52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
(1994 – 2009)
GS.TS Từ Quang Hiển – Giám đốc Đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập
theo Nghị định số 31/CP ngày 04/4/1994 của
Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các
trường đại học trên địa bàn Thành phố Thái
Nguyên. Sự ra đời của ĐHTN cùng với sự ra đời
của các Đại học vùng khác (Đại học Đà Nẵng, Đại
học Huế) là một chủ trương lớn của Đảng và
Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của ĐHTN là đào tạo
nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ; góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng trung
du, miền núi Bắc Bộ.
Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Chính
phủ, trong 15 năm qua, ĐHTN đã nỗ lực phấn đấu,
không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đã khẳng
định chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ
trong việc hình thành các trung tâm đào tạo lớn,
chất lượng cao ở các vùng lãnh thổ của đất nước.
I.THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN
1.Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo
dục và Đào tạo đối với Đại học Thái Nguyên
Tại Nghị định 31/CP về việc thành lập ĐHTN,
Chính phủ xác định rõ: Đại học Thái Nguyên là
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của khu
vực và đa ngành. Triển khai thực hiện tinh thần
của Nghị định 31/CP, được sự giúp đỡ của các bộ,
ban, ngành trung ương và tỉnh Thái Nguyên, tháng
8 năm 1997, ĐHTN đã được Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể và dự án đầu tư bước 1 với
kinh phí là 75 tỷ đồng. Việc thực hiện dự án đầu tư
bước 1 đã tạo ra cơ sở vật chất ban đầu, quan trọng
cho sự phát triển các bước tiếp theo của Đại học.
Tháng 7 năm 2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban
hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du,
miền núi Bắc bộ đến năm 2010, trong đó, Nghị quyết
đã nêu rõ việc cần thiết đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất
và năng lực đào tạo cho một số trường đại học trong
vùng, trong đó có ĐHTN; và đến 9/2004, Chính phủ
đã có Văn bản số 1269/CP-KG đồng ý cho Bộ
GD&ĐT xây dựng một số trường đại học trọng điểm,
trong đó có ĐHTN. Thực hiện Nghị quyết và văn bản
chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, tháng 8/2006, Bộ
GD&ĐT đã phê duyệt đề án “Quy hoạch Đại học
Thái Nguyên thành đại học trọng điểm, trung tâm đào
tạo, khoa học của vùng đến năm 2020”. Việc phê
duyệt đề án này đã tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện
thuận lợi để đầu tư phát triển về mọi mặt cho Đại
học. Đồng thời, cũng trong năm 2007, Bộ
GD&ĐT và UBND tỉnh Thái Nguyên đã mở Hội
nghị tổ chức và thực hiện Nghị quyết 37 – NQ/TW
của Bộ Chính trị về đầu tư xây dựng và phát triển
ĐHTN với sự tham gia của 9 bộ, ngành trung
ương và 16 tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi Bắc
Bộ. Trên cơ sở đề án quy hoạch đã được phê duyệt
và tinh thần của Hội nghị trên, năm 2007, Bộ
GD&ĐT đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng
ĐHTN bước 2 và giải phóng mặt bằng với kinh
phí gần 300 tỷ đồng. Việc ban hành các văn bản về
quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học năm
1997 và 2007; các văn bản về phân cấp quản lý
cho Đại học ở các năm 2005, 2007 và 2008 đã thể
hiện sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ đối với Đại
học. Việc phân cấp quản lý của Bộ cho Đại học
ngày càng mạnh và toàn diện hơn… đã tạo ra hành
lang pháp lý, cơ chế hoạt động để Đại học phát
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
4
huy tính chủ động và sáng tạo trong quá trình xây
dựng và phát triển.
2.Các thành tựu chủ yếu của của Đại học Thái
Nguyên
2.1. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức
Giai đoạn đầu (1994-2000), công tác xây dựng
bộ máy tổ chức của Đại học còn gặp nhiều khó
khăn và tiến triển chậm do những lý do cả khách
quan và chủ quan. Sau một thời gian thực hiện và
rút kinh nghiệm, mô hình tổ chức của ĐHTN đã
dần được hình thành. Đặc biệt, năm 2006, Đại học
đã xây dựng “Đề án quy hoạch phát triển Đại học
Thái Nguyên thành đại học trọng điểm, trung tâm
đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020” và
được Bộ GD & ĐT phê duyệt. Chính vì vậy, từ sau
năm 2006 đến nay, công tác xây dựng bộ máy tổ
chức của ĐHTN đã phát triển nhanh chóng, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại học.
