Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Luận văn: Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Thái pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.38 KB, 91 trang )

GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Luận Văn
Công tác kế toán và hình
thức kế toán áp dụng tại
công ty TNHH Hoàng Thái



SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 1
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt trong báo cáo 4
Danh mục sơ đồ, bảng biểu 5
Lời nói đầu 6
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
HOÀNG THÁI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.1 Quá trình hình thành của công ty TNHH Hoàng Thái………… …… 7
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty TNHH Hoàng Thái………… ….……8
1.1.3 Quy mô, kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
công ty TNHH Hoàng Thái…………………………… ………….… 9
1.1.3.1 Quy mô của công ty TNHH Hoàng Thái………… ……….…… 9
1.1.3.2 Kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước công ty
TNHH Hoàng Thái 9
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Hoàng Thái 10
1.2.1. Chức năng của công ty TNHH Hoàng Thái…… …… 10
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty TNHH Hoàng Thái .…… ……………………10
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty …………….…11
1.3.1 Loại hình kinh doanh, các loại hàng hóa chủ yếu,………… ……… 11
1.3.2 Vốn kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thái………………… …11
1.3.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của công ty………… 12


1.3.4 Các nguồn lực chủ yếu của công ty…………………… …………….13
1.3.4.1 Tài sản cố định………………………………………… ……….13
1.3.4.2 Lao động………………………………………………… 14
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý công ty… 16
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty………………… 16
1.4.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất………………………………… 16
1.4.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức SXKD tại công ty ……………… ……… 17
1.4.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý…………………………… …20
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 2
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại đơn vị………………………… 22
1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty……………………… 22
1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty………………………………………… 23
1.5.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty…………………………… 24
1.5.4 Hệ thống tài khoản sử dụng ………………………………………… 26
1.5.5 Kế toán hàng tồn kho………………………………………… 28
1.5.6 Cách tính và nộp thuế tại công ty…………………………………… 28
PHẦN II: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN………………… 29
I Hạch toán vốn bằng tiền 29
1.1 Nội dung…………………………… ………………………………… 29
1.2 Thực hành ghi sổ…………… …………………………….30
1.2.1 Hạch toán tiền mặt……………………………………………… 30
1.2.1.1 Chứng từ…………………………………………………… 30
1.2.1.2 Chứng từ ghi sổ………………………………… ……………34
1.2.1.3 Sổ chi tiết tài khoản…………………………………… …….35
1.2.1.4 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ …………… ……………………35
1.2.1.5 Sổ Cái tài khoản ……………………………… …………….36
1.2.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng …………………………… …… 37
1.2.2.1 Chứng từ…………………………………………………… 37
1.2.2.2 Sổ chi tiết tài khoản……… ……………………………… 38

1.2.2.3 Sổ Cái tài khoản………………… ………………………… 40
II Hạch toán tiền lương……………………………… ………………… 41
2.1 Nội dung ………………………………………………… ………… 41
2.2 Thực hành ghi sổ………………………………………………… ….42
III Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ… ………………………………50
3.1 Nội dung……………………………………… …………………… 50
3.2 Thực hành ghi sổ……………………………………… …………….51
IV Tổ chức sổ và ghi chép vào sổ theo các hình thức kế toán còn lại… 70
4.1 Hình thức kế toán” Nhật ký chung”……………… ………………….70
4.1.1 Quy trình ghi sổ của hình thức “Nhật ký chung”…… ………….70
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 3
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
4.1.2 Giải thích sơ đồ……………………………………………… ….70
4.1.3 Ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chung” …………………………71
4.2 Hình thức “ Nhật ký – Sổ Cái”…………………… ………………… 76
4.2.1 Tổng quan về hình thức “Nhật ký – Sổ Cái”……… …………….76
4.2.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký – Sổ Cái”……… ………77
4.2.3 Ghi sổ theo hình thức “Nhật ký – Sổ Cái”……………………… 77
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG THÁI VÀ CÁC HÌNH
THỨC KẾ TOÁN CÒN LẠI……………………………………… …82
I Những đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty…………… 82
II Nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Thái và các
hình thức kế toán còn lại…………………………………………………… 84
KẾT LUẬN………………………………… ……………………………… 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………… ………………………… 87


SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 4
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp

DANH MỤC
CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BHXH
BHYT
BQ
BC
BN
CB - CNV
CPSX
CSH
DNTN
NH
NN
NSLĐ
NXT
NVL
KSC
HĐKT
HĐLĐ
LĐPT
SXKD
STT
PC
PT
PN
PX
TNHH
TKĐƯ
TK

