Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.54 KB, 47 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự CNH-HDH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các đô thị lớn
và nhỏ trong cả nước đang vươn lên chứng tỏ vai trò của mình. Mục tiêu đến
năm 2010 nước ta cơ bản sẽ là nước công nghiệp. Vì thế để thực hiện được
mục tiêu này thì quá trình CNH-HĐH ở các đô thị phải được ưu tiên hàng đầu.
Nhưng nguồn thu cho sự phát triển đó được lấy ở đâu? Đây đang là bài toán
nan giải cho các nhà quản lý đô thị nói chung và cho chính quyền từng thành
phố nói riêng.
Nguồn thu trên giác độ kinh tế- xã hội có vai trò rất quan trọng cho sự
phát triển ở đô thị. Về bản chất hoạt động thu là sự vận động của các nguồn
tiền tệ gắn với sự hình thành và các quỹ tiền tệ đó.
Thành phố Thanh Hoá sau 10 năm phát triển bây giờ là một đô thị loại 2.
Trong 10 năm ấy đã thu được nhiều kết quả khả quan, Thành phố đang dần
hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch khu Đông Bắc Ga, khu nhà ở
cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, nâng cao đời sống cho người dân…
Thành phố có 12 phường và 6 xã với số dân là 286.848 người, mật độ dân số
nội thành là 17.188 n/km
2
(2003)
Nguồn thu ngân sách năm 2004 là 162.704200 (1000đ) và dự kiến năm
2005 là 210.961 triệu đồng. Như vậy nguồn thu ngân sách có vai trò rất quan
trọng cho sự phát triển của Thành phố. Là sinh viên Khoa Kinh Tế & Quản Lý
Môi Trường - Đô Thị khoá 43 và là một người dân Thanh Hoá. Nên tôi muốn
tìm hiểu về Thành phố mình ở_ nơi tôi đã lớn lên. Tôi mạnh dạn chọn đề tài
“ Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh
tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010”
Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Th.s Lê Thăng Long và các
bạn trong lớp để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập rất quan trọng này.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Mục đích chọn đề tài.
Tôi muốn tìm hiểu những vấn đề làm được và chưa làm được việc
sử dụng hợp lý nguồn thu cho sự phát triển của Thành phố Thanh Hoá những
năm qua. Nguồn thu của Thành phố là vấn đề rộng hay hẹp, mức độ phức tạp
không? Và việc vận dụng những kiến thức học trong 4 năm để tìm hiểu một
vấn đề cụ thể. Xem mình đã thu được gì trong thực tế trước khi ra trường.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn thu từ thuế (thuế môn bài, thuế trước
bạ, thuế nông nghiệp…), các khoản phí, lệ phí (phí ô nhiễm môi trường, phí
giao thông…) từ việc cho thuê đất, bán đất… trên địa bàn Thành phố.
Được thực tập ở phòng Quản Lý Đô Thị Thành phố là cơ quan hành
chính sự nghiệp nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các đơn vị cơ quan hành
chính như chi cục thuế Thành phố, phòng tài chính, phòng kế hoạch… Nội
dung đề tài là vấn đề nguồn thu trong phạm vi Thành phố Thanh Hoá.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về nền tài chính đô thị.
Chương 2: Thực trạng tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển
của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001-2005.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả tăng nguồn thu ngân
sách cho sự phát triển của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn
2005-2010.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ
I. Hệ thống tài chính quốc gia và nền tài chính đô thị.
1.1. Hệ thống tài chính quốc gia.

