Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.32 KB, 6 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7, HỌC KÌ II, ĐỀ 1
Mức độ
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận
Nhận
biết
biết
Thông
Thông
hiểu
hiểu
Vận dụng
Vận dụng Tổng
T
T
hấp
hấp
Cao
Cao
TN
TN
TL
TL
TN
TN
TL
TL
TN
TN
TL


TL
TN
TN
TL
TL
Văn
học
Nội dung C 7,
8
2
2
Nghệ thuật C
10 1
Tiếng
Tiếng
Việt
Việt
Các kiểu
câu
C 4,
9
2
2
Dấu câu C 5
1
1
Tập
Tập
làm
làm

văn
văn
Đặc điểm
văn bản
nghị luận
C 1

C 2 2
Nghị luận
giải thích,
chứng minh
C 3,
6 2
Viết văn
bản đề nghị
C
11
1
Viết bài văn
nghị luận
C
12 1
Tổng số câu
Tổng số câu
Trọng số điểm
Trọng số điểm
2
0,5
7
1,75

1
1
0,25
0,25
1
2
1
5,5
12
10
Mỗi câu trắc nghiệm: 0, 25 điểm
Câu tự luận 11 được 2 điểm; câu 12 được 5, 5 điểm
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7, HỌC KÌ II, ĐỀ 1
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
1
Trắc nghiệm (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận?
A. Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó
B. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con
người
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một vấn đề của cuộc
sống
D. Trình bày một chuỗi sự việc, sự kiện, câu chuyện theo một trình tự
nhất định
2. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận

3. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích?
A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt
Nam từ thực tế cuộc sống
B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ
C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo
vệ môi trường sống
D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là
mẹ thành công?
4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Người ta là hoa đất.
2
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
D. Uống nước nhớ nguồn.
5. Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống ( ) trong nhận định sau ?
“Dấu được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.”
A. chấm phẩy
B. ba chấm
C. gạch ngang
D. gạch nối
• Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ 6 đến 10).
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng
bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có
khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta
là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm
cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào
công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2)
6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A. Giới thiệu về tinh thần yêu nước của dân tộc
B. Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả về tinh thần yêu nước
D. Giới thiệu về công việc yêu nước, công việc kháng chiến
7. Câu nào sau đây nêu luận điểm của đoạn văn trên ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
3
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ
thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều
được đưa ra trưng bày.
8. Luận điểm của đoạn văn trên nói lên điều gì ?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của nhân
dân ta
B. Tinh thần yêu nước được biểu hiện vô cùng phong phú trên mọi
lĩnh vực của cuộc sống
C. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được
phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến
D. Nhiệm vụ của người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước
được phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống
9. Nhận xét nào sau đây đúng với hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong
tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương, trong hòm.”?
A. Là hai câu chủ động
B. Là hai câu bị động
C. Là hai câu đặc biệt
D. Là hai câu ghép

10. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì ?
A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dể hiểu
D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
Tự luận (7, 5 điểm)
4
11. (2 điểm): Cho tình huống sau:
Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả
lớp muốn đi xem tập thể.
Em thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy (cô) giáo chủ
nhiệm nguyện vọng trên.
12. (5, 5 điểm): Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến sau
đây của Hoài Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,
luyện những tình cảm ta sẵn có. (trích Ý nghĩa văn chương)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7, HỌC KÌ II, ĐỀ 1
5
Trắc nghiệm (2, 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm):
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B D A A B D C B C
Tự luận (7, 5 điểm):
11. (2 điểm):
Biết viết văn bản đề nghị:
+ Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị
ai? Đề nghị điều gì? (1 điểm)
+ Đáp ứng được các yêu cầu về hình thức của văn bản đề nghị (cách
trình bày các mục trong văn bản, diễn đạt, chữ viết, ). (1 điểm)
12. (5, 5 điểm):
- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh. (1,5 điểm)

- Hiểu được nội dung ý kiến của Hoài Thanh: ý nghĩa giá trị lớn lao của
văn chương đối với đời sống tâm hồn con người. (1 điểm)
- Làm sáng tỏ nội dung trên qua một số tác phẩm đã học (chứng minh 2
ý: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, văn chương
luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có). (2 điểm)
- Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm)
6

×