2.1.1. Thành lập các đơn vị trực thuộc Đại học
Việc thành lập các đơn vị trực thuộc Đại học
trong 15 năm qua gắn liền với sự phát triển của
Đại học qua từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1994 – 2000: Đại học có 05 trường
thành viên ban đầu và thành lập thêm 01 Trung
tâm NCKH và chuyển giao công nghệ vùng Đông
Bắc. Trong giai đoạn này, Đại học còn thành lập
Trường Đại học Đại cương và một số khoa chuyên
môn trực thuộc Đại học, sau đó sáp nhập vào
Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP). Kết thúc giai
đoạn này, Đại học có 6 đơn vị trực thuộc (05
trường và 01 trung tâm).
- Giai đoạn 2001-2005: có 05 đơn vị đào tạo
trực thuộc Đại học được thành lập, đó là: Khoa
Công nghệ thông tin (CNTT) (2001); Khoa Khoa
học Tự nhiên (KHTN) (2002); Trường Đại học
Kinh tế & Quản trị kinh doanh (ĐHKT & QTKD)
(2004); Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
(CĐKT-KT) (2005) và nâng cấp Trung tâm Giáo
dục quốc phòng (GDQP) Thái Nguyên từ đơn vị
trực thuộc trường thành viên của Đại học thành đơn
vị trực thuộc ĐHTN (2002). Kết thúc giai đoạn này,
Đại học đã có 10 đơn vị trực thuộc (05 trường đại
học, 01 trường cao đẳng, 02 khoa chuyên môn, 01
Trung tâm GDQP và 01 trung tâm nghiên cứu).
- Giai đoạn 2006 – 2009: có 09 đơn vị mới
trực thuộc Đại học đã được thành lập, đó là: Nhà
xuất bản (2007), Trung tâm học liệu (2007), Bệnh
viện thực hành (2007), Khối Cơ quan Đại học
(2007), Khoa Ngoại ngữ (2008), Viện nghiên cứu
Khoa học Sự sống (2008), Viện nghiên cứu Kinh
tế - Xã hội và Nhân văn miền núi (2008), Viện
nghiên cứu Phát triển công nghệ cao về kỹ thuật
công nghiệp (2008) và Trung tâm Hợp tác quốc tế
(2009); đồng thời nâng cấp Khoa KHTN và Xã hội
thành Trường ĐH Khoa học (2008).
Đến nay, ĐHTN đã có 19 đơn vị thành viên,
bao gồm: 06 trường đại học, 01 trường cao đẳng, 02
khoa chuyên môn trực thuộc, 01 trung tâm GDQP,
04 viện, trung tâm nghiên cứu và 05 đơn vị phục vụ
đào tạo. Việc thành lập các đơn vị mới về đào tạo,
nghiên cứu và phục vụ đào tạo đã hình thành nên
mô hình hoàn chỉnh của một Đại học vùng, Đại học
trọng điểm quốc gia. Đặc biệt, việc thành lập các
Viện nghiên cứu đã làm tiền đề cho sự phát triển
của Đại học thành Đại học nghiên cứu.
2.1.2. Sự phát triển của các đơn vị thành viên
* Về cơ cấu tổ chức
Từ năm 1994 - 6/1997, cơ cấu tổ chức của các
trường thành viên được giữ nguyên như giai đoạn
trước thành lập Đại học.
Từ 1997–2005, theo quy định của Bộ
GD&ĐT, mỗi trường thành viên chỉ có 03 phòng
và không có cấp bộ môn trực thuộc các khoa, cơ
cấu tổ chức của Đại học theo mô hình 03 cấp: Đại
học - Trường thành viên – Khoa. Nhưng trên thực
tế, Đại học chỉ sắp xếp lại các phòng, từ 6 – 8
phòng/đơn vị thành 03 phòng/đơn vị, còn cấp bộ
môn trực thuộc khoa ở các trường thành viên vẫn
tồn tại cho đến hiện nay.
Từ năm 2005 đến nay, Đại học đã phân cấp lại
một cách hợp lý cho các đơn vị thành viên số
lượng phòng ở các trường/khoa trực thuộc được
tăng từ 3 lên 6 – 7 phòng, có một số phòng mà
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
5
trước năm 1997 chưa có, như: Phòng Thanh tra -
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), phòng
CNTT - Thư viện.