a. Trên quan điểm hình thành các quỹ tiền tệ:
Các hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội đa
dạng và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống. Hệ thống tài chính quốc
gia có thể được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau trong quá trình quản lý. Về
mặt bản chất, hoạt động tài chính là sự vận động của các nguồn tiền tệ gắn với
sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Mỗi quỹ tiền tệ có một chủ
thể quản lý tương ứng, các quỹ có quan hệ với nhau tạo thành các khâu của hệ
thống. Theo sơ đồ 1, hệ thống tài chính quốc gia bao gồm các khâu: Ngân sách,
tài chính doanh nghiệp, tài chính các hộ gia đình, tài chính các tổ chức xã hội,
tài chính đối ngoại, tài chính tín dụng, tài chính bảo hiểm, tài chính trung gian
(các doanh nghiệp ngân hàng tín dụng).
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước( chủ
thể quản lý là nhà nước) được tập trung từ các nguồn khác nhau và được sử
dụng để chi tiêu thực hiện các chức năng của nhà nước ở các cấp chính quyền
khác nhau.
Mục tiêu hoạt động của tài chính đô thị là tăng nguồn thu, sử dụng hợp
lý các nguồn thu để chi tiêu duy trì các hoạt động thường xuyên và kích thích
phát triển kinh tế, dịch vụ, văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ sức
khoẻ….
Tài chính doanh nghiệp là các nguồn lực tài chính gắn với sản xuất của
các doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức vốn và các quỹ chuyên dùng, chủ
doanh nghiệp là chủ thể thực hiện mục đích của doanh nghiệp. Tài chính các
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hộ gia đình và các tổ chức xã hội là các quỹ được hình thành từ các nguồn thu
nhập khác nhau được sử dụng cho các mục đích tiêu dùng và tích luỹ.
Sơ đồ 1: Hệ thống tài chính quốc gia
Tài chính đối ngoại là những nguồn tài chính hình thành do quan hệ giữa
các cá nhân, tổ chức trong quan hệ trong nước với nước ngoài. Tài chính đối

ngoại hình thành hình thành một cách tương đối độc lập, tồn tại dưới các hình
thức viện trợ, cho vay, liên doanh… và được xem như một trong số các nguồn
tài chính khác.
Các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty tài
chính, các quỹ tiền tệ từ việc huy động vốn nhàn rỗi dưới các hình thức khác
nhau. Các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người bán và
người mua quyền sử dụng các nguồn tài chính.
Các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ với nhau qua các
hoạt động thu nộp đồng thời có quan hệ gián tiếp với nhau thông qua thị trường
tài chính.
Thị trường tài chính là một khái niệm trừu tượng dùng để chỉ nơi tiến
hành các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính. Thị trường tài
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
4
Ngân sách Nhà nước
Tài chính doanh
nghiệp
Thị
trường
T i à
chính
Các tổ chức tài
chính
Trung gian
Tài chính hộ gia đình và
các tổ chức xã hội
Tài chính đối
ngoại
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chính không phải là một khâu của hệ thống tài chính mà chỉ là môi trường để

hệ thống tài chính hoạt động.
b. Trên quan điểm phân cấp quản lý:
Các hoạt động tài chính có thể và cần được nghiên cứu theo các cấp
quản lý khác nhau. Ta có thể dễ dàng thấy sự tồn tại hai cấp hoạt động tài
chính là tài chính Trung ương và tài chính các địa phương. Trong hệ thống tài
chính các địa phương ta thấy sự phân cấp tài chính của các cấp chính quyền:
Tài chính tỉnh, thành phố, tài chính quận, huyện, phường, xã. Chủ thể quản lý
tài chính của tất cả các cấp là Bộ Tài chính, Sở Tài chính (các tỉnh, thành phố),
phòng tài chính các quận huyện, ban tài chính phường, xã. Thể hiện tập trung
nhất trong khâu ngân sách chính quyền các cấp. Các khoản thu chi ngân sách
của chính quyền các cấp. Các khoản thu chi ngân sách của chính quyền các cấp
được hình thành trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước năm 1998 và kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội các địa phương có định hướng của Nhà nước.
Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo 3 nguyên tắc sau:
- Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương
được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi một cách cụ thể.
- Thực hiện việc phân bổ hợp lý từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
Số bổ sung này là khoản thu ngân sách của cấp dưới.
- Không dùng ngân sách của cấp này để chu cho nhiệm vụ của cấp khác,
trừ trường hợp đặc biệt của chính phủ hoặc sự uỷ quyền của cơ quan quản lý
Nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên
cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ chi đó.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Hệ thống tài chính đô thị.
a. Khái niệm và nội dung
Hệ thống tài chính của các đô thị là một bộ phận cấu thành của hệ thống