TSCĐ
GTGT
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bình quân
Báo có
Báo nợ
Cán bộ công nhân viên
Chi phí sản xuất
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân
Ngân hàng
Nhà nước
Năng suất lao động
Nhập xuất tồn
Nguyên vật liệu
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng lao động
Lao động phổ thông
Sản xuất kinh doanh
Số thứ tự
Phiếu chi
Phiếu thu
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Trách nhiệm hữu hạn
Tài khoản đối ứng
Tài khoản
Tài sản cố định

Giá trị gia tăng
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 5
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
I. DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Giá trị vốn góp 8
Bảng 1.2: Khái quát tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thái 9
Bảng 1.3: Nguồn vốn kinh doanh của công ty 10
Bảng 1.4: Trích khấu hao TSCĐ năm 2009 14
Bảng 1.5: Khát quát tình hình lao động của công ty 15
II. DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất tại xưởng 17
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh 20
Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 21
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán của công ty 23
Sơ đồ 1.5: Hình thức ghi sổ chứng từ 25
Sơ đồ 1.6: Danh mục tài khoản sử dụng tại công ty 26
Sơ đồ 1.7: Quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền 29
Sơ đồ 1.8: Quy trình ghi sổ phần hành kế toán tiền lương 41
Sơ đồ 1.9: Hoạch toán chi tiết pháp thẻ song song 51
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung 70
Sơ đồ 1.11: Ghi sổ hình thức “ Nhật ký – Sổ Cái” 77
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 6
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế.
Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế toán để biết
tình hình và kết quả kinh doanh
Hiện nay nước ta dang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý kinh tế đang đứng

trước nhu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức
tạp. Là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế
cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên
công tác kế toán cũng trải qua nhiều cải biến, phù hợp với thực trạng kinh tế.Việc
thực hiện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả quản lý.
Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành giữa chúng có
mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác,
tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng
trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được điều đó, sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH
Hoàng Thái, nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Mai Hương và các
cô chú, anh chị trong công ty em đã hoàn thành bản báo cáo này.
Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần một: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH Hoàng Thái
Phần hai: Thực hành về ghi sổ kế toán
Phần ba: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và
các hình thức còn lại
Trong khoảng thời gian ngắn thực tập tại công ty, với sự khó khăn của một
sinh viên chuyên ngành kế toán lần đầu tiên áp dụng những lý thuyết đã học vào
thực tế, bài viết của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhập định. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Thầy cô giáo cũng như các bạn
sinh viên cùng ngành để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 7
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG THÁI
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
HOÀNG THÁI

1.1.1 Quá trình hình thành của công ty TNHH Hoàng Thái:
KonTum là một tỉnh nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên, nơi đây được cả
nước biết đến không phải chỉ ở những nét văn hóa bản sắc dân tộc mà còn biết đến
là tỉnh có nhiều thế mạnh tổng hợp về nhiều ngành nghề kinh tế: nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch
Đặc biệt với tiềm năng kinh tế về lâm nghiệp và nguồn nguyên liệu gỗ đa
dạng, phong phú. Trong những năm gần đây ngành sản xuất- kinh doanh và chế
biến các mặt hàng nội thất cao cấp từ gỗ đã và đang phát triển rất mạnh ổn định trên
nhiều mặt, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài. Xuất phát từ những thuận lợi và những nền tảng trên Công ty
TNHH Hoàng Thái được thành lập.
Công ty TNHH Hoàng Thái thuộc mô hình công ty TNHH 02 thành viên trở
lên, được thành lập ngày 3/8/1999 theo giấy phép số : 000021GP/TLDN do UBND
Tỉnh,Thành phố Kon Tum cấp.
Giấy phép kinh doanh số : 6100149082 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Kon
Tum cấp ngày 4/8/1999.Theo đó, công ty TNHH Hoàng Thái có những đặc điểm
sau:
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Thái.
Tên giao dịch: HOTHAIMEX.
Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 284,Đ.Phạm Văn Đồng - Phường Lê Lợi -
Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum
Điện thoại: (060) 3851446 _Fax: (060) 3851446
Email:
Vốn điều lệ ban đầu:
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 8
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Gồm 02 thành viên: Nguyễn Trí Thâm góp 77% = 1.77 tỷ
Lê Thị Mai góp 23% = 0.53 tỷ
Đến năm 2009 khi mở rộng quy mô vốn điều lệ tăng lên là 10 tỷ với sự góp vốn của
02 thành viên như sau:

