Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài viết: Kỷ vật tuổi thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.55 KB, 2 trang )

KỶ VẬT TUỔI THƠ
Bài dự thi “ Nói hay- viết đẹp” cấp Huyện.
Đạt giải nhất. Năm học: 2006-2007
Từng cơn gió heo may cuối mùa càng se sắt và trời bắt đầu mưa.
Mùa đông đã đến thật rồi, tôi lật đật lấy áo ấm để mặc, trong lúc vội vàng
chiếc áo len cũ màu rêu rơi xuống, tôi ướm vội lên người. Chao ôi! Ấm
quá ! Mùi trầu ngai ngái như phảng phất đâu đây và ký ức tuổi thơ lại hiện
về trong tôi rõ mồn một.
Hẳn ai trong chúng ta cũng có một thời thơ ấu. Có biết bao kỷ niệm
buồn vui về nó. Riêng tôi thì nó là mảnh vườn con con và hàng cau sai
quả của ngoại. Có thể nói tưổi thơ của tôi gắn liền với ngoại. Ngoại là tất
cả của tôi.
Tôi lớn lên không phải bằng giọng sữa ngọt ngào của mẹ, bằng
những lời vỗ về âu yếm của cha mà bằng sự chắt chiu tảo tần và tiếng ầu
ơ đứt quảng của ngoại. Ba mẹ bỏ lại tôi cho ngoại khi hai ngưòi bị vỡ hụi
phải bỏ quê biệt xứ. Chắc bạn sẽ hình dung phần nào cuộc sống của một
bả cụ trên 60 tuổi và đứa cháu đỏ hỏn trên tay. Tôi bám vào ngoại như cây
xương rồng bám vào cát trắng của quê tôi. Ngoại nuôi tôi bằng hàng nước
chè mỗi phiên chợ. Những buổi sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang
ngon giấc, bóng dáng hao gầy của ngoại đã dậy lục đục rửa chè, ủ nưởc
rồi lay tôi dậy ngồi vào một đầu gánh còn đầu kia đặt ấm nước to bự quày
quả xuống chợ .
Có lẽ vì thương bà cháu côi cút ai cũng muốn giúp bà, nên hàng bà
bao giờ cũng hết sớm.Với lại như hiểu đươc thân phận của mình tôi chẳng
bao giờ quấy bà cả. Cho đến một hôm- một buổi sáng mùa đông, trời mưa
tầm tã. Ngoại đành ở nhà (vì trời mưa ai uống nước mà bán ), tôi xáy trầu
giúp bà rồi hòa vào lũ bạn hàng xóm rong chơi. Tối đến, tôi bị cảm lạnh
người run cầm cập. Ngoại lọm khọm xoa dầu ủ ấm cho tôi, cuốn chặt
chăn nhưng tôi vẫn thấy lạnh.
Trong ánh sáng lờ mờ. tôi nhìn rất rõ ngoại cởi chiếc áo len đang mặc
đắp thêm cho tôi còn ngoại thì co ro trong tấm chăn vá. Tôi ân hận và


thưong ngoại vô cùng. Lúc ấy, tôi thầm trách ông trời sao lại tàn nhẫn với
bà cháu tôi đến vậy. Như nghiền hơi ấm của ngoại, mỗi khi trời vừa chớm
đông tôi lại lấy áo ngoai ra đắp, có khi còn xúng xính trong chiếc áo màu
rêu ấy và chun mũi ngửi ngửi mùi trầu ngai ngái thân thương mà không
sao dứt ra được.
Thời gian thoăn thoắt thoi đưa,tôi vui sướng hân hoan vì được cắp sách
đến trường như bao đứa bạn đồng trang lứa. Tôi lớn dần trong sự nhọc
nhằn lo toan của ngoại. . . những tất bật khốn khó đã hằn sâu trên khoé
mắt ngoại, tóc ngoại giờ đây bạc trắng, tấm lưng gầy còng hẳn xuống.
Duy chỉ có tình thương ngoại dành cho tôi thì vẫn đong đầy theo năm
tháng .
Rồi ba mẹ tôi đã trở về sau bao năm bươn chãi xứ người kiếm sống và
trang trải nợ nần. Tôi hạnh phúc vô cùng khi gia đình đoàn tụ. Nỗi cực
nhọc của ngoại đã được bù đắp, ngoại như trẻ lại hàng chục tưổi, ngôi
nhà nhỏ của tôi đầy ắp tiếng cười.
Đùng cái ngoại tôi đã ra đi sau một cơn đau tim đột ngột. Mất bà tôi hụt
hẫng suốt một thời gian dài. Mỗi khi nhớ đến ngoại tôi lại đem áo ra ướm
ướm, ngửi ngửi, mong tìm lại hơi ấm của ngoại thuở nào. Chiếc áo len ấy
là kỷ vật thiêng liêng mà ngoại đã để lại cho tôi .
Cuộc sống của tôi bây giờ đủ đầy, no ấm nhưng cứ mỗi độ đông về
lòng tôi lại bồi hồi thổn thức hai tiếng”Ngoại ơi!”. Cháu sẽ không bao
giờ quên ngoại đâu. Bởi vì bà đã dành cho cháu một tình thương bao la.
Nó thể hiện qua tấm áo của bà đấy bà ạ!.
Tôi tự hứa với mình sẽ mãi mãi giữ chiếc áo đó, không để nó mất đi và
sễ cố gắng học thật giỏi để bà tôi được ngậm cười nơi chín suối .
Hải Ba, ngày 8 tháng 12 năm
2006

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×