tài chính của cả nước. Hiện nay Nhà nước chưa phân định rõ luồng tài chính-
ngân sách đô thị và nông thôn do vậy ngân sách và tài chính đô thị chưa có cơ
chế chính sách, cơ chế quản lý riêng mà vẫn áp dụng cơ chế chính sách tài
chính chung trong cả nước
Ngân sách đô thị là một bộ phận của ngân sách địa phương và phụ thuộc
vào ngân sách địa phương. Để phát triển và quản lý đô thị, tăng cường ngân
sách địa phương là cần thiết và tất yếu. Trong phân tích kinh tế, có thể coi ngân
sách địa phương và ngân sách đô thị là hợp nhất. Sự phân cấp ngân sách tạo
nên tính độc lập tương đối về quyền hạn thu chi của mỗi cấp chính quyền và là
điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách.
Trong các đô thị, việc hình thành ngân sách của chính quyền có sự khác
nhau tùy thuộc vào vai trò, vị trí của đô thị trong nền kinh tế quốc dân. Các đô
thị còn có 2 tổ chức quản lý thu ngân sách và quản lý kho bạc đước tổ chức
theo ngành dọc từ bộ tài chính xuống gồm:
+ Chi cục thuế tỉnh, Chi cục thuế thành phố, quận, thị xã.
+ Chi cục kho bạc, chi nhánh kho bạc thành phố, quận, thị xã.
Để hình thành ngân sách của mình, các cấp chính quyền địa phương đều
có ba nguồn thu chủ yếu: Thuế địa phương và các loại phí, nguồn thu từ hàng
hóa công cộng, trợ cấp của chính phủ. Kết quả của hoạt động thu đó tạo nên
ngân sách chung của địa phương.
b. Những đặc điểm cơ bản:
Tài chính đô thị là quá trình vận động liên tục phát sinh, phát triển của
các nguồn tài chính làm thay đổi các mối quan hệ tiền tệ có liên quan chặt chẽ
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với hệ thống chính sách cơ chế quản lý để duy trì hoạt động thường xuyên và
quá trình đô thị hóa ở đô thị.
Hoạt động tài chính có quan hệ với tất cả các hoạt động của đô thị. Mục
tiêu của hoạt động tài chính đô thị là tăng nguồn thu, sử dụng nguồn thu để chi

tiêu duy trì các hoạt động thường xuyên và kích thích phát triển kinh tế, dịch
vụ, văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm môi
trường, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống chi phí không cần thiết,
chống lãng phí...
Tuy nhiên tài chính đô thị chỉ hoạt động hiệu quả khi quá trình tạo nguồn
thông qua quá trình cấp phát thanh toán và hạch toán kinh tế với bộ máy và
những nhà quản lý xây dựng đô thị giỏi, tác nghiệp quản lý phù hợp, hệ thống
luật lệ và quy chế xây dựng đô thị theo quy hoạch.
c. Vai trò của chính quyền đô thị trong việc quản lý tài chính đô thị ở các
nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Các nước trên thế giới: Các nước phát triển thì nền tài chính đô thị giữ vị
trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Chính quyền đô thị có vai trò tự
chủ trong việc quản lý riêng biệt nền tài chính đó. Tức là chính quyền thành
phố đó ngoài việc tuân theo những quy định pháp luật của nhà nước thì họ có
quyền đưa ra những quy định riêng của thành phố trong việc tăng nguồn thu
cho ngân sách. Vì thế nền tài chính của họ tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Ngoài ra các đô thị đó có chính sách rất thông thoáng trong việc tăng nguồn thu
từ các khoản thuế. Họ không đề cao tăng nguồn thu từ thuế mà tăng nguồn thu
từ các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, văn hóa, du
lịch bằng cách cho tư nhân tham gia. Các nguồn thu đó mang lại cho phát triển
đô thị của họ đang sống. Tạo ấn tượng tốt cho người dân đô thị và người nước
ngoài. Ví dụ như Trung Quốc- Một nước cùng đi theo con đường XHCN giống
Việt Nam. Nhưng họ lại phát triển kinh tế theo hướng đi riêng của họ, tiếp thu
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những cái mới, cái tốt của các nước đã phát triển áp dụng cho sự phát triển của
mình. Các đặc khu kinh tế là một ví dụ điển hình, có nền tài chính rất lớn và cơ
sở hạ tầng hoàn chỉnh, thu hút lượng lớn nguồn đầu tư từ nước ngoài... Các đặc
khu ấy được ví như một nhà nước riêng biệt.

