Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo thực hiện việc làm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.35 KB, 3 trang )

BÁO CÁO THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI
“ Giáo dục tính trung thực cho học sinh”
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là tính trung thực?
*Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
*Thực : Thật.
*Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai
lệch sự thật .
- Tính trung thực đó giúp các em hình thành được tính cách đạo đức của người học
sinh trong giai đoạn giáo dục hiện nay.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung trọng tâm của ngành.
- Rèn cho các em phong cách sống, sống với chính bản thân mình.
II/Giải pháp thực hiện
1. Giáo dục học sinh nhận thức đúng đắn các biểu hiện của tính trung thực trong
cuộc sống thông qua các buổi sinh hoạt lớp.
a/ Trung thực trong cuộc sống:
-Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ; không tham lam lấy
của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng
giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
b/ Trung thực trong học hành, thi cử:
- Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm
tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả .
c/ Lợi ích của tính trung thực :
-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc
sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .
2. Phê phán những biểu hiện sai trái , không trung thực:
- Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
- Số liệu báo các thiếu trung thực.


- Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu
dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
-Trong học tập , trong các kì thi, quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử.
vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của
học tập của các em.
- Thiếu trung thực trở thành căn bệnh chủ quan trong học tập.
3/ Nêu suy nghĩ về hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, thi cử.
Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại
hậu quả như thế nào?
4/ Thái độ cần phải có:
- Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
- Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên .
- Biểu dương những việc làm trung thực.
III/ Kết quả đạt được:
- Năm học vừa qua với sự tận tâm của bản thân trong việc đăng kí việc làm mới tôi
luôn có ý thức xây dựng cho mình một kế hoạch giúp các em hoàn thành nhiệm vụ
học tập của mình đạt kết quả cao nhưng đúng với khả năng và kết quả của bản thân.
- Bản thân tôi nhận thấy việc làm đó có kết quả như sau:
* Biết chịu trách nhiệm với việc làm của mình
* Thẳng thắn nhận lỗi và biết sữa sai trước tập thể.
* Nghiêm túc, trung thực trong thi cử không có biểu hiện quay cóp, nhìn bài bạn,
không nói sai sự thật.
* Biết phê bình vơí những biểu hiện chưa trung thực dù là lời nói.
* Tập thể học sinh ngoan ngoãn, học giỏi và thực sự với thành tích của chính bản
thân mình.
IV/ Kết luận:
- Chúng ta không buộc phải hoàn hảo, nhưng phải trung thực. Tính trung thực khiến
chúng ta có cái nhìn thực tế trước những gì mình có thể làm được và những gì không
làm được. Chúng ta phải ý thức làm việc hết mình, tùy theo sự hiểu biết và năng lực
của bản thân. Nhưng chúng ta cũng phải biết cách bước lên những nấc kế tiếp của

chiếc thang tiến bộ. Đừng bao giờ gây áp lực cho mình khi bước lên chiếc thang đó
nếu chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng, nhưng hãy luôn nhớ rằng còn có những nấc
thang cao hơn so với nấc thang mà chúng ta đang đứng. Chuẩn bị sẵn sàng vào lúc
leo thang. Đó chính là sự trung thực.
- Cố gắng phấn đấu trung thực với bản thân nghĩa là giữ cho chúng ta luôn trong tư
thế sẵn sàng đón nhận những bài học từ cuộc sống. Dù có làm được nhiều đến đâu,
biết hoặc hiểu nhiều đến đâu chăng nữa, chúng ta vẫn luôn luôn có nhiều điều cần
học hỏi.
Tính trung thực cần đến sự khiêm tốn.
Hải Vĩnh, ngày 12 tháng 4 năm 2010
Người viết
Lê Nhật Phương



×