Bảng 1.1: Giá trị vốn góp
Tên thành viên Giá trị vốn góp Phần vốn góp Ghi chú
Nguyễn Trí Thâm 7.7 tỷ 77% Góp bằng VNĐ
Lê Thị Mai 2.3 tỷ 23% Góp bằng VNĐ
(Nguồn phòng kế toán)
1.1.2 Quá trình phát tiển của công ty TNHH Hoàng Thái:
Công ty TNHH Hoàng Thái thành lập trong bối cảnh nền kinh tế của tỉnh
nhà đang chuyển dịch để từng bước phát triển đi lên, với nhiều chính sách khuyến
khích, ưu đãi các DNTN trong tỉnh phát triển. Trong thời gian đầu mới thành lập
điều kiện vật chất, kỹ thuật của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn như: sắp xếp tổ
chức bộ máy quản lý, bố trí nhân sự, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở
hạ tầng còn thấp kém, lạc hậu, công nghệ chế biến chưa cao.
Tuy nhiên chỉ qua hơn một năm xây dựng và phát triển, công ty đã đề ra kế
hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng thời điểm với mục tiêu, nội dung và
bước đi cụ thể, tập trung nâng cấp sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Đến nay tình hình hoạt động
của công ty đã đi vào ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh cao hơn lúc mới thành
lập gấp nhiều lần. Hiện nay công ty đã đầu tư kinh phí và nhân lực xây dựng mới
trụ sở làm việc và toàn bộ phân xưởng sản xuất dù chưa hiện đại, xong cũng tương
đối,đầy đủ phục vụ nhu cầu SXKD, không ngừng tăng sức mạnh cạnh tranh, mở
rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với mục đích sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu
thu nội địa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường trong nước và nước ngoài nhằm đa
dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng sản xuất,
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 9
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
kinh doanh, chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của công ty TNHH
Hoàng Thái là phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.3 Quy mô, kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước công
ty TNHH Hoàng Thái:

1.1.3.1 Quy mô của công ty TNHH Hoàng Thái:
thu thể hiện qua bảng sau:
Công ty TNHH Hoàng Thái đăng ký vốn điều lệ với lần thay đổi sau cùng
vào ngày 12/5/2009 là 10 tỷ đồng cùng với số lao động hàng năm đều nhiều hơn
300 lao động, do đó theo quy định hiện hành thì công ty TNHH Hoàng Thái thuộc
loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa.
1.1.3.2 Kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước công ty
TNHH Hoàng Thái
Những năm vừa qua, tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thái có
nhiều chuyển biến mạnh,công ty có sự giảm sút về doanh thu:
Bảng 1.2: Khái quát tình hình kinh doanh của
Công ty TNHH Hoàng Thái

(Đvt: VNĐ )
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Doanh thu trước thuế
Doanh thu sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
87.878.093.697
72.988.676.013
71.354.570.104
68.158.676.013
22.154.349.844

22.134.067.733
1.021.539.602
970.462.622
96.529.765.574
81.170.645.496
81.955.419.031
76.340.645.496
14.148.023.987
14.148.023.987
585.707.679
556.422.295
84.064.465.270
71.025.947.306
69.939.067.691
66.195.947.306
7.692.775.323
7.692.775.323
222.437.305
211.315.439
(Nguồn phòng kế toán)
Ta thấy doanh thu từ năm 2007 đến năm 2009 có sự giảm sút khá lớn, do ảnh
hưởng suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát trong nước, nên chi phí đầu vào tăng
cao, mà trong khi đó giá bán sản phẩm xuất khẩu vẫn không tăng, nên cuối năm
2007, năm 2008 và năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 10
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
khó khăn, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm và thanh toán. Thị trường đầu ra bị thu
hẹp, hoạt động sản xuất của công ty mang tính cầm chừng.
Với những khó khăn hiện nay, Công ty đang tiến hành thu hẹp quy mô hoạt
động đối với lĩnh vực sản xuất hàng gỗ xuất khẩu, tìm biện pháp khôi phục sản xuất

hàng gỗ để tiêu thụ nội địa và chuyển sang hoạt động một số lĩnh vực mới, cụ thể
như sau:
+ Sản xuất gỗ ghép từ hàng tồn kho để xuất bán nội địa tại sản xuất số 2 –
Khu công nghiệp Hoà bình Tỉnh KonTum.
+ Sản xuất ván lót sàn cho các dự án trong nước
+ Khai thác cây cảnh
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG THÁI
1.2.1 Chức năng của công ty TNHH Hoàng Thái
Công ty TNHH là một doanh nghiệp chuyên SXKD, chế biến các sản phẩm
từ gỗ xuất khẩu, và hàng mộc cao cấp, sản phẩm sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp
là: bàn ghế ngoài trời, ván sàn các loại, mua bán nông lâm sản, sản xuất hàng mộc
mỹ nghệ, hàng mộc xuất khẩu, khai thác và vận chuyển lâm sản
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty TNHH Hoàng Thái
Để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường trong và ngoài nước chấp
nhận thì doanh nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng
tốt thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên từng vùng thị trường.
+ Dây chuyền sản xuất phải đồng bộ, hiện đại, độ chính xác cao.
+ Đội ngũ công nhân viên phải có tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo
trong quá trình sản xuất.
+ Nguồn nguyên liệu chính của công ty là gỗ phải đảm bảo được nguồn gốc,
xuất sứ.
+ Thực hiện tốt các quy định quốc tế về quản lý nguyên liệu, phôi liệu, thành
phẩm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 11
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, ngân sách NN.
+ Phát huy quyền làm chủ tập thể người lao động, chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần người lao động.