Ở Việt Nam, tài chính đô thị cũng có vai trò quan trọng trong công cuộc
CNH- HĐH đất nước. Nguồn tài chính này chiếm 60% tổng thu ngân sách Nhà
nước. Tuy nhiên trong hệ thống tài chính quốc gia chưa hình thành hệ thống tài
chính đô thị được quản lý riêng biệt. Tài chính đô thị là bộ phận quan trọng của
hệ thống tài chính quốc gia. Nền tài chính của các thành phố rất nhỏ so với nhu
cầu của sự phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng.
Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính đô thị Việt Nam đó là:
• Xác định rõ hệ thống, tầm quan trọng của từng khâu trong hệ
thống, cơ chế hoạt động, những yếu kém trong cơ chế, nguyên
nhân, cách khắc phục.
• Quản lý cái gì? Quản lý nguồn thu, chi như thế nào.
• Quản lý như thế nào? thu đủ, chi đúng, chi có hiệu quả, chống
tham nhũng.
• Ai quản lý? Vấn đề cán bộ?
Đội ngũ cán bộ tài chính làm việc trong các cơ quan tài chính của Việt
Nam được đào tạo tư sơ cấp đến trình độ đại học ở trong nước, nước ngoài với
những chuyên ngành khác nhau: Tài chính, ngân hàng tín dụng, kế toán... Nhìn
chung về số lượng tương đối đông đủ nhưng về chất lượng còn thiếu nhiều cán
bộ có kinh nghiệm quản lý theo cơ chế mới nhất là đối với lĩnh vực tài chính
đô thị và nghiệp vụ phát triển đô thị.
Chưa phân biệt được đặc thù của tài chính đô thị trong chế độ tài chính
dẫn đến các quy định trong quản lý tài chính chi phối cản trở quá trình đô thị
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoá. Về hình thức tài chính đô thị có vẻ tập trung cao độ nhưng thực chất lại bị
phân tán chia cắt tách biệt với công việc cụ thể về xây dựng đô thị.
Tài chính đô thị thuộc phạm trù kinh tế nhưng lại được tổ chức quản lý
kiểu hành chính làm mất năng động của các cấp quản lý đô thị, làm chậm tốc
độ đô thị hoá. Cơ chế cấp phát vốn và kinh phí còn mang nặng tính bao cấp.