* Về quy mô
Năm 1994, Đại học có 03 đơn vị thành viên có
cấu tạo cấp khoa với tổng số 16 khoa và 02 đơn vị
còn lại không có cấu tạo cấp khoa, chỉ có cấp bộ
môn với tổng số 36 bộ môn. Hiện nay, Đại học đã
có 07 đơn vị thành viên có cấu tạo cấp khoa với 45
khoa và 04 đơn vị chỉ có cấp bộ môn với tổng số
51 bộ môn. Trong sự phát triển chung, các đơn vị
thành viên còn đẩy mạnh phát triển các trung tâm
làm các nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ
(CN), đào tạo… nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất,
đời sống và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức
(CBVC). Đến nay, Đại học có 22 trung tâm và 02
công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Đại học đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô
hình đầy đủ của một Đại học vùng, bao gồm: các
đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị
nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Đại học
đã quản lý thống nhất, điều hành toàn diện và phân
cấp hợp lý cho các đơn vị thành viên nhằm phát
huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các đơn
vị trong quá trình phát triển.
2.2. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đại
học Thái Nguyên
2.2.1. Sự phát triển đội ngũ cán bộ của Đại học
qua các giai đoạn
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD), là một nhiệm vụ
trọng tâm, có ý nghĩa quyết định sự phát triển và chất
lượng đào tạo, NCKH của Đại học. Xuất phát từ
nhận thức trên, ĐHTN đã coi trọng và quan tâm tới
công tác xây dựng đội ngũ, làm cho đội ngũ cán bộ
của Đại học không ngừng trưởng thành và lớn mạnh
cả về số lượng và chất lượng (bảng 1).
Bảng 1. Đội ngũ cán bộ của Đại học các năm (Người)
Năm
Diễn giải
1994 2000 2005 2008
1. Tổng số cán bộ,
viên chức
1.556 1.562 2.498 2.988
2. Cán bộ giảng dạy 963 998 1514 2112
Tiến sĩ khoa học, tiến sĩ 90 105 153 205
Thạc sĩ và tương đương 228 358 582 956
Đại học 645 535 779 951
Khi thành lập (năm 1994), ĐHTN mới có
1.556 CBVC, thì đến hết năm 2008 đã có tới 2.988
người (gấp 1,93 lần so với năm 1994). Đặc biệt, số
lượng CBGD tăng với tốc độ nhanh, từ 963 người
(năm 1994) lên tới 2.112 người (năm 2008) (gấp
2,2 lần so với năm 1994); tỷ lệ CBGD so với tổng
số CBVC đã tăng lên đáng kể, từ 61,9% (năm
1994) lên tới 70,7% (năm 2008). Chất lượng đội
ngũ CBGD cũng không ngừng tăng lên.
Đến hết năm 2008, số CBGD có chức danh
giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) là 60 người;
giảng viên chính là 413 người; tiến sĩ là 205
người; thạc sĩ và tương đương là 956 người. So
với năm 1994, năm 2008 có số GS, PGS tăng 2,14
lần; số giảng viên chính tăng 2,5 lần; số tiến sĩ tăng
gần 2,3 lần; số thạc sĩ và tương đương tăng gần 4,5
lần. Điều đó cho thấy, chất lượng đội ngũ CBGD
của Đại học đã có bước chuyển biến rõ rệt.
2.2.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
Bằng sự quyết tâm cao của lãnh đạo và CBVC
toàn Đại học, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ của Đại học đã thu được nhiều kết quả quan
trọng (bảng 2)
Bảng 2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ qua các
giai đoạn (Người)
TT Chỉ tiêu
Giai đoạn
Tổng
1994-
2000
2001-
2005
2006-
2008
I Cử đi đào tạo
1 Tiến sĩ 96 129 259
484
2 Thạc sĩ 300 458 518
1.276
Tổng 396 587 777 1.760
II Tốt nghiệp
1 Tiến sĩ 40 89 61
190
2 Thạc sĩ 225 312 406
943
Tổng 265 401 467 1.133
Trong 15 năm qua, toàn Đại học đã cử được
1.760 người đi học tiến sĩ và thạc sĩ, đã có 190 người
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
6
tốt nghiệp tiến sĩ và 943 người tốt nghiệp thạc sĩ.
Chỉ tính riêng trong 03 năm (2006 - 2008), Đại
học đã cử được 259 người đi học tiến sĩ (chiếm
trên 53% số người được cử đi học tiến sĩ trong cả
15 năm) và 518 người đi học thạc sĩ (chiếm trên
40% số người được cử đi học thạc sĩ trong 15 năm
qua); đã có 61 người tốt nghiệp tiến sĩ (chiếm 32%
tổng số tiến sĩ tốt nghiệp trong 15 năm) và 406
người tốt nghiệp thạc sĩ (chiếm 43% tổng số thạc
sĩ tốt nghiệp trong 15 năm). Trung bình trong giai
đoạn này, mỗi năm có 20 người tốt nghiệp tiến sĩ
và 135 người tốt nghiệp thạc sĩ.
Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, Đại học cũng đã chú ý bồi
dưỡng, nâng cao trình độ tiếng Anh và tin học cho
đội ngũ cán bộ. Đến nay, Đại học có 173 cán bộ có
khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao
tiếp và trên 90% CBGD sử dụng thành thạo máy vi
tính phục vụ cho giảng dạy và NCKH.
2.2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, Đại học đã đề ra nhiều chính sách
như: đưa chỉ tiêu cử người đi học tiến sĩ, thạc sĩ,
tiếng Anh vào tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu
thi đua; ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa thủ
trưởng các đơn vị với Giám đốc Đại học; hỗ trợ
một phần học phí cho cán bộ đi học; ưu tiên bố trí
đề tài NCKH cấp bộ, miễn giảm khối lượng công
việc cho nghiên cứu sinh; nâng lương sớm cho
nghiên cưu sinh bảo vệ luận án đúng thời hạn...;
đồng thời cũng đã ban hành chế tài xử lý đối với
cán bộ được cử đi học tiến sĩ nhưng không hoàn
thành nhiệm vụ, như: không xét các danh hiệu thi
đua; bồi hoàn kinh phí hỗ trợ…
2.3. Công tác đào tạo
Khi mới thành lập, ĐHTN chủ yếu đào tạo bậc
đại học và một số bậc thấp hơn như cao đẳng,
trung cấp và công nhân nghề; đào tạo sau đại học
mới được thực hiện ở bậc cao học với số lượng
chuyên ngành ít và quy mô nhỏ. Toàn Đại học chỉ
đào tạo 10 chuyên ngành sau đại học (thạc sĩ và
bác sĩ chuyên khoa cấp 1); 16 ngành ở trình độ đại
học; 11 ngành ở trình độ cao đẳng; 03 ngành ở
trình độ trung cấp và 03 nghề ở trình độ công nhân
bậc 3/7 với số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) là
6.285 người.
2.3.1. Kết quả đào tạo bậc đại học trở xuống
Năm 1994, tổng số ngành nghề đào tạo từ bậc
đại học trở xuống của toàn Đại học là 33 ngành,
nghề; năm 2000 là 58; năm 2005 là 100 và năm 2008
là 164 ngành, nghề (tăng 131 ngành, nghề so với
năm 1994) (bảng 3)
Với vai trò là Đại học vùng, Đại học trọng
điểm quốc gia, việc mở rộng ngành, nghề đào tạo
trong những năm qua chủ yếu tập trung cho các
bậc học từ Đại học trở lên. Năm 1994, Đại học
mới có 16 ngành đào tạo ở bậc đại học; năm 2000
là 39; năm 2005 lên tới 78 và đến năm 2008 là 116
ngành (bằng 7,25 lần so với năm 1994).
Bảng 3. Kết quả phát triển đào tạo bậc đại học trở
xuống qua các năm
TT 2008 Diễn giải 1994 2000 2005
1 164 SL ngành,
nghề
33 58 100
116 - Bậc ĐH 16 39 78
48 - Bậc CĐ
trở xuống
17 19 22
2 25.000 Số lượng
TS/năm
(người)
2.216 5.304 13.794
3 69.174 Quy mô
HSSV
(người)
6.285 15.746 43.872
Cùng với mở rộng các ngành, nghề đào tạo,
quy mô tuyển sinh và quy mô HSSV từ bậc đại
học trở xuống đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là:
- Về số lượng tuyển sinh hàng năm: Năm
1994, số lượng HSSV được tuyển vào Đại học là
2.216 người; năm 2000 là 5.304; năm 2005 là
13.794; năm 2008, là 25.000 người (bằng 11,28
lần so với năm 1994).
- Về quy mô HSSV: Năm 1994, tổng số HSSV
của Đại học là 6.285 người; năm 2000 đã tăng lên
15.765; năm 2005 là 43.872 và đến năm 2008 đạt
tới 69.174 người. Như vậy, trong thời gian từ
1994-2008, quy mô HSSV từ bậc đại học trở
xuống đã tăng lên 11 lần, Đại học đã đào tạo và
cung cấp cho đất nước 29.005 cán bộ KH – KT và
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
7
công nhân lành nghề. Phần lớn số cán bộ do
ĐHTN đào tạo là con em đồng bào các dân tộc
thuộc các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (chiếm
68%)
2.3.2. Kết quả đào tạo sau đại học
ĐHTN chủ trương đẩy mạnh bậc đào tạo sau
đại học, đưa đào tạo sau đại học dần chiếm tỷ
trọng lớn trong quy mô đào tạo. Năm 1994, toàn
Đại học mới có 10 chuyên ngành đào tạo ở bậc sau
đại học; thì năm 2008 đã có 71 chuyên ngành
(tăng 61 chuyên ngành so với năm 1994). Chỉ
trong 3 năm (2006 – 2008), Đại học đã mở được
13 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, bằng 2,6 lần số
chuyên ngành được mở trong 12 năm (từ 1994 –
2005) (bảng 4).