+ Thực hiện tốt các chính sách về lao động tiền lương theo quy định của Nhà
Nước
+ Chấp hành các quy định của NN trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh sản
xuất như pháp lệnh: HĐKT, HĐLĐ
+ Thường xuyên củng cố trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho nhu
cầu sản xuất.
+ Xuất phát từ đặc thù riêng của ngành sản xuất đồ gỗ. Vì vậy muốn tồn tại và
phát triển thì đòi hỏi tất cả CBCNV trong công ty từ ban lãnh đạo đến từng công
nhân viên trong công ty phải luôn quán triệt nhiệm vụ của mình, khong ngừng phấn
đấu trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao
chất lượng sản phẩm tù đó tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống vật chất cho người lao
động. Đó chính là cơ sở để DN có đủ sức mạnh cạnh tranh và đứng vững trên thị
trường.
1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH HOÀNG THÁI
1.3.1 Loại hình kinh doanh, các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu, thị trường đầu
vào, đầu ra của công ty TNHH Hoàng Thái
Công ty TNHH Hoàng Thái hiện đang hoạt động theo hai loại hình là sản
xuất và kinh doanh. Các loại hàng hóa chủ yếu mà công ty sản xuất là bàn ghế
ngoài trời, ván sàn các loại, sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, đồ nội thất với nguyên liệu
là gỗ chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Braxin, Hongkong, Nam phi Công
ty chủ yếu mua bán với các đối tác đã làm ăn lâu năm với công ty như
Với loại hình sản xuất, công ty chủ yếu mua nguyên vật liêu đầu vào ở nước
ngoài và chế biến trong nước sau đó lại bán qua nước ngoài như EU, các nước
ASIAN Với loại hình kinh doanh thì ngược lại, công ty mua sản phẩm ở nước
ngoài sau đó bán lại ở nội địa mà chủ yếu là các thành phố lớn như Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 12
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3.2 Vốn kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thái

Bảng 1.3: Nguồn vốn kinh doanh của công ty
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vốn CSH
Tỉ lệ (%)
14.889.417.684
16.94
15.359.120.078
15.91
13.038.517.964
15.51
Nợ phải trả
Tỉ lệ (%)
72.988.676.013
83.06
81.170.645.496
84.09
71.025.947.306
84.49
Tổng 87.878.093.697 96.529.765.574 84.064.465.270
(Nguồn phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, công ty hoạt động dựa trên hai nguồn vốn
chính là vốn tự có ( vốn CSH ) và vốn vay, trong đó sự biến động của các nguồn
vốn này qua các năm cũng có sự tăng giảm khác nhau.
Đối với vốn CSH, đó là khoảng đóng góp của các thành viên. Trong các lần
tăng vốn điều lệ của công ty, khoảng tăng thêm được trích từ việc tích lũy lợi nhuận
của các CSH công ty qua nhiều năm hoạt động.
Đối với vốn vay, công ty đã và đang thiết lập quan hệ tín dụng với các NH
như: NH Đầu tư & Phát triển, NH chi nhánh Nông Nghiệp Quang Trung.
Trong cơ cấu theo bảng trên, công ty có vốn CSH khoảng 15%, còn lại là

