Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Biếng ăn - kẻ thù thầm lặng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 3 trang )

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hơn 50%-60% các bậc phụ huynh có con
phát triển bình thường, gặp khó khăn khi cho trẻ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài,
rất có thể trẻ đã mắc chứng biếng ăn. Hiện nay, trên thế giới tỉ lệ biếng ăn ở trẻ
chiếm gần 50%, riêng tại Việt Nam, con số này dao động khoảng từ 20-45%.
Thực tế cho thấy biếng ăn ở trẻ vẫn chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng
mực. Phần lớn trẻ được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị biếng ăn đều đã ở mức độ
nghiêm trọng.
Bố mẹ đã hiểu đúng về biếng ăn?
Để tìm hiểu về thực trạng biếng ăn tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp trao đổi với một
số phụ huynh có con nhỏ về vấn đề này.
Chị Nguyễn Thị Hồng Trang, mẹ của bé Ngọc Nhi (4 tuổi) và bé Ngọc Khuê (1 tuổi
rưỡi) chia sẻ: “Do công việc bận rộn nên tôi hầu như không có nhiều thời gian chăm
hai cháu ăn. Nhi thường ăn rất chậm, dù đồ ăn ngon thế nào cháu cũng tỏ ra thờ ơ,
mỗi buổi chỉ ăn được nửa chén cơm. Còn Khuê không thích ăn rau củ, mỗi lần cho
cháu ăn canh rau là cháu nhăn mặt. Con nít mà, cứ để tự nhiên vì thế mình không ép
bọn trẻ làm gì".
Biếng ăn khiến bữa ăn trở thành một "cực hình" đối với trẻ. Ảnh: Getty Images.
Khác với trường hợp của chị Hồng Trang, chị Vân, mẹ bé Đậu (3 tuổi) cho rằng, việc
cháu quá hiếu động đã ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Chị Vân chia sẻ: “Cháu
thường ít tập trung vào ăn uống. Hễ mấy đứa nhỏ trong xóm gọi ra chơi là chạy đi
liền. Cháu không đến nỗi biếng ăn nhưng thỉnh thoảng ăn uống thất thường. Mình
cũng lo, không biết việc này sẽ ảnh hưởng lâu dài gì đến sự phát triển của cháu
không?”.
Chị Thùy Trang, với một tâm trạng khá hoang mang khi kể cho chúng tôi nghe về tình
trạng ăn uống của con chị, bé Phúc (2 tuổi): “Phúc thường tỏ ra sợ sệt khi bị bắt ăn.
Mỗi khi tôi đút cho ăn, cháu hay khóc và co rúm người lại".
Nhiều phụ huynh chỉ biết ép bé ăn mà chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao bé biếng ăn. Ảnh: Images.
Tất cả những khó khăn mà chị Vân, Hồng Trang và Thùy Trang gặp phải khi cho bé
ăn đều là biểu hiện của chứng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên các bậc phụ huynh, hầu như
đều chưa có khái niệm về biếng ăn và thường không nghĩ tới.
Hậu quả của biếng ăn


Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ huynh cần hết sức quan
tâm đến vấn này, bởi vì có rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng mà biếng ăn gây
ra. Một số nghiên cứu khoa học về biếng ăn ở trẻ cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ
thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn nhận thức, cảm xúc và suy giảm hệ miễn dịch.
Biếng ăn kéo theo sự suy giảm miễn dịch và các chỉ số cơ thể khác. Ảnh: Images.
Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ
đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với những trẻ ăn uống bình thường (110
điểm) và chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) của trẻ biếng ăn thua kém từ 6% -
22% so với trẻ ăn uống bình thường. Hậu quả của biếng ăn có thể kéo dài đến 5 năm
và phụ huynh nên xem nó là một kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe con mình.
Do vậy khi phát hiện trẻ có dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y
tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thông tin được cung cấp bởi Abbott

×