Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận: Tài khoản kế toán, bảng cân đối kế toán và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình tổng hợp thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.56 KB, 19 trang )


Tiểu Luận
Tài khoản kế toán, bảng cân đối
kế toán và mối quan hệ giữa chúng
trong quá trình tổng hợp thông tin
về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh

M
Mục Lục
M 2
Mục Lục 2
Lời mở đầu 2
1.Tài khoản kế toán 3
1.1. Khái niệm tài khoản kế toán: 3
1.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán 3
1.3. Phân loại tài khoản kế toán: 4
1.3.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế: 4
1.3.2. Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu: 5
1.3.3. Các tiêu thức phân loại tài khoản kế toán khác: 6
1.4. Hệ thống tài khoản kế toán: 6
2. Bảng cân đối kế toán: 8
2.1.Khái niệm: 8
2.2.Mục đích của bảng cân đối kế toán: 8
2. 3. Nội dung ghi trên bảng cân đối kế toán: 9
2.3.1 Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: 9
2.3.2 Bảng cân đối kế toán có hai kiểu kết cấu: 10
2.3.3 Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán: 10
2. 4.Ưu điểm và hạn chế 10
2. 5. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán 10
3.Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán 11


3.1 Cơ sở mối quan hệ: 11
3.2 Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán: 11
4.Liên hệ thực tế mối quan hệ tài khoản kế toán với bảng cân đối kế toán 12
Lời mở đầu
Trong công tác quản lý, các thông tin kinh tế đặc biệt là những thông
tin từ tài liệu kế toán của các đơn vị là đặc biệt quan trọng.Với chức năng
của mình hệ thống thông tin kế toán đã thu thập thông tin từ quá trình kinh
tế của đơn vị thông qua chứng từ kế toán. Tuy nhiên thông tin từ chứng từ kế
toán là những thông tin đơn lẻ và độc lập về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
, từng tài sản, từng nguồn vốn.Vì vậy để các thông tin trên trở nên hữu ích
cho người sử dụng chúng đã được chuyển vào xử lý trên các tài khoản kế
toán. Do yêu cầu quản lý các đơn vị cần phải có số liệu tổng hợp trong kỳ
kinh doanh của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì thế cần thiết phải có
một phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu trong kỳ kinh doanh – đó là
phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Trong đó việc quan trọng sau mỗi
kỳ kinh doanh đó là lập bảng cân đối kế toán sao cho phù hợp với tài khoản
kế toán đã được định khoản từ trước. Sau đây nhóm 11 sẽ nghiên cứu về tài
khoản kế toán, bảng cân đối kế toán và mối quan hệ giữa chúng trong quá
trình tổng hợp thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau mối kỳ
kinh doanh”
1.Tài khoản kế toán.
1.1. Khái niệm tài khoản kế toán:
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để
phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình
và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
1.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài
khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng
kế toán cụ thể trong đơn vị.
Tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện

có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Sự vận động của từng
đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập.
Để phản ánh cả hai mặt vận động của đôi tượng kế toán, tài
khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên. Theo quy ước
chung thì tài khoản kế toán hình chữ T. bên trái gọi là bên Nợ còn bên phải
gọi là bên Có.
Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T như
sau:
Tài khoản
Nợ ( Ghi tên gọi của TK) Có
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ
tiêu:
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ
Số dư cuối kỳ
1.3. Phân loại tài khoản kế toán:
Phân loại tài khoản kế toán là việc sắp xếp các tài khoản kế toán
thành từng loại tài khoản, từng nhóm tài khoản có những đặc trưng giống
nhau dựa trên cơ sở tiêu thức phân loại nhất định.
1.3.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:
* Loại tài khoản tài sản:
Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là tài sản của
đơn vị. căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản tài sản được chia thành các
nhóm tài khoản sau:
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản tiền và các khoản tương
đương tiền.
- Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản nợ phải thu.
- Nhóm tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu

tư.
- Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài han.
* Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn:
- Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả.
- Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu.
* Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh:
- Nhóm tài khoản phản ánh quá trình mua hàng.
- Nhóm tài khoản phản ánh quá trình sản xuất.
- Nhóm tài khoản phản ánh quá trình bán hàng.
- Nhóm tài khoản phản ánh quá trình xác định kết quả.
1.3.2. Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết
cấu:
* Loại tài khoản chủ yếu:
Nhóm tài khoản chủ yếu phân loại tài sản: Bao gồm các tài khoản
được sử dụng phản ánh và cung cấp các thông tin về số hiện có, tình hình
biến động của từng loại tài sản, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử
dụng tài sản.
Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh nguồn vốn: Bao gồm các tài khoản
được sử dụng phản ánh và cung cấp thông tin số hiện có và tình hình biến
động của từng nguồn vốn, qua đó kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng
hợp lý và có hiệu quả của từng nguồn vốn, kiểm tra được tình hình huy động
vốn của đơn vị.
Nhóm tài khoản chủ yếu vừa phản ánh tài sản, vừa phản ánh nguồn
vốn ( Nhóm tài khoản hỗn hợp) : công dụng của những tài khoản thuộc
nhóm này giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình thanh toán công nợ
trong quan hệ thanh toán với các tổ chức và cá nhân trong nội bộ doanh
nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Qua đó giúp cho việc kiểm tra tình hình thực
hiện kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tình hình chiếm dụng vốn hoặc bị
chiếm dụng một cách không hợp lý.
Loại tài khoản điều chỉnh:

Nhóm tài khoản điều chỉnh tăng: bao gồm các tài khoản được
sử dụng để phản ánh và cung cấp số liệu nhằm xác định đúng giá trị thực tế
của các loại tài sản của đơn vị bằng cách cộng thêm số liệu phản ánh trên
những tài khoản này vào số liệu trên tài khoản chủ yếu được điều chỉnh.
Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm: bao gồm các tài khoản được
sử dụng để phản ánh và cung cấp số liệu nhằm xác định đúng giá trị thực tế
của các loại tài sản của đơn vị bằng cách trừ bớt số số liệu phản ánh trên
những tài khoản này vào số liệu trên tài khoản chủ yếu được điều chỉnh.
Nhóm tài khoản tập hợp- phân phối: thuộc nhóm này gồm các
tài khoản dùng để tập hợp các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh, sử dụng kinh phí và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi
phí; giúp cho đơn vị kiểm tra việc thực hiện các dự toán chi phí, kế hoạch
chi phí.
Nhóm tài khoản phân phối dự toán: bao gồm các tài khoản
được sử dụng để phản ánh, cung cấp thông tin nhằm kiểm tra, giám sát các
khoản chi phí mà thời kỳ phát sinh và thời kỳ phát huy tác dụng không phù
hợp với nhau về thời gian. Công dụng của những tài khoản thuộc nhóm này
là để phân bổ chi phí hù hợp giữa các kỳ kinh doanh nhằm làm cho chi phí
sản xuất kinh doanh được ổn định giữa các kỳ.
Nhóm tài khoản tính giá thành: bao gồm các tài khoản dùng để
tập hợp chi phí cầu thành giá và tính giá các đối tượng cần tính giá. Công
dụng của các tài khoản thuộc nhóm này giúp kế toán tập hợp chi phí cấu
thành giá và tính giá của các đối tượng cần tính giá, kiểm tra được tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nhóm tài khoản doanh thu: là những tài khoản dùng để phản
ánh doanh thu hoặc thu nhập của các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác… Công dụng của các tài
khoản thuộc nhóm này giúp cho doanh nghiệp xác định doanh thu thực hiện
trong kỳ của cac hoạt động.
Nhóm tài khoản xác định kết quả: bao gồm các tài khoản dùng