vốn đi vay. Với cơ cấu vốn như hiện nay, công ty thường xảy ra thiếu vốn để thanh
toán những trường hợp đột xuất do phải lệ thuộc vào vốn vay, hơn nữa trong tình
hình kinh tế không ổn định, lạm phát đang tăng công ty phải gánh chịu một khoảng
lãi vay lớn. Dự tính được vấn đề trên, lãnh đạo công ty đã cắt giảm vốn vay năm
2009 nhưng do khủng hoảng kinh tế công ty hoạt động không hiệu quả nên vốn
CSH cũng được cắt giảm.Tuy thế, khi tình hình kinh tế ổn định như hiện nay công
ty cũng có nhưng chính sách riêng để tăng doanh thu và kế hoạch dài hạn của công
ty là đến năm 2014 sẽ cân đối cơ cấu vốn sao cho vốn CSH chiếm khoảng 35_40%.
1.3.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của công ty TNHH Hoàng
Thái
Với những thành quả đạt được trong thời gian qua cán bộ công nhân viên của
Công ty TNHH Hoàng Thái không ngừng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch trong
vụ mùa tới.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 13
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Về thị trường: để không ngừng nâng cao chất lượng và kiểu dáng mẫu mã
sản phẩm Công ty sẽ thực hiện marketing: tăng cường thăm dò, khảo sát nhu cầu,
thị hiếu của khách hàng để kịp thời điều chỉnh, thay đổi quy cách, kiểu dáng mẫu
mã sản phẩm, tăng cường khâu tiếp thị sắp xếp, bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất
và trả lương theo phương thức khuyến khích chất lượng để không ngừng nâng cao
tay nghề của công nhân.
Về nguyên liệu: Công ty TNHH Hoàng Thái là một công ty chuyên sản xuất
hàng mộc cao cấp xuất khẩu mà nguồn nguyên liệu liệu chính chủ yếu là gỗ nhập
khẩu. Do vậy công ty cần tăng cường công tác nhập khẩu gỗ để có nguồn nguyên
liệu đảm bảo cho sản xuất.
* Mua gỗ ở các đơn vị được phép khai thác có nguồn gốc hợp pháp.
* Nhập khẩu gỗ từ nước bạn: Braxin, Hongkong, Nam phi.
* Mua gỗ tịch thu, thanh lý của sở tài chính, vật bán đấu giá đấu thầu với số
lượng gỗ cần thiết cho nhu cầu sản xuất. (Gỗ nhóm 2 đến nhóm 8) là: 8.200m
3

,
riêng gỗ nhóm 1 khoảng 50m
3
. Số lượng gỗ này công ty sẽ thực hiện mua trong tỉnh
và nhập khẩu từ: Braxin, Hongkong, Nam phi đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu
cho công ty sản xuất hàng năm
Về lao động kỹ thuật: về kỹ thuật công nghệ sản xuất sẽ do giám đốc Công
ty trực tiếp phụ trách. Công ty sẽ ký hợp đồng lao động với các nghệ nhân có tay
nghề chuyên thực hiện sản xuất hàng mỹ nghệ và các công nhân khác có tay nghề
để thực hiện sản xuất hàng mộc (bàn ghế ngoài trời) để xuất khẩu.
Riêng đối với lao động phổ thông, công ty thực hiện ký kết hợp đồng lao
động với người địa phương.
1.3.4 Các nguồn lực chủ yếu của công ty TNHH Hoàng Thái
1.3.4.1 Tài sản cố định
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 14
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.4: Trích khấu hao TSCĐ năm 2009
s
t
t
Tên tài
sản
Nguyên giá Khấu hao lũy
kế đến
1/1/2008
Mức trích
khấu hao
2009
giá trị còn lại
1/1/2009

1 Nhà
xưởng,
máy móc
15 393 924 734 4 839 453 869 269 812 400 10 260 327 718
2 Thiết bị
văn phòng
1 409 053 922 612 622 376 81 828 348 714 603 197
3 Phương
tiện vận
chuyển
1 008 027 132 654 504 271 51 185 090 302 337 771
Tổng cộng 17 811 005 788 6 106 580 516 402 825 838 11 277 268 686
Quy mô TSCĐ tương đối lớn, đa dạng phù hợp với hoạt động SXKD của
công ty. Máy móc thiết bị chủ yếu là máy móc sản xuất. Nhà của kiến trúc chủ yếu
là xưởng sản xuất và nhà kho.
Đối với nhà xưởng, công ty TNHH Hoàng Thái có 2 xưởng sản xuất
Đối với các nhóm TSCĐ khác, công ty đã đầu tư máy móc thiết bị sản xuất
theo mô hình công nghệ của Đài Loan, không ngừng nâng cấp, đầu tư mua sắm mới
máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất.
Theo số liệu của bảng khấu hao trên ta thấy TSCĐ của công ty chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh (khoảng 21%). Trong đó, nhóm nhà xưởng
máy móc chiếm tỷ trọng lớn nhất( 86.4%), tiếp đến là nhóm thiết bị ăn phòng
( 7.91%), còn lại là nhóm phương tiện vận tải (5.69% ). Cơ cấu TSCĐ như thế là
phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, do cần nhiều kho hàng bến bãi,
máy móc phục vụ sản xuất thường phải đổi mới để theo kịp công nghệ thuận tiện
hơn cho công nhân trong công ty thực hiện được mục tiêu tăng NSLĐ để hoàn
thành được các hợp đồng một cách tốt nhất.
1.3.4.2 Lao động
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 15
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp

Bảng 1.5 Khái quát tình hình lao động của
công ty TNHH Hoàng Thái
Chỉ tiêu phân bổ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chức năng
+ Quản lý
+ Lao động
354
54
300
290
40
250
235
35
200
Trình độ
+ Đại học
+ Cao đẳng
+ Trung cấp
+ LĐPT
354
11
4
20
319
290
11
3
21
255

235
10
3
22
200
Tổng quỹ lương/năm 6 328 029 172 5 220 000 000 4 512 000 000
Lương BQ/năm/CN 17 875 789 18 000 000 19 200 000
Lao động của công chủ yếu là dân địa phương, một phần nhỏ là dân ở các
tỉnh thành phía Bắc. Công nhân làm việc tại công ty phần lớn là lao động lành nghề,
có nhiều kinh nghiệm, gắn bó với công ty nhiều năm. Tuy nhiên do tính chất mùa
vụ của hàng hóa nên vào đầu mùa vụ sản xuất công ty thường tuyển thêm công
nhân để lấp những chổ trống mà các công nhân khác nghỉ việc khi công việc mùa
trước kết thúc.
Qua 3 năm, theo thống kê ta thấy số lượng công nhân ngày càng giảm. Đối
với cơ cấu lao động theo trình độ, trình độ đại học vẫn hạn chế, tuy nhiên do công
ty có ít phòng ban mà bộ phận kỹ thuật chủ yếu là những công nhân lành nghề
không có bằng cấp cụ thể, do đó họ vẫn xếp vào LĐPT mặc dù nhiệm vụ chủ yếu
của bộ phận này không phải trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho công ty. Do đó, cơ
cấu lao động theo trình độ của công ty theo em la hợp lý, vừa giảm quỹ lương ở bộ
phận quản lý vừa tạo cơ hội cho bộ phận công nhân quyết tâm hơn trong công việc.
Công nhân viên ở công ty có mức lương BQ nhìn chung là đồng đều với các
công ty khác cùng ngành ở khu vực. Chế độ đãi ngộ với công nhân viên của công ty
cũng đang được hoàn thiện, lương bình quân ngày một tăng lên trong khi đó bắt đầu
từ năm 2008 công ty đã giảm giờ làm của công nhân LĐPT từ 8h/công còn
7,5h/công. Đối với cán bộ quản lý công ty cho đi học thêm trong những kỳ nghỉ
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 16
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
giữa năm của công ty để nâng cao kiến thức, trợ cấp tài chính cho những CNV học
thêm ngoài giờ
1.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN

LÝ CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG THÁI
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Thái
1.4.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Công ty TNHH Hoàng Thái sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất lâm sản nhập
khẩu chủ yếu từ Đức. Toàn bộ quy trình của phân xưởng là một quy trình phức tạp,
gồm nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Giữa các giai đoạn có mối tương quan
với nhau và cùng tuân thủ các quy tắc về kỹ thuật ,vật liệu, tiêu chuẩn một cách chặt
chẽ.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 17
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất tại xưởng
Giải thích:
+ Kho gỗ sau sấy: Căn cứ trên kế hoạch sản xuất của công ty TNHH Hoàng Thái
và tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu. Cân đối tồn chi tiết, bán thành phẩm để xác
định khối lượng gỗ phách cần đưa và bán sản xuất.
Lập biên bảng giao nhận
+ Sơ chế:
Tiến hành công việc tạo phôi chi tiết.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 18
Kho gỗ sau sấy
Đóng gói
Hoàn thiện
Kho chi tiết
Phun sơn, nhúng dầu
Lắp ráp
Nguội
Lọng chi tiết cong Rong chi tiết thẳng
Bào KhoanMộng Tubi
Chà nhám
Đục

Sơ chế
Kho thành phẩm
Tinh chế
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổ cưa đứt chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu gỗ về chất lượng, khối
lượng và đối chiếu mã phách.
Tổ cưa rong nhận phôi từ tổ cưa đứt và rong theo quy cách định sẵn đối với chi
tiết thẳng.
Tổ cưa lượn thao tác đối với chi tiết cong.
Chi tiết sau khi qua cưa đứt, rong, lượn được chuyển qua tổ bào.
Kiểm tra chi tiết trước khi giao qua tổ tinh chế. Những chi tiết đạt phải được
xếp trên những Pallet, chi tiết không đạt xếp Pallet riêng để xử lý.
+ Tinh chế:
Nhận chi tiết của sơ chế và tiến hành các công việc Tubi, mộng, khoan, đục,
phay, Rơto
Các công việc tinh chế có thể được tiến hành hiệu quả dựa trên các tiêu chí kỹ
thuật do phòng kỹ thuật ban hành (kèm theo bản vẽ )
Kiểm tra chi tiết trước khi giao qua kho chi tiết.
Số lượng và qui cách của các chi tiết được ghi đầy đủ trên phiếu Pallet của tổ
Tinh chế.
Chuyển trả tổ sơ chế tận dụng các chi tiết ngoài kế hoạch vè hư hỏng. Ghi đầy
đủ thông tin để nhận dạng nguồn gốc.
+ Kho chi tiết:
Các chi tiết qua tinh chế đạt yêu cầu sẽ được nhập kho chi tiết để cấp cho lắp
ráp theo kế hoạch sản xuất.
Các chi tiết được đặt trên cac Pallet riêng biệt tránh nhầm lẫn nguồn gốc gỗ,
loại gỗ và chủng loại chi tiết hay cụm chi tiết.
Thủ kho chi tiết phải tuân thủ các qui định về hệ thống mã cũng như cách nhận
dạng của công ty.
+ Lắp ráp:

