Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 4 trang )

Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
PHẦN I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết ba dạng thông tin cơ bản.
- Giúp học sinh biết được con người sử dụng ba dạng thông tin khác nhau cho các
mục đích khác nhau.
- Giúp các em biết được máy tính là công cụ dùng để lưu trữ,xử lý, truyền thông tin.
2. Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên
máy vi tính
3. Thái độ:
- HS nhận thức được các dạng thông tin
- Nghiêm túc trong học tập, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
B. Phương pháp:
Các phương pháp: trình bày trực quan, phát hiệnvà giải quyết vấn đề, vấn đáp
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: giáo án, máy tính, projector, tranh ảnh bản đồ, hình ảnh các biển báo
chỉ dẫn hằng ngày, các đoạn âm thanh hình ảnh
- Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép, đọc trước bài ở nhà
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
Ổn định nề nếp. Kiểm tra sỉ số, trực nhật.
Lớp 3A: Lớp 3B:
Lớp 4A: Lớp 4B:
Lớp 5A: Lớp 5B:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Nên giữ khoảng cách giữa mắt em và màn hình máy tính là bao nhiêu cm ? Có
nên nhìn quá lâu vào màn hình máy tính hay không ?
2. Máy tính gồm các bộ phận quan trọng nào ?


GV gọi HS lên bảng trả lời và gọi HS nêu nhận xét cho bạn.
Đáp án: Khoảng cách là 50-80cm. Không nên nhìn quá lâu vào màn hình máy tính.
Máy tính gồm 4 bộ phận chính là: Màn hình, Phần thân máy,Bàn phím, Chuột
GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin, thông tin dạng văn bản
GV: Hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với các
dạng thông tin khác nhau, mà đôi khi chúng ta
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Tiết
3, 4
Ngày soạn: 12/12/2009
Ngày dạy: 14;15;17/12/2009
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
không biết các dạng đó là những thông tin xung
quanh ta. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu ba
dạng thông tin mà chúng ta thường gặp là văn
bản, âm thanh, hình ảnh Ta cùng vào bài mới.
Bài 2:
THÔNG TIN XUNG QUANH TA
1. Thông tin dạng văn bản
GV: Theo em thông tin dạng văn bản gồm có
những gì?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 11_Sgk, cho
biết đó là thông tin dạng gì?
GV: Gọi học sinh cho một số ví dụ về thông tin
dạng văn bản xung quanh ta?
GV: Nhận xét và kết luận:

Sách giáo khoa, sách truyện, bài báo, chứa
thông tin dạng văn bản (chữ, số).
GV: giải thích thêm: Văn bản với nhiều nguồn
với mục đích khác nhau. Như sách cho trẻ em
(nhiều tranh ít chư, chữ to), sách cho người lớn
(nhiều chữ ít tranh, chữ nhỏ), nhãn in trên các vật
dụng trong gia đình, nhãn trên bao bì
HS: lắng nghe
HS: ghi tiêu đề bài
THÔNG TIN XUNG QUANH TA
1. Thông tin dạng văn bản
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
HS: Quan sát
HS: Cho ví dụ
HS: Lắng nghe, ghi chép
HS: lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin dạng âm thanh
2. Thông tin dạng âm thanh
GV: Theo các em thế nào là thông tin dạng âm
thanh?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV: Các em đã đọc bài trước, cho biết thêm một
số dạng thông tin mà em đã tìm hiểu.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 12_Sgk,
cho biết đó là thông tin dạng gì?
GV: Gọi học sinh cho một số ví dụ về thông tin
dạng âm thanh xung quanh ta?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét

GV: Mỗi dạng âm thanh báo cho chúng ta mỗi
dạng tín hiệu khác nhau. Em nào cho biết chẳng
hạn như tiếng chuông, trống, tiếng em bé khóc
báo hiệu cho ta biết điều gì sẽ xảy ra?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV: Nhận xét
GV: Khi chúng ta nghe buổi phát thanh, trò
chuyện thì báo hiệu cho ta biết gì?
2. Thông tin dạng âm thanh
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
HS: Trả lời
HS: Quan sát
HS: Cho ví dụ: Tiếng trống, tiếng
chuông, tiếng còi xe, tiếng em bé
khóc, buổi phát thanh, trò chuyện,
tiếng loài vật
HS: Nhận xét
HS: Lắng nghe
HS: Lắng nghe và trả lời
HS: Nhận xét
HS: Lắng nghe
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
GV: Còn tiếng loài vật có phải là thông tin dạng
âm thanh không? Và báo hiệu gì?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV: Nhận xét và kết luận: tất cả những gì mà ta
nghe được là biểu hiện những thông tin dạng âm
thanh, các âm thanh báo hiệu các sự việc khác

nhau.
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
HS: Lắng nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin dạng hình ảnh
3. Thông tin dạng hình ảnh
GV: Như thế nào gọi là thông tin dạng hình ảnh?
GV: Gọi học sinh cho một số ví dụ
GV: Nhận xét và kết luận: Những bức ảnh, tranh
vẽ trong sách giáo khoa, trên tờ báo cho em
hiểu nội dung bài học, bài báo,
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 13, hình 14,
hình 15, hình 16 cho biết thông tin ở mỗi hình
nhắc nhở ta các mục đích gì?
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV: Gọi học sinh cho một số ví dụ về thông tin
dạng hình ảnh xung quanh ta?
GV: Nhận xét và kết luận: Các em thấy các hình
ảnh về đồ vật cho chúng ta biết nhiều thông tin
về hình ảnh. Như bản đồ cho biết ngôi nhà nằm ở
đâu. Hình ảnh trên bao bì cho biết bên trong chứa

GV: Kết luận chung: Máy tính giúp chúng ta dễ
dàng thực hiện được ba dạng thông tin trên.
3. Thông tin dạng hình ảnh
HS: Trả lời
HS: Cho ví dụ
HS: Quan sát, trả lời
- Đèn giao thông cho biết được

phép qua đường.
- Các biển báo nhắc nhở các mục
đích khác nhau.
HS: Nhận xét
HS: Cho ví dụ
HS: Lắng nghe
HS: lắng nghe, ghi chép
IV. Củng cố :
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập B2, B3, B4 trang 14/ 15_Sgk.
HS: làm bài tập
V. Dặn dò :
- Học bài, Tìm hiểu thêm một số ví dụ về các dạng thông tin xung quanh ta.
- Làm bài tập 5, 6 trang 15_Sgk.
- Đọc trước bài 3: Bàn phím máy tính.
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087
Giáo án TIN HỌC TIỂU HỌC QUYỂN 1 Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
GV: TRẦN THỊ TÂM Email: DĐ: 01669203087

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×