để phản ánh thu nhập và xác định kết quả hoạt động của đơn vị. công dụng
của các tài khoản thuộc nhóm này giúp doanh nghiệp phản ánh được toàn bộ
thu nhập, chi phí trong từng kỳ kinh doanh và xác định được kết quả lãi lỗ
và hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra được tình hình thực hiện kế
hoạch thu nhập, kế hoạch lợi nhuận.
1.3.3. Các tiêu thức phân loại tài khoản kế toán khác:
* Phân loại tài khoản kế toán theo mức độ phản ánh:
Tài khoản kế toán tổng hợp: là những tài khoản phản ánh chỉ
tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp để cung cấp số liệu lập các chỉ tiêu trong báo
cáo tài chính.
Tài khoản kế toán chi tiết: là những tài khoản dùng để phản ánh
cụ thể, chi tiết hơn số liệu kế toán đã ghi ở tài khoản tổng hợp nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của nhà quản lý của ngành.
*phân loại tài khoản kế toán theo mối quan hệ với báo cáo tài chính:
Tài khoản trong bảng cân đối kế toán: là những tài khoản kế
toán có liên quan đến việc cung cấp số liệu để lập các chỉ tiêu trong bảng cân
đối kế toán và các báo cáo tài chính.
Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: là những tài khoản dùng
để phản ánh tài sản của các doanh nghiệp khác mà đơn vị có quyền quản lý
sử dụng theo hợp đồng kinh tế, pháp luật nhưng không có quyền sở hữu
những tài sản này.
1.4. Hệ thống tài khoản kế toán:
*Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục hệ thống hóa các tài
khoản kế toán sử dụng để phản ánh các loại tài sản nguồn vốn, các quá trình
sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn kinh phí nhằm thu thập thông tin
phục vụ công tác quản lý.
Hệ thống tài khoản kế toan xây dựng có số lượng các tài khoản
phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán không được trùng lặp hoặc bỏ sót các
đối tượng kế toán. Đối tượng kế toán bao gồm các loại tài sản, nguồn vốn

tồn tại dưới hình thái khác nhau, có sự vận động và yêu cầu quản lý khác
nhau, để thu thập thông tin đầy đủ phục vụ quản lý các tài khoản được mở
cho từng đối tượng, đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu.
Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng phải phù hợp với cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành, đồng thời phải xét đến sự
phát triển trong tương lai về chính sách quản lý kinh tế tài chính .
Hệ thống tài khoản kế toán phải đươc sắp xếp logic khoa học
theo mối quan hệ giữa các tài khoản và đáp ứng yêu cầu thông tinh phục vụ
công tác quản lý.
*Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán:
Mỗi tài khoản kế toán có tên gọi riêng, được xác định dựa vào
nội dung kinh tế của đối tượng tài khoản phản ánh. Để giúp cho việc ghi
chép trên sổ được nhanh chóng, gọn nhẹ, tăng hiệu suất công tác kế toán và
thực hiện cơ giới hóa công tác kế toán, mỗi tài khoản được đặt một ký hiệu
bằng con số gọi là số hiệu tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm 86 tài khoản
kế toán trong bảng được chia thành 9 loại được đánh số hiệu từ 111 đến 911,
và 6 tài khoản kế toán ngoài bảng được đánh số hiệu từ 001 đến 008. những
tài khoản này dùng để phản ánh phát sinh những tài sản hiện có ở doanh
nghiệp, nhưng doanh nghiệp không có quyền sở hữu. và một số chỉ tiêu đã
được phản ánh ở các tài khoản trong bảng nhưng cần phải theo dõi chi tiết
hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định mỗi tài
khoản cấp 1 được đánh số hiệu bằng 3 con số; trong đó số đầu chỉ loại tài
khoản, số thứ 2 chỉ nhóm tài khoản, còn số thứ 3 chỉ số thứ tự của tài khoản
trong loại và nhóm đó. Tài khoản cấp 2 gồm 4 số: trong đó ba số đầu chỉ tài
khoản cấp 1 còn số thứ tư chỉ số thứ tự của tài khoản cấp 2 trong tài khoản
cấp 1.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có phần giải thích nội
dung ghi chép của từng tài khoản, tức là quy định nội dung đối tượng kế

toán phản ánh, quy định những quan hệ đối ứng tài khoản chủ yếu và
phương hướng vận dụng vào từng ngành cụ thể để đảm bảo tính thống nhất.
2. Bảng cân đối kế toán:
2.1.Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp -
cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả
về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời
điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo.
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên
Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các
tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đó là khái niệm về Bảng cân đối kế toán của Việt nam, và không
nằm ngoài những chuẩn mực kế toán quốc tế.
2.2.Mục đích của bảng cân đối kế toán:
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế IASC đã đưa ra "những quy
định chung về việc lập và trình bày các báo cáo tài chính"năm 1998. ví dụ
như: Đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày các báo cáo
tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài; hoặc hướng dẫn việc lập tiêu
chuẩn kế toán cho quá trình xây dựng các chuẩn mực và trợ giúp những
người lập báo cáo…
Việc áp dụng những chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận như
là một biện pháp cần thiết tạo tính minh bạch và giải thích đúng đắn các báo
cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán không nằm ngoài những chuẩn mực quốc tế,
nên nó cũng thể hiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính. Đây chính
là mục đích của các báo cáo tài chính nói chung của các doanh nghiệp hay là
mục đích của Bảng cân đối kế toán nói riêng. Tính minh bạch của Bảng cân