Tiến hành công việc lựa gỗ, lắp ráp cụm chi tiết hoặc sản phẩm.
Đối với các chi tiết nhỏ, số lượng lớn cần qua lựa màu trước khi lắp ráp. Các
chi tiết lớn, số lượng ít thì công nhân lắp ráp sẽ trực tiếp lựa màu khi rắp.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 19
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
+Nguội: Tiến hành công việc vô keo, trám trít và chà nhám thủ công những điểm
không phù hợp của sản phẩm.
+ Phun sơn:
Dựa trên yêu cầu của sản phẩm tổ phun sơn sẽ nhúng dầu hoặc phun sơn.
Kiểm tra chi tiết trước khi giao qua kho thành phẩm, đồng thời tổ verni sẽ trả
lại các chi tiết, cụm chi tiết không đạt yêu cầu cho tổ lắp ráp.
+Hoàn thiện: Tổ hoàn thiện kiểm tra lần cuối để tìm và khắc phục những khiếm
khuyết khó phát hiện của sản phẩm.
+Đóng gói: Các sản phẩm hoàn thiện qua kiểm tra được tiến hành đóng gói cùng
với kế hoạch bao bì tương ứng. Đảm bảo sử dụng đúng chủng loại bao bì đối với
sản phẩm tương ứng.
+ Kho thành phẩm:
Tổ đóng gói tiến hành công việc nhập kho thành phẩm.
KCS kho thành phẩm có trách nhiệm kiểm tra hàng trước khi nhập kho và yêu
cầu tái chế các sản phẩm không đạt.
Lập biên bản kiêm tra chất lượng.
Lập biên bản nhập kho thành phẩm.
1.4.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng
Thái
Mọi công việc về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty đều điều hành
dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc SX &KD, tất cả các bộ phận khác của bộ máy
kinh doanh đều phải hoạt động theo lệnh của Phó giám đốc XS &KD, ngoại trừ các
trường hợp có liên quan đến các bộ phận khác hay Giám đốc yêu cầu thi mới phải
trình Giám đốc hay lấy sự thống nhất ở các bộ phận có liên quan.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 20

GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Hoàng Thái
1.4.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty có bộ máy tổ chức quản lý tương đối gọn nhẹ gồm các phòng, ban, bộ
phận có nhiệm vụ cụ thể nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình quản lý và điều hành hoạt động. Công ty đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế
đáng kể nhờ mô hình quản lý này.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 21
Phó giám đốc SX& KD
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Quản đốc phân
xưởng
Bộ phận nghiệp
vụ
Tổ
sở
chế
1
Tổ
sở
chế
2
Tổ
hoàn
thiện
Tổ
lắp
ráp

Tổ
đóng
bao

KCS
Tổ
dịnh
vụ
khác
Tổ
NL
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Giải thích :
Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền quyết định cho mọi chủ
trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ và làm chủ tài khoản và thực hiện các chế
độ chính sách cho các CNV trong công ty.
Phó giám đốc phụ trách tài chính: chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc
về toàn bộ tình hình tài chính của công ty, điều hành mọi hoạt động của phòng Kế
toán của công ty.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất & kinh doanh: chịu trách nhiệm trực tiếp
trước giám đốc của công ty về toàn bộ tình hình sản xuất & kinh doanh của công ty,
điều hành phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính và chỉ đạo cho các phân
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 22
GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng tổ chức
Hành chính
Phân xưởng sản
xuất 1 và 2

Phòng kỹ thuật
Bộ phận quản lý gián tiếp
(KCS, xuất kho thành phẩm…)
Phó giám đốc
tài chính
Phó giám đốc
SX & KD
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
xưởng sản xuất và phòng Kỹ thuật để phối hợp nhịp nhàng đảm bảo quá trình sản
xuất & kinh doanh đúng theo kế hoạch đề ra.
Phòng Kế toán:có nhiệm vụ giúp giám đốc, phó giám đốc tài chính quản lý
công tác kế toán tài chính, thống kê, lập kế hoạch sử dụng vốn, thực hiện đúng thể
lệ kế toán tài chính, phản ánh kịp thời, chính xác mọi hoạt động tài chính của công
ty.
Phòng Kinh doanh: chức năng tham mưu cho giám đốc về những đơn đặt
hàng, tìm kiếm khách hành, tiến hành ký kết hợp đồng sản xuất, kiểm soát tiến độ
sản xuất, hoạt động nhập xuất khẩu, chịu trách nhiệm trực tiếp trước phó giám đốc
SX & KD ngoại trừ những công việc ngoài sự quản lý của phó giám đốc SX & KD
mới trình trực tiếp lên giám đốc.
Phòng Tổ chức hành chính: có trách nhiệm quản lý toàn bộ nhân sự cho các
bộ phận sản xuất của công ty. Theo dõi thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ
CNV trong công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước phó giám đốc SX & KD ngoại
trừ những công việc ngoài sự quản lý của phó giám đốc SX & KD mới trình trực
tiếp lên giám đốc.
Phân xưởng sản xuất: tại đây tiếp nhận các đơn đặt hàng, sau đó tiến hành
sản xuất theo quy trình mẫu mã sản phẩm cho bộ phận kỹ thuật cung cấp và có kế
hoạch điều chỉnh quá trình sản xuất cho phù hợp tiến độ giao hàng.
Bộ phận quản lý trực tiếp: kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã làm xong
đóng gói chờ xuất xưởng, báo cáo cho phòng Kinh doanh, phòng Kế toán về số
lượng, chủng loại, tình hình nhập, xuất và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Kinh

doanh.
1.5 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
trong tổ chức công tác của doanh nghiệp. Căn cứ vào khối lượng công việc sản xuất
kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công
việc cần xử lý và thông tin trong toàn công ty được thực hiện ở phòng Kế toán.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 23
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng Kế toán tiến hành các công việc như: kiểm tra, phân loại chứng từ, kế toán
ghi sổ tổng hợp và chỉ tiêu lập báo cáo kế toán…
1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán của công ty
Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận:
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành, tổ chức công tác kế toán trong Công
ty, chịu trách nhiệm trước Công ty về hoạt động của các nhân viên kế toán, lập kế
hoạch tài chính, định mức vốn lưu động, huy động các nguồn vốn, giám sát sử dụng
vốn, tổ chức thanh toán, trích và sử dụng các loại quỹ trong Công ty hợp lý.
Kế toán tổng hợp: theo dõi hạch toán tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trên cơ sở số tài liệu của các kế toán viên cung cấp. Sau đó tập hợp CPSX
và tính giá thành của từng loại sản phẩm.
Thủ kho: theo dõi xuất- nhập vật tư hàng ngày, tháng, quý, năm thủ kho có
trách nhiệm kiểm kê lên báo cáo cho kế toán vật tư.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 24
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Thủ
kho
Kế
toán

vật tư
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
chi
phí
giá
thành
Kế
toán
TSCĐ
Thủ
quỹ
GVHD: TS.Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán vật tư: phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn các vật tư hàng hóa ghi
chép vào các sổ có liên quan. Tập hợp thống kê lập báo cáo vật tư định kỳ theo chế
độ.
Kế toán thanh toán: theo dõi, thu chi, thanh toán công nợ trong nội bộ DN,
tiền gởi ngân hàng, tiền vay, công nợ đối với người mua- bán, người tạm ứng. Ghi
chép số liệu kinh tế sinh vào các sổ sách kế toán có liên quan (kiêm kế toán ngân
hàng).
Kế toán chi phí giá thành: tập hợp toàn bộ các chi phí trên cơ sở các bảng kê,
các sổ chi tiết của Công ty, kiểm tra đối chiếu, hàng quý tiến hành tính toán sử dụng
giá thành sản xuất.
Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân
bổ khấu hao giảm TSCĐ đã trích cho các đối tượng.
Thủ quỹ: quản lý trực tiếp quỹ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, ghi chép

hàng ngày vào sổ quỹ. Cuối tháng, quý, năm đối chiếu quỹ tiền mặt với kế toán
thanh toán, lập báo cáo quỹ tiền mặt theo định kỳ.
1.5.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Thái
Công ty TNHH Hoàng Thái là DNTN và hạch toán độc lập, được áp dụng
theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các sổ sách, biểu mẫu theo hướng dẫn của
chế độ Kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày
04/6/2007.
SVTH: Trần Thị Mai Trúc / Kế toán C - K30 Trang: 25

×