn phím ta được một văn bản như thế.
• Chuột: của máy tính giúp điều khiển máy
tính nhanh chóng và thuận tiện.
GV: Giáo viên minh hoạ trên máy chiếu. Với sự
giúp đỡ của máy tính, em có thể làm nhiều công
việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc
với bạn bè…
GV: Thầy giáo hướng dẫn các em thực hành gõ
một vài phím trên trò chơi Mickey và quan sát sự
thay đổi trên màn hình.
GV: Cho các em làm bài tập B2 trang 6 sách giáo
khoa quyển 1 để củng cố lại kiến thức.
HS: ghi bài
* Có 2 loại máy tính thông dụng
Máy tính xách tay và máy tính để
bàn
* Các thiết bị của máy tính gồm có:
+ Màn hình
+ Phần thân máy
+ Bàn phím
+ Chuột
HS: thực hành gõ phím theo hướng
dẫn của thầy cô giáo
HS: làm bài tập
Hoạt động 2: Làm việc với máy tính
a) Bật máy
GV: để máy tính làm việc được thì chúng phải
được nối với nguồn điện. Để bật máy tính các em
cần phải thực hiện các thao tác sau:
GV: Hướng dẫn các em các thao tác bật máy:
+ Bật công tác màn hình
+ Bật công tắc trên máy tính.
2. Làm việc với máy tính
a) Bật máy
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
GV: thực hành để học sinh quan sát.
Chú ý: một số máy tính có công tắc màn hình và
thân máy chung, với loại này chúng ta chỉ cần bật
công tắc chung
GV: Các em thực hành bật máy
GV: Giới thiệu về màn hình nền và các biểu
tượng trên màn hình cho học sinh quan sát.
b) Tư thế ngồi
GV: hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi và minh
hoạ cho học sinh đâu là tư thế ngồi đúng và đâu
là tư thế ngồi sai.
GV: Tư thế ngồi là ngồi thẳng, tư thế thoải mái
sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi
nhìn màn hình, Tay đặt ngang tầm bàn phím và
không vươn xa. Chuột đặt bên tay phải.
c) Ánh sáng
GV: Ánh sáng là vô cùng quan trọng, nhưng nếu
đặt máy tính không đúng chỗ thì ánh sáng lại
không hề tốt.
GV: Máy tính cần được đặt sao cho ánh sáng
không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu
thẳng vào mắt em.
d) Tắt máy
Sau mỗi lần làm việc các em cần tắt hẳn máy tính
b) Tư thế ngồi
c) Ánh sáng
d) Tắt máy
IV. Củng cố :
GV: Gọi một vài em học sinh lên nhận xét tư thế ngồi của bạn mình
đã đúng chưa.
HS: Nhận xét tư thế ngồi của bạn
GV: Hướng dẫn các em gõ phím trên bàn phím
HS: gõ phím
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài B6 sách giáo khoa trang 10.
HS: làm bài tập
V. Dặn dò :
- Học bài: các loại máy tính, các bộ phận quan trọng của máy tính để bàn
- Thực hành các thao tác làm việc với máy tính
- Làm các bài tập còn lại trong SGK ( trang 6 và trang 10).
- Đọc trước nội dung Bài 2: Thông tin xung quanh ta
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087