đối kế toán được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh
rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế
của nhiều đối tượng sử dụng.
2. 3. Nội dung ghi trên bảng cân đối kế toán:
2.3.1 Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:
+Phần tài sản:bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành
từng loại,mục,khoản phản tình trạng tài sản và cơ cấu tài sản
Về mặt kinh tế số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên tài sản
phản ánh tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Về mặt pháp lý số liệu của hệ thốn chỉ tiêu kinh tế này phản ánh
giá trị tài san mà doanh nghiệp dang chiếm hữu và sử dụng cho các
hoatij động kinh doanh.
+Phần nguồn vốn:bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia
thành từng loại,mục,khoản phản tình trạng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
Về mặt kinh tế số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên nguồn
vốn phản ánh tổng quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản
ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước chủ đầu tư và chủ nợ về
các nguồn vốn ma doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của
mình

* Hệ thống chỉ tiêu trình bày trong bảng cân đối kế toán phải gồm
những khoản mục sau đây:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
- Hàng tồn kho
- Tài sản nghắn hạn khác
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
- Tài sản dài hạn khác
- Vay ngắn hạn
- Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác
- Các khoản dự phòng
- Phần sơ hữu của cổ đông thiểu số
- Vốn góp
- Các khoản dự trự
- Lợi nhuận chưa phân phối

*Ngoài ra trên bảng cân đối kế toán có các chỉ tiêu ngoài bảng:
- Tài sản thuê ngoài
- Hàng hóa nhận bán hộ,nhận ký gửi
- Vật tư hàng hóa nhận giư hộ ,nhận gia công
- Nợ khó đòi đã sử lý
- Ngọai tệ các lọai
- Hạn mức kinh phí còn lại
- Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

2.3.2 Bảng cân đối kế toán có hai kiểu kết cấu:
- Kết cấu kiểu hai bên
- Kết cấu kiểu một bên
2.3.3 Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế
toán:
- Mối quan hệ tài trợ giữa tài sản và nguồn vốn
- Các chỉ tiêu bên tài sản được sắp xếp theo tính chất lưu động giảm
dần của tài sản

- Các chỉ tiêu bên nguồn vốn được sắp xếp theo tính thanh khoản của
nguồn vốn giảm dần
2. 4.Ưu điểm và hạn chế.
Với bảng cân đối có kết cấu một bên thì ta sẽ dễ dàng so sánh số liệu
của cuối kỳ và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc mở khoản mới.
Với bảng có kết cấu ngang ta có thể thấy được rõ mối quan hệ giữa tài sản
và nguồn vốn, nhưng lại gặp khó khăn trong việc so sánh sự biến động của
từng tài khoản cấp 1.
2. 5. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán.
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối
từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Và thông
qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình
hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại
tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá
trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…Từ đó phát hiện
được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng và biện pháp kịp thời đảm
bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có
hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.
3.Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế
toán.
3.1 Cơ sở mối quan hệ:
Trong hệ thống thông tin của kế toán,phương pháp tài khoản kế
toán được coi là bộ xử lý thông tin trung tâm của hệ thống kế toán.Thông tin
đơn lẻ,cá thể về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ kế toán được xử lý qua
phương pháp tài khoản kế toán sẽ trở thành thông tin tổng hợp về tình hình
và sự vận động của từng đối tượng kế toán.Để thông tin này trở nên thông
dụng và hữu ích với người sử dụng thì chúng phải được trình bày trên các
bảng báo cáo theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định.Phương pháp tổng
hợp cân đối kế toán là quá trình tiếp theo của hệ thống thông tin kế
toán,chúng được coi là quá trình cung cấp thông tin “đầu ra” của kế

