Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vi phạm Hợp đồng đặt cọc mua nhà ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 3 trang )

Vi phạm Hợp đồng đặt cọc mua nhà
Thứ tư, 20/10/2010, 09:06 GMT+7
Hỏi: Tôi có bán căn nhà với giá là 850 triệu đồng. Bên mua đã đặt cọc và hẹn tôi một tuần sau
sẽ đi công chứng, đồng thời đưa hết số tiền còn lại cho tôi.
Nhưng đã hơn tháng nay mà bên mua vẫn chưa đến như đã hẹn. Tôi có thể lấy luôn số tiền
cọc và bán nhà cho người khác không?
Nguyễn Thị Nguyệt (hẻm 888 Lạc Long Quân, quận Tân Bình)
- Trả lời:
Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một
khoản tiền, hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc)
trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải
được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho
bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, bà cần liên hệ với bên mua nhà để có xác nhận chắc chắn họ không mua nhà nữa.
Lúc đó bà mới có thể bán nhà cho người khác và không phải trả lại tiền cọc.
LS PHẠM CAO THÁI
(Theo PL TPHCM)
Có phải bồi thường tiền cọc?
* Tôi mua một căn hộ chung cư (chưa có sổ đỏ vì lúc đó căn nhà chưa xây xong). Tên trong
hợp đồng là tên của chủ cũ, sau đó chủ cũ có bán lại cho 1 người khác (có làm giấy ủy quyền
có công chứng). Người này có vay tiền tôi để làm ăn và đưa tôi giấy tờ nhà đó để làm tin.
Toàn bộ giấy tờ gồm: hợp đồng mua bán nhà của chủ đầu tư và chị A (chủ đứng tên trong
hợp đồng), giấy ủy quyền có công chứng của chị A cho chị B (người vay tiền của tôi).
Vì cần tiền gấp nên chị B đồng ý cho tôi bán nhà nhưng chỉ nói miệng và tôi đã bán căn hộ
cho 1 người khác, đã lấy tiền đặt cọc và có làm giấy nhận đặt cọc. Trong điều khoản đặt cọc
có ghi nếu tôi không bán nữa sẽ phải chịu mất gấp đôi số tiền đã đặt cọc. Thời điểm làm giấy
đặt cọc tôi không liên lạc được với chị B, nên sau khi chị B về đã mang tiền


trả tôi và không đồng ý bán căn hộ nữa. Chị đã đến trả lại tiền đặt cọc cho người mua nhưng
bên mua nhất định không đồng ý và đòi kiện tôi ra tòa lấy lại số tiền phạt cọc.
Xin hỏi: Tôi có phải trả tiền phạt cọc hay không (trong biên nhận đặt cọc không có người làm
chứng)? Tôi không phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn hộ đó nên không thể viết giấy bán
1
nhà hay đặt cọc đúng không? Nếu có ra tòa thì họ không thể bắt tôi trả tiền phạt cọc đúng
không? Mong sớm hồi âm. Xin cảm ơn.
truc-csihn (truc_csi@ )
- Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:
Theo quy định tại điều 358 Bộ luật dân sự thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một
khoản tiền hoặc kim khí quý́, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự và việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho
bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quy định về đặt cọc theo quy định tại điều 358 Bộ luật dân sự nêu trên chỉ quy định việc đặt
cọc phải được lập thành văn bản mà không bắt buộc việc đặt cọc phải có người làm chứng
cũng như phải có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, bên mua có quyền yêu cầu buộc bạn
phải thực hiện nghĩa vụ (trả gấp đôi số tiền đặt cọc) trong trường hợp bạn không tuân thủ các
giao kết đã thỏa thuận trong giấy đặt cọc với bên mua.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng mua bán hàng hóa, với điều khoản đặt cọc nên luôn có trong giao dịch dân sự,
tránh những rủi ro về pháp lý, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình…
Hỏi: Tôi có hợp đồng đặt cọc số tiền 150 triệu để mua nhà của ông C. Nhưng vì lý do giá
trị nhà đất tăng lên nên ông C yêu cầu tôi trả thêm tiền, tôi không đồng ý thì ông C tự ý
hủy hợp đồng đặt cọc và nói rằng sẽ trả lại tiền cho tôi. Vậy tôi xin hỏi việc ông C trả lại
tôi tiền cọc có đúng quy định của pháp luật không và việc xử lý vi phạm sẽ như thế

nào?
Trả lời: Theo quy định tại điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) thì thỏa thuận về đặt cọc là một
giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện về chủ thể ký kết,
về nội dung và hình thức hợp đồng, hợp đồng phải được lập thành văn bản (có thể lập thành
văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).
Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử
lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm
cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo
cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc
không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2, điều
358 - BLDS: “Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải
trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”.
2
b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình
thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới
phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp
đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
c. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc
bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị
vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu sẽ theo nguyên tắc hai bên trả
lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường./.
3

×