Qúa coi trọng việc chế độ cấp phát vốn Nhà nước, xem nhẹ khả năng tự hoạt
động và cung cấp các dịch vụ đô thị. Một nguyên tắc cơ bản trong hạch toán
kinh tế là phải thu hồi vốn bỏ ra để hoạt động thì các nhà quản lý lại bỏ qua, để
rồi đến tình trạng thu tiền thuê nhà không đủ sửa chữa, thu tiền nước sinh hoạt
thấp hơn giá thành, cuối cùng là thiếu nước, thiếu nhà, thiếu trường học...
Các nguồn tài chính khác để xây dựng đô thị chưa có biện pháp khai
thác triệt để. Nguồn tài chính của các khu vực dân cư, của khu vực nước ngoài
gần như bị thả nổi. Nhiều gia đình có tiền muốn xây nhà nhưng không được
thực hiện được. Quản lý Nhà nước ở đô thị bị chia ra thành nhiều ngành dọc
cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính. Giữa các cấp các ngành
chưa phối hợp chặt chẽ dẫn đến có những quyết định chồng chéo nhau.
Ngoài các thành phố Trung ương như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà nẵng, Cần Thơ có những nguồn tài chính tương đối vững
mạnh. Còn các đô thị loại II, III, IV,V thì ngân sách nhỏ, không tự chủ được
nguồn tài chính mà chủ yếu vẫn là các nguồn tài chính từ ngân sách Trung
ương cấp. Là nước XHCN nên chúng ta phát triển kinh tế gắn liền với công
bằng xã hội. Tức là chúng ta phát triển hài hoà các yếu tố với nhau. Vì vậy
nguồn tài chính các đô thị nói chung ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng
mức với vai trò của nó. Hy vọng trong một tương lai không xa các cấp chính
quyền nhận thức và thực hiện các chính sách để tăng nguồn thu của đô thị.
Chú trọng đến việc xây dựng và nuôi dưỡng các nguồn thu. Như vậy chính
quyền đô thị mới thể hiện được vai trò rất quan trọng của mình.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Quan hệ của các cấp chính quyền qua hệ thống tài chính
Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền đô thị diễn ra trong
phạm vi nền tài chính quốc gia và trên địa bàn đô thị họ quản lý. Tài chính của
mỗi cấp thể hiện sức mạnh quyền hạn, trách nhiệm của cấp đó trong bộ máy
quản lý đô thị. Những mối quan hệ cơ bản về tài chính nảy sinh trên cơ sở công

việc và điều kiện tài chính bao gồm:
- Phân chia trách nhiệm: Ai làm gì? ai chi khoản gì? thực chất là sự phân
quyền mà các cấp chính quyền luôn đòi hỏi sự công bằng và chính xác.
- Phân chia nguồn thu: Ai nhận nguồn vốn nào? Phải làm gì khi thu chi
không cân bằng? Là những điều kiện cơ bản để các cấp chính quyền thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Bình đẳng trong vay mượn và hỗ trợ cung cấp các dịch vụ của Chính
phủ: Tài chính liên cấp. Chính quyền đô thị vừa là người điều tiết vừa là người
cung cấp các dịch vụ trong phạm vi đô thị của mình;
Những loại dịch vụ cấp thành phố cung cấp bao gồm: Đường sá đô thị
duy tu bảo dưỡng đường sá, chiếu sáng đô thị, vệ sinh môi trường, giao thông,
bệnh viện, cảnh sát,... Trong nền kinh tế thị trường, các chính quyền đô thị chỉ
nên giới hạn vào cung cấp các dịch vụ cho dân cư đô thị của mình. Để sản xuất
có hiệu quả các cấp các ngành cần xác định rõ sản xuất cái gì, cho ai, bao nhiêu
và chất lượng thế nào?
Chính quyền đô thị phải cung cấp các dịch vụ có tính xã hội mà các
doanh nghiệp tư nhân không muốn cung cấp như y tế cộng động, giáo dục
công, văn hoá xã hội, trật tự an toàn xã hội...
III. Quan hệ của các cấp chính quyền qua hệ thống tài chính
a. Sự tồn tại khách quan của các mối quan hệ
Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền đô thị diễn ra trong
phạm vi nền tài chính quốc gia và trên địa bàn đô thị họ quản lý. Tài chính của
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mỗi cấp thể hiện sức mạnh quyền hạn, trách nhiệm của cấp đó trong bộ máy
quản lý đô thị. Những mối quan hệ cơ bản về tài chính nảy sinh trên cơ sở công
việc và điều kiện tài chính bao gồm:
 Phân chia trách nhiệm: Ai làm gì? ai chi khoản gì? thực chất là sự
phân quyền mà các cấp chính quyền luôn đòi hỏi sự công bằng và