toán.Trong chu trình thông tin của kế toán nếu tài khoản là nơi xử lý thông
tin thì tổng hợp-cân đối kế toán là nơi truyền tải thông tin đến cho người sử
dụng.Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán đều phản ánh tình trạng đối
tượng kế toán xong ở phạm vi mức độ khác nhau.Bảng cân đối kế toán phản
ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh và trạng thái vận động,là thông tin
của cả quá trình.Do đó giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thông tin thông suốt của
kế toán.
3.2 Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế
toán:
Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là quan
hệ về số liệu,biểu hiện:
-Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở một tài
khoản hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận dụng của đối
tượng kế toán trong kỳ,tên gọi của các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế
toán đều tương ứng và phù hợp với nội dung kinh tế của các đối tượng kế
toán mà chúng phản ánh trên tài khoản.
-Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế toán để theo dõi tình
hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ,số dư đầu ký của các tài
khoản kế toán có thể căn cứ vào số cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kết thúc
niên độ kinh doanh trước đề ghi hoặc để kiểm tra.
-Cuối kỳ kinh doanh căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế
toán để lập bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ theo nguyên tắc số dư cuối kỳ các
tài khoản tài sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của bảng cân đối,số
dư cuối kỳ các tài khoản nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu bên nguồn
vốn của bảng cân đối kế toán.
4.Liên hệ thực tế mối quan hệ tài khoản kế toán với bảng
cân đối kế toán.
Nhóm 11 chọn phân tích tình hình tài chính năm 20009 công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà.HAIHACO dẫn đầu phân khúc thị trường các sản

phẩm bánh kẹo.Là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam
(chiếm khoảng 14% thị trường kẹo).Ít chịu sự cạnh tranh của các công ty
bánh kẹo đầu ngành khác do khác nhhau về sản phẩm và đối tượng khách
hang.Doanh nghiệp đang có những bước phát triển mạnh mẽ để vươn lên là
một trong những doanh nghiệp mạnh tại Việt Nam.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán
và tài khoản kế toán, ta đi phân tích bảng cân đối kế toán năm 2009 của
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:

- Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở một
hoặc một số tài khoản.
Cụ thể, trong bảng trên ở chỉ tiêu tiền (tiền và các khoản tương
đương tiền) phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của công ty, gồm tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng:

Bảng 1: chi tiết về chỉ tiêu tiền
Để phản ánh được chỉ tiêu này thì cần lập hai tài khoản (TK):
TK111 và TK 112 để theo dõi trong kỳ kế toán. Hay trong hàng tồn kho
gồm:


Bảng 2: Hàng tồn kho
Chỉ tiêu hàng tồn kho gồm có hàng mua đi đường, nguyên vật liệu,
công cụ…khi lập bảng cân đối kế toán thì phải tổng hợp kết quả từ tất cả các
khoản này. Mà mỗi khoản này được phản ánh trong một tài khoản cụ thể:
TK151, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156.Vì vậy, trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp thì cần phải mở những tài khoản này để phản ánh
những nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hàng tồn kho phát sinh. Hoặc trong
chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác gồm:

Bảng 3: tài sản ngắn hạn khác
Để tổng hợp chỉ tiêu này thì phải lấy kết quả từ hai tài khoản: TK141,
K144 ở các chi nhánh của công ty.
Trong thuế và các khoản phải nộp nhà nước, thì cần lập các
TK333,cụ thể ở công ty Hải hà ta cần lập các tài khoản như TK3331,
TK3333, TK3334, TK3335, TK3339… Cuối kỳ, khi lập bảng cân đối kế
toán thì số liệu của chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước sẽ được
tổng hợp từ các số dư cuối kỳ của các tài khoản này.
Bảng 4: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Trong bảng cân đối kế toán trên, thì số liệu của các chỉ tiêu ngày
1/1/2009 và ngày 31/12/2009 chính là các số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của
các tài khoản được lập trong kỳ. Như ở chỉ tiêu thuế GTGT được khấu trừ
(TK133): SDĐK là 543.177.099 VND, SDCK là 552.538.173 VND. Hay chỉ
tiêu quỹ khen thưởng, phúc lợi (TK431): SDĐK là 5.441.335.181VND,
SDCK là 6.803.633.888 VND.

- Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế toán, số dư đầu
kỳ của các tài khoản cố thể được căn cứ vào số dư cuối kỳ ở bảng cân đối kế
toán của niên độ kinh doanh trước để ghi và kiểm tra.
Trong bảng cân đối kế toán của Hải hà , các số dư tại 1/1/2009 chính
là các số dư tại 31/12/2008 của các tài khoản, chỉ tiêu mà bảng cân đối kế
toán phản ánh. Còn số dư tại 31/12/2009 của các tài khoản, chỉ tiêu sẽ được
sử dụng làm số dư tại 1/1/2010 của bảng cân đối kế toán năm 2010. Khi tiến
hành kiểm tra kế toán hoặc các báo cáo tài chính , nếu đối chiếu số dư cuối
niên độ kinh doanh không bằng số dư đầu niên độ kinh doanh tiếp theo thì
đã có sai phạm trong quá trình ghi, lập các tài khoản kế toán hoặc quá trình
hoạt động của doanh nghiệp.
- Ta có thể căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản để lập
bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ, theo nguyên tắc số dư cuối kỳ của tài khoản
tài sản được xếp vào các chỉ tiêu phần tài sản trong bảng, số dư cuối kỳ của

tài khoản nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng.

Trừ một số trường hợp:
Số dư cuối kỳ của TK214 (hao mòn tài sản cố định) được sử dụng để
lập chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế trong phần tài sản cố định ở bảng cân đối,
bằng phương pháp ghi số âm.
+, Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định hữu hình tương ứng
với TK 2141. Số dư tại 31/12/2009 của TK2141 là 126.647.795.782 VND
+, Giă trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định vô hình tương ứng với
TK 2143. Số dư tại 31/12/2009 của TK 2143 là 118.497.216 VND
Số dư cuối kỳ của TK131 :
+, Số dư cuối kỳ của TK131dư nợ được xếp ở chỉ tiêu phải thu của
khách hàng phần tài sản của bảng cân đối. Số dư tại 31/12/2009 của TK 131
dư nợ là 17.730.904.644 VND.
+, Số dư cuối kỳ của TK131 dư có được xếp ở chỉ tiêu người mua
trả tiền trước phần nguồn vốn trong bảng cân đối. Số dư tại 31/12/2009 của
TK131 dư có là 4.858.633.782 VND.
Số dư cuối kỳ của TK 331:
+, Số dư cuối kỳ của TK331 dư có được xếp ở chỉ tiêu phải trả cho
người bán phần nguồn vốn trong bảng. Số dư tại 31/12/2009 của TK331 dư
có là 27.264.347.817 VND.
+, Số dư cuối kỳ của TK331 dư nợ được xếp ở chỉ tiêu trả trước
cho người bán phần tài sản của bảng. Số dư tại 31/12/2009 của TK 331 dư
nợ là:10.095.980.497 VND
- Chỉ tiêu tiền được lập = tổng số dư cuối kỳ của tài khoản tiền mặt
và tiền gửi ngân hàng.
Dựa vào bảng 1, ta có thể xác định số dư tại 31/12/2009 của TK
111 là: 249.284.691 VND (10.371.791 + 236.771.706 + 2.141.194 =
249.284.691)
Số dư tại 31/12/2009 của TK112 là: 19.448.834.252 VND

(18.719.998.137 + 553.391.775 + 175.444.340 = 19.448.834.252)
- Chỉ tiêu hàng tồn kho = tổng số dư cuối kỳ của các TK15 (TK151,
TK152, TK153, TK154, TK155, TK156). Bảng 2.
- Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước = tổng số dư cuối
kỳ của các TK333. Bảng 4.
- Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: ngoại tệ các loại – Đô la Mỹ
Trong kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được
chuyển đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Tại ngày kết
thúc năm tài chính ( tức là ngày 31/12/2009), các tài sản dưới dạng tiền và
công nợ bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng tại ngày của Bảng cân đối kế toán. Đối với các khoản có gốc ngoại tệ,
công ty đồng thời theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản và
TK007 “ngoại tệ các loại”. TK007 có SDĐK là 0USD, SDCK là 62.930
USD.
IV, Kết luận :
Bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế toán có mối quan hệ
mật thiết với nhau trong một chu trình thông tin thông suốt của kế toán . Mối
quan hệ này là quan hệ về số liệu

×