Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 3 trang )

Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn.
Công xã nông thôn là một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế
độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp.
Căn cứ vào các di tích khảo cổ thời Hùng Vương từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ta thấy
không những về mặt không gian có sự mở rộng dần và tập trung ở những vùng đồng bằng
ven các con sông lớn Bắc bộ, Bắc Trung bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn từ hàng
nghìn mét vuông cho đến một vài vạn mét vuông và tầng văn hóa khá dày, nhất là giai
đoạn Đông Sơn, khu cư trú được mở rộng hơn, có những khu cư trú rộng tới 250.000 m2.
Những khu vực cư trú rộng lớn đó là những xóm làng định cư trong đó có một dòng họ
chính và còn có một số dòng họ khác cùng sinh sống. Những xóm làng đó dựa trên cơ sở
công xã nông thôn (bấy giờ gọi là kẻ, chiềng, chạ). Một công xã bao gồm một số gia đình
sống trên cùng một khu vực, trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công
xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giềng).
Sự ra đời của công xã nông thôn là một trong những tiền đề cho sự hình thành quốc gia
và nhà nước.
Nhân tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh
thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Từ trong cuộc đấu tranh để
khắc phục những trở ngại của thiên nhiên (mưa nguồn, nước lũ, bão tố, phong ba, hạn
hán) đòi hỏi mọi thành viên không phải chỉ có trong từng công xã, mà nhiều công xã phải
liên kết với nhau để tiến hành các công trình tưới, tiêu nước, đảm bảo cho sự phát triển
một nền kinh tế mà nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo.
Nước ta lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm trên các đầu mối giao
thông thuỷ bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây như một đầu cầu từ biển
cả tiến vào đất liền. Đây cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi và cũng là nơi
xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe doạ ngoại xâm. Yêu cầu liên kết, thống nhất lực
lượng để tự vệ cũng không kém phần cấp thiết như yêu cầu liên kết để đấu tranh chống
những trở ngại của thiên nhiên.
Sự tăng nhanh về tỷ lệ vũ khí so với hiện vật trong các di tích từ Phùng Nguyên đến
Đông Sơn, đã chứng tỏ một hiện tượng nổi lên ở cuối thời Hùng Vương là xã hội có
nhiều mối đe doạ và xung đột. Trong hoàn cảnh như vậy, những yêu cầu nói trên đã có
tác động đẩy mạnh sự quần tụ thống nhất cư dân sống trong các địa vực khác nhau có


cùng tiếng nói và phong tục thành một cộng đồng cư dân thống nhất. Từ thực tế lịch sử
đó, trải qua các thế hệ nối tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó họ hàng,
làng, nước được tăng cường. Điều đó, đã đưa đến sự liên minh giữa nhiều bộ lạc lớn với
nhau (mà sử cũ gọi là 15 bộ) thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung
tâm. Liên minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam.
Căn cứ vào phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn, chúng ta thấy trùng khớp với cương
vực của Văn Lang thời Hùng Vương. Cương vực đó có 15 bộ lạc lớn, bên cạnh những bộ
lạc nhỏ khác sinh sống, có mối quan hệ láng giềng chặt chẽ do có quá trình cùng chung
sống bên nhau, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần
dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống chung, văn hóa chung. Và như vậy, từ
các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ, bộ lạc đã hình thành các đơn vị hành
chính (bộ) của một quốc gia cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung
để quản lý và điều hành xã hội.
Nha nuoc au lac
Người Lạc Việt và người Tây Âu vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế-văn hóa gần gũi.
Thủ lĩnh của nhóm người Tây Âu sống trên đất Văn Lang là Thục Phán. Liên minh bộ lạc
Tây Âu ngày càng mạnh lên.
Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc
xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần
xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống
ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được
thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời
khoảng đầu thế kỷ III tr.CN.
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm
vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn
vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các
Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có
các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng
đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng,

chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN,
nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt
được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm tr.CN. Bằng sức lao động sáng tạo
và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước
phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản
địa đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế, với
nền nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc, tiến lên
nông nghiệp dùng cày (bằng lưỡi cày đồng tiến lên lưỡi cày sắt) có sức kéo là trâu bò
được triển khai rộng khắp mọi miền của đất nước Văn Lang-Âu Lạc, cùng với những tiến
bộ khác trong đời sống xã hội, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt
qua hình thái kinh tế-xã hội nguyên thuỷ sang hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên thuộc
phạm trù của thời đại văn minh, của xã hội phân hóa giai cấp và có nhà nước. Đồng thời,
người Việt cổ cũng đã xây dựng nên một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn
Lang-Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng). Nền văn minh này có cội nguồn lâu đời
của một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ mang tính
bản địa đậm nét, kết tinh trong đó bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống
của người Việt cổ: Chung lưng đấu cật, đoàn kết gắn bó với nhau trong công cuộc lao
động và đấu tranh, tình làng, nghĩa nước mặn nồng, tôn trọng người già và phụ nữ, biết
ơn và tôn thờ tổ tiên, các anh hùng, nghĩa sĩ v.v
Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài,
bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt cùng với quá trình hình thành quốc
gia và nhà nước Hùng Vương-An Dương Vương vào những thế kỷ II-III tr.CN, đã trở
thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo của dân tộc. Bản sắc dân tộc là cội nguồn
sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam vượt qua được mọi thử thách to lớn trong hơn
một nghìn năm Bắc thuộc.
) Phân loại tội phạm theo nhóm tội thập ác và ngoài thập ác
Do ảnh hưởng từ luật pháp nhà Đường, tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam đều tiến

hành phân chia tội phạm ra thành hai nhóm là nhóm tội thập ác và nhóm tội ngoài thập
ác:
-Tội thập ác là những tội xâm hại đến vương quyền của nhà vua, đến trật tự xã hội của
Nho giáo. Bởi vậy, dưới cái nhìn của nhà làm luật phong kiến, thập ác là những trọng tội
nguy hiểm nhất, và luôn đi kèm với đó là những hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất:
" Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tòng
phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, vợ con điền sản đều bị tịch thu làm
của công " [ Điều 411 Quốc triều hình luật ]. Do đặc điểm này mà pháp luật phong kiến
quy định các tội thập ác không được hưởng nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được
chuộc tội bằng tiền, không được hưởng chế độ đặc xá, đại xá
Thập ác bao gồm:
1. Mưu phản: lật đổ nền cai trị của nhà vua, làm xụp đổ xã tắc.
2. Mưu đại nghịch: phá đền đài, lăng tẩm, cung điện của nhà vua.
3. Mưu bạn: phản bội Tổ quốc theo giặc.
4. Ác nghịch: mưu giết hay đánh ông bà, cha mẹ, tôn thuộc.
5. Bất đạo: vô cớ giết nhiều người, cắt tay chân người sống, chế thuốc độc bùa mê, tàn ác,
hung bạo
6. Đại bất kính: lấy trộm các đồ tế trong lăng tẩm, các vật dụng của vua, làm giả ấn vua
7. Bất hiếu: cáo giác hay chửi rủa ông bà, bố mẹ hay ông bà, bố mẹ chồng. Không phụng
dưỡng bố mẹ, tự ý bỏ nhà, tự ý phân chia tài sản, cưới xin khi có tang cha mẹ, vui chơi
trong khi tang chế, được tin bố mẹ, ông bà chết không chịu tang hoặc phát tang giả dối.
8. Bất mục: mưu giết hay bán các thân thuộc (cho đến ngũ đại), đánh hoặc cáo giác chồng
hay các tôn thuộc (cho đến tam đại).
9. Bất nghĩa:dân giết quan lại sở tại, lính tốt giết quan chỉ huy, học trò giết thầy dạy, vợ
không để tang chồng, ăn chơi và tái giá.
10. Nội loạn: tức là tội loạn luân (thông dâm với thân thuộc hay với các thiếp của bố hay
của ông). - Nhóm tội phạm ngoài thập ác cũng rất phong phú và đa dạng, được chia thành
nhiều nhóm khác nhau tuỳ theo khách thể bị hành vi tội phạm tác động. Đó có thể là
những tội xâm phạm an toàn của nhà vua; tới trật tự công cộng, trật tự quản lý hành
chính ; tới tính mạng, sức khoẻ, nhân thân của con người; tới an ninh quốc gia, trật tự

chế độ xã hội phong kiến; tới chế độ sở hữu; tới chế độ hôn nhân - gia đình phong kiến;
tới hoạt động tư pháp hoặc các tội phạm quân sự ( theo QTHL). Đó cũng có thể là
những tội đạo tặc (trộm cướp), nhân mạng (giết người), đấu ẩu (đánh nhau), lăng mạ
(chửi mắng), trá ngụy (man trá, giả mạo), phạm gian (gian dâm), tạp phạm (nhóm tội
chuộc bằng tiền), tội phạm về quan chức, về dân sự, hôn nhân - gia đình ( theo HVLL).

×