Tính từ 1994 đến hết năm 2008, Đại học đã đào
tạo tốt nghiệp được 13 tiến sĩ, 1.881 thạc sĩ và 1.045
bác sĩ chuyên khoa cấp I. Ngoài ra, từ năm 1999,
ĐHTN cũng đã phối hợp với các Viện nghiên cứu,
các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đào tạo được
537 thạc sĩ. Từ năm 2007, liên kết quốc tế về đào tạo
SĐH đã có bước phát triển nhanh chóng.
Bảng 4. Kết quả phát triển đào tạo bậc sau đại học
TT Chỉ tiêu 1994 2000 2005 2008
1 Số chuyên
ngành đào tạo
10 25 43 71
-Bậc Tiến sĩ 0 2 5 18
-Bậc CH và
tương đương
10 23 38 53
2 SLtuyển
sinh/năm
29 208 362 850
3 Quy mô học
viên
90 600 1.415 2.127
Hiện nay, ĐHTN đang thực hiện 6 chương
trình liên kết đào tạo SĐH với các Đại học và học
viện của các nước Philippine, Hàn Quốc và Trung
Quốc với tổng số học viên là 380 người.
2.3.3. Công tác giáo trình
Trong 15 năm qua, Đại học đã biên soạn và
xuất bản được 901 đầu giáo trình, trong đó có 313
đầu giáo trình được xuất bản tại các nhà xuất bản
quốc gia và 588 đầu giáo trình biên soạn và in nội
bộ. Trong 03 năm gần đây (2006- 2008), Đại học đã
biên soạn được 589 đầu giáo trình, nhiều hơn tổng
số đầu giáo trình đã biên soạn trong 12 năm trước
đó (1994- 2005).
Ngoài giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu
viết, Đại học đã xây dựng được 01 Trung tâm học
liệu với cơ sở dữ liệu điện tử bao gồm hàng nghìn
đầu tạp chí, sách tham khảo, chuyên khảo, băng
hình, phim ảnh, video…; đặc biệt, đã số hóa được
550 giáo trình điện tử phục vụ nhu cầu học tập và
nghiên cứu của CBGD và HSSV.
2.3.4.Công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Từ năm 1994 đến năm 2004, Đại học chưa có
hệ thống Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
(ĐBCL). Năm 2005, Đại học thành lập Trung tâm
Khảo thí và Kiểm định chất lượng; năm 2006,
thành lập các phòng Thanh tra - Khảo thí và
ĐBCL ở các đơn vị đào tạo, hình thành nên hệ
thống Khảo thí & ĐBCL trong toàn Đại học; năm
2008, bộ máy Khảo thí và ĐBCL được xây dựng
hoàn thiện đến các khoa/bộ môn với tổng số cán
bộ làm công tác Khảo thí và ĐBCL trong toàn hệ
thống lên tới trên 150 người.
- Đã cử được trên 30 cán bộ chủ chốt đi học
thạc sĩ và tương đương về đo lường và kiểm định
chất lượng (KĐCL); tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ xây dựng ngân hàng đề thi, khảo
thí và KĐCL cho 180 cán bộ, giảng viên
- Đã xây dựng được ngân hàng đề thi cho 75%
số môn /học phần, trong đó có 8% số môn học/học
phần xây dựng được ngân hàng đề thi trắc nghiệm.
- Đã có 01 đơn vị hoàn thành đánh giá ngoài
của Bộ GD&ĐT; 02 đơn vị hoàn thành tự đánh giá
và chuẩn bị tham gia đánh giá ngoài của Bộ
GD&ĐT; hầu hết đơn vị đào tạo còn lại đã hoàn
thành báo cáo tự đánh giá do Đại học tổ chức theo
các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
2.4. Công tác khoa học
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, hoạt động
khoa học – công nghệ (KH – CN) của ĐHTN đã
có những bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng
và chất lượng. Số đề tài NCKH và các bài báo
khoa học tăng liên tục qua các giai đoạn (bảng 5).
Cùng với sự gia tăng của các đề tài nghiên cứu và
bài báo khoa học, hoạt động KH – CN ngày càng
gắn với đào tạo và phục vụ tích cực các yêu cầu
phát triển kinh tế – xã hội của vùng, nhiều chương
trình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp