Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đại Dương Bắc Cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.21 KB, 2 trang )

Đại Dương Bắc Cực
Như đã đề cập trước đây, các chuyên gia không hoàn toàn đồng ý với nhau về tình trạng đại
dương của Đại Dương Bắc Cực.
Bản đồ địa hình lòng biển Bắc Băng Dương
Tuy nhiên không có một thắc mắc nào về việc biển Bắc Cực gần như chưa được khám phá và tìm
hiểu. điều này có thể thay đổi trong những năm tới đây, khi các nhà khoa học nhận thức được tầm
quan trọng cực kỳ của Đại Dương Bắc Cực.
Hiện nay xem ra các khối nước lạnh chảy ra ngoài Bắc Cực phần lớn có ảnh hưởng đến khí hậu trên
khắp thế giới. Với mối đe dọa từ sự ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến bất cứ
sự tan chảy nào của vỏ băng trên Đại Dương Bắc Cực.
Một sự tan chảy như vậy có thể gây ra sự thay đổi khí hậu thậm chí còn lớn hơn qua việc làm biến
đổi các dòng chảy lạnh, khiến chúng chảy ra khỏi Bắc Cực và bằng cách làm tăng lượng ánh sáng
mặt trời phản chiếu ra khỏi các chỏm băng.
Về kích thước vật lý, Đại Dương Bắc Cực chỉ rộng 14 triệu km2; so với Ấn Độ Dương thì nó nhỏ
hơn gấp 6 lần. Các khối nước của Bắc Cực trung bình chỉ sâu từ 900 đến 1.200m. Tuy nhiên, đáy
của Đại Dương Bắc Cực khá phức tạp, nó được chia thành hai lưu vực sâu, bị các rặng núi, hay dãy
núi ngầm cắt chéo qua.
Gần 1/3 Bắc Cực nằm trên thềm lục địa. Vùng thềm này đặc biệt rộng và cạn - một sự mở rộng của
các bờ biển phía bắc của Bắc Mỹ. Greenland, và Eurasia, bao quanh Đại Dương Bắc Cực trên tất cả
các mặt.
Các dòng chảy của Đại Dương Bắc Cực không được tìm hiểu nhiều và chắc chắn là phức tạp, cho
đại dương một vị trí độc nhất là nằm tại đỉnh của địa cầu. Nói chung, các khối nước của nó lưu
thông quanh cực theo chiều kim đồng hồ. Một số đảo băng trôi của Bắc Cực di chuyển xung quanh
thành một vòng tròn hoàn chỉnh cứ mỗi 10 năm hoặc khoảng đó.
Trên tọa độ 75 độ vĩ bắc, Đại Dương Bắc Cực bị băng bao phủ quanh năm. Giữa tọa độ 60 và 75 độ
vĩ bắc, băng biển tách ra thành những tảng băng thường trôi về hướng nam vào mùa hè. Băng biển
mới hiếm khi hình thành trong đại dương bao la dưới tọa độ 60 độ vĩ bắc.
Các Đại Dương của ngày mai
Vào năm 1971, nhà khám phá biển vĩ đại Thor Heyerdahl tránh không nhúng cây bàn chải đánh
răng của mình vào giữa Đại Tây Dương - do nước biển bị ô nhiễm rõ ràng. Từ đó cứ mỗi năm, hàng
triệu tấn chất thải, thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học khác được đổ ra đại dương.


Các luật định bảo vệ đại dương được ban hành kể từ năm 1899, khi chính phủ Hoa Kỳ coi việc thải
chất độc hại trong ngành công nghiệp ra biển là bất hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng
đại dương và các sinh vật sống của nó vẫn còn bị đe doạ do sự ô nhiễm liên tục, khai thác quá mức,
và do những thay đổi của thời tiết.
Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác tiếp tục chú trọng đến những vấn đề này bằng cách khuyến
khích các quốc gia riêng biệt hành động một cách có trách nhiệm. Một số tin rằng có sự tiến triển,
rằng ít nhất thì sự ô nhiễm ở mức có thể nhìn thấy đã giảm đi. Nhưng mức độ độc hại tiềm tàng của
các kim loại nặng và những chất độc hại khác vẫn có thể được tìm thấy trong cá biển khi nằm trên
bàn ăn của chúng ta.
Ngoài các luật bảo vệ ra, các chuyên gia còn đồng ý rằng cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn về việc
các đại dương “đương đầu” với sự xâm lấn của con người và những thay đổi như thế nào. Chắc
chắn là các đại dương đều có khả năng tự làm sạch. Nhưng vẫn không rõ là hàng đống rác thải và
chất gây ô nhiễm đi đâu.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×