chính xác.
 Phân chia nguồn thu: Ai nhận nguồn vốn nào? Phải làm gì khi thu
chi không cân bằng? Là những điều kiện cơ bản để các cấp chính
quyền thực hiện nhiệm vụ của mình.
 Bình đẳng trong vay mượn và hỗ trơ cung cấp các dịch vụ của
Chính phủ:Tài chính liên cấp.
Chính quyền đô thị vừa là người điều tiết vừa là người cung cấp các dịch
vụ trong phạm vi đô thị của mình.
Những loại dịch vụ cấp thành phố cung cấp bao gồm: Đường sá đô thị
duy tu bảo dưỡng đường sá, chiếu sáng đô thị, vệ sing môi trường, giao thông,
bệnh viện, cảnh sát,... Trong nền kinh tế thị trường, các chính quyền đô thị chỉ
nên giới hạn vào cung cấp các dịch vụ cho dân cư đô thị của mình. Để sản xuất
có hiệu quả các cấp các ngành cần xác định rõ sản xuất cái gì, cho ai, bao nhiêu
và chất lượng thế nào?
Chính quyền đô thị phải cung cấp các dịch vụ có tính xã hội mà các doanh
nghiệp tư nhân không muốn cung cấp như y tế cộng động, giáo dục công, văn
hoá xã hội, trật tự an toàn xã hội...
IV. Các nội dung thu của ngân sách đô thị từ trong nước
4.1. Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngân sách đô thị, hay ngân sách của thành phố, thị xã, thị trấn, được
hình thành theo luật ngân sách Nhà nước năm 1998. Cũng giống như ngân sách
các địa phương, ngân sách đô thị hình thành dựa vào nhiệm vụ quản lý Nhà
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nước về hành chính kinh tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên chế độ
định mức chi tiêu và chính sách để lại nguồn thu cho các đô thị để thiết lập và
chấp hành ngân sách. Các nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương bao gồm:
• Các khoản thu được giữ lại 100%:

- Tiền thuê chênh lệch giá đất
- Tền thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn quận, huyện không kể
lệ phí trước bạ nhà đất
- Thu tiền từ hoạt động sổ xố kiến thiết
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài trực tiếp cho tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu nhập khác nộp vào
ngân sách tỉnh theo quy định của chính phủ
- Các khoản huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của chính
phủ(các loại quỹ phát triển nhà ở)
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố
- Thu kết dư ngân sách ngân sách cấp tỉnh, thành phố
- Bổ sung từ ngân sách trung ương (tài trợ của chính phủ)
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
• Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách Trung
ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) không kể VAT của hàng hoá
nhập khẩu
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành
- Thuế thu nhập (đối với người có thu nhập cao)
- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài
- Thu sử dụng vốn ngân sách
• Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và

ngân sách quận, phường:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thực chất là chênh lệch giá
đất
- Thuế nhà đất
- Tiền sử dụng đất
• Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và
ngân sách huyện, xã:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp(cho thị trấn, xã tối thiểu là
20%)
- Thuế tài nguyên
- Lệ phí trước bạ nhà đất
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh vàng mã; vũ trường,
karaoke, massage...)
4.2. Ngân sách cấp thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận
* Các khoản thu này được giữ lại 100%.
- Thu ngoài quốc doanh: Đó là các khoản thu từ thuế và lệ phí đối với các
công ty, doanh nghiệp, các tiểu thương, tiểu chủ không thuộc sở hữu Nhà nước.
- Thuế môn bài: Không gồm thuế môn bài thu từ các hộ gia đình, các nhà
kinh doanh nhỏ ở thị trấn, xã.
- Thuế sát sinh: Thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quản lý.
- Thu kết dư ngân sách cấp thành phố: Đó là những khoản chi còn dư
được tổng kết vào cuối năm.
- Bổ sung từ ngân sách tỉnh: Là những khoản trợ cấp ngân sách tỉnh cho
thành phố, thị xã, huyện, xã.
- Các khoản thu khác theo quy định của nhà nước: Thuế tắc nghẽn giao

thông, thuế ô nhiễm môi trường… cũng là những nguồn thu quan trọng, đồng
thời góp phần khắc phục các vấn đề về giao thông và cải thiện môi trường.
* Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách tỉnh và ngân
sách thành phố thuộc tỉnh.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Là chênh lệch giá của đất trong quá
trình chuyển quyền sử dụng. Thuế có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
nên người sử dụng phải cân nhắc khi chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế đất ở: đất xây dựng các công trình sử dụng vào các mục đích phi
nông nghiệp. Căn cứ để tính thuế là diện tích và khả năng thu nhập của các
công trình. Nếu đất đô thị chỉ để ở thì đất phụ thuộc vào vị trí từng loại phố,
tuỳ loại đô thị, thuế đất ở đô thị cao hơn thuế đất nông nghiệp từ 2 đến 32 lần.
Đất ven đô, ven trục giao thông chính có mức thuế cao hơn từ 1,5 đến 2,5 lần
thuế đất nông nghiệp vào loại cao nhất trong vùng.
- Tiền thuê đất: Là khoản thu điều tiết vào thu nhập do sử dụng đất mang
lại. Tiền thuê đất phải lớn hơn thuế đất một khoản bằng lợi nhuận của người có
tài sản cho thuê. Các đơn vị không được nhà nước giao đất phải đi thuê đất để
xây dựng nhà xưởng để hoạt động.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (cho thị trấn, xã tối là 20%): Thực hiện
điều tiết đối với đất được sử dụng vào sản xuất nông nhiệp. Căn cứ để tính thuế
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là diện tích và chất lượng kinh tế đất. Thuế suất được tính bằng kg
thóc/sào/năm. Thực tế thường quy đổi thành tiền để đơn giản khâu thu nộp.
- Tiền sử dụng đất: Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sủ dụng
ổn định lâu dài, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
- Thuế tài nguyên: Đánh vào các chủ thể sử dụng tài nguyên khoáng sản
hoặc người trực tiếp khai thác.
- Lệ phí trước bạ nhà đất: Là khoản tiền mà người mua đất hoăc mua nhà
phải nộp thay người bán cho chi cục thuế.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh hàng mã, vũ trường, karaoke,
massage….
- Nguồn thu từ hàng hoá công cộng.
Chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp một số hàng hoá dịch vụ,
dịnh vụ giao thông, bảo vệ của cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, công viên và
thoát nước… Tuy nhiên trong một số các điều kiện nhất định thì việc cung cấp
hàng hoá của chính quyền địa phương đạt hiệu quả cao.
Nói chung nguồn thu từ hàng hoá công cộng là rất ít vì nó mang tính
chất phục vụ cho tầng lớp nhân dân. Người dân sử dụng các hàng hoá công
cộng đó họ phải trả tiền thông qua các dịch vụ.
• Các loại lệ phí:
+ Lệ phí giao thông
+ Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
+ Lệ phí xử phạt hành chính
+ Lệ phí lưu trú đô thị
+ Lệ phí khác: Phòng cháy chữa cháy, sử dụng bến bãi,
lề đường, quảng cáo công chứng, vệ sinh môi trường...
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Trợ cấp của Chính phủ
Trợ cấp của chính phủ cho các công trình của địa phương như trợ cấp
giáo dục, phúc lợi xã hội, nhà ở và phương tiện công cộng, đường giao thông,
bệnh viện, y tế… là những nguồn tài chính quan trọng cho đô thị.
* Nguồn thu ngân sách từ trong nhân dân
Nguồn thu từ trong nhân dân có vai trò cũng rất quan trọng cho sự phát
triển đô thị, huy động được lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân sẽ rất tốt cho sự
phát triển đô thị. Chính quyền đô thị nên tạo ra nhiều dịch vụ mới để thu hút
nhân dân tham gia và dựa trên nguyên tắc người được hưởng phải trả tiền.
V. Nguồn thu từ nước ngoài

Đó là các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài trực tiếp cho tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật. Vay nước
ngoài như từ nguồn vốn World Bank, IMF…Các nguồn vốn khác như ODA,
FDI thì chủ yếu đầu tư vào nông thôn, vùng miền núi kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH CHO SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ THÀNH HÓA TRONG
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
I. Giới thiệu về Thành phố Thanh Hoá
Một người pháp tên là Charles Robequin viết lại những quan sát về
thành phố Thanh hoá trong một luận văn tiến sĩ của mình, ông đặc biệt tán
thưởng chất lượng các đồ gốm sành màu tím ngắt hoặc màu da lươn vàng ươm
ở Lò Chum Bến Ngự chất đầy trên các con thuyền mành và thuyền đinh, mỗi
năm có sản lượng 1.500 tấn và xuất khẩu ít nhất 270 tấn ra thị trường Bắc Bộ.
Thành phố Thanh hoá được biết đến với chiến thắng Hàm Rồng vẻ vang
thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của quân dân Nam Ngạn trong kháng
chiến chống Mĩ. Bây giờ lại rất nổi tiếng bởi là nơi cung ứng hàng trăm mặt
hàng đá ốp lát có hàm lượng Silic cao với nhiều màu sắc tuyệt vời.
Thành phố nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam
Bộ. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vị trí địa
lý trên là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho phát triển Thành phố mở
rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước cũng như với
nước bạn Lào.
Ngày 1/5/1994 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Thành phố
Thanh hoá trên cơ sở là Thị xã Thanh hoá, Địa giới bao gồm:
Phía Bắc tới núi Vôi- Xã Đông Cương

Phía Đông tới cảng Lễ Môn- Xã Quảng Hưng
Phía Nam tới Cầu Quán Nam- Xã Đông Vệ
Phía Tây tới cây số Ba- Phường Phú Sơn
Năm 2003, Thành phố có diện tích tự nhiên là 58,58 km
2
riêng đất
xây dựng đô thị là 14.926 km
2
. Có 12 phường và 6 xã. Tính đến 01/01/2003
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tổng số dân toàn thành phố là 286.848 người, mật độ dân số nội thành là
17.188 người/km
2
Khu trung tâm có các phường Ba Đình, Điện Biên, Lam Sơn, Ngọc
Trạo, Tân Sơn, Trường Thi.
Kế cận có phường Đông Sơn, Đông Vệ, Phú Sơn, Đông Thọ, Nam
Ngạn, Hàm Rồng.
Ngoại vi thành phố có các xã Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải,
Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng.
Hướng phát triển của thành phố là Đông- Đông Bắc(xã Đông Cương) và
Đông- Đông Nam(xã Quảng Thành). Các xã Đông Hương, Đông Hải, Quảng
Hưng và Quảng Thắng là những quỹ đất tiềm năng rộng lớn cho các khu đô thị
mới có quy hoạch hiện đại. Thành phố có khu công nghiệp có tổng diện tích
180 ha: khu công nghiệp Đình Hương 30 ha, khu công nghiệp vừa và nhỏ Tây
Bắc ga 50 ha, khu công nghiệp Lễ Môn 100 ha. Giá trị Sản xuất chiếm 34,4%
tổng GDP của thành phố.
II. Thực trạng tăng nguồn thu cho sự phát triển của thành phố Thanh hoá
trong giai đoạn 2001- 2005

2.2.1 Vấn đề xây dựng nguồn thu:
Đây không phải là hạn chế riêng của Thành phố Thanh hoá mà còn là
hạn chế của nhiều đô thị khác. Xây dựng nguồn thu là một phạm trù mới trong
quản lý thu ngân sách Nhà nước. Cho nên vấn đề xây dựng và nuôi dưỡng
nguồn thu chưa được các cấp chính quyền Thành phố quan tâm. Nguồn thu
ngân sách chủ yếu là nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác. Các
cán bộ quản lý chưa nhận thấy được tầm quan trọng khi tạo nên các nguồn thu
mới trên địa bàn Thành phố. Ví dụ như thất thu từ việc không áp dụng thu thuế
xây dựng nhà ở mà chỉ thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng. Mà vô tình làm mất
hàng chục tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Khoa Kinh tế môi trường & Đô thị
18

×