Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

các nguyen tắc quan li nhà nước CHXHCNVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.45 KB, 1 trang )

Bản chất NN XHCN :
- Xét về tính giai cấp (tính chính trị): NN XHCN mang bản chất giai cấp công nhân.
- Xét về tính xã hội (tính dân chủ): Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
Tính chính trị và dân chủ thống nhất với nhau.
+ Nguyên tắc pháp chế XHCN: là nguyên tắc cơ bản của NN XHCN, phản ánh bản chất NN
XHCN vì nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi: NN XHCN phải được tổ chức và hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, vì pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật, mà pháp luật XHCN mang
bản chất giai cấp công nhân (thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản để nhân dân
thực hiện, pháp luật XHCN được xây dựng trên quan điểm, tư tưởng của giai cấp công nhân,
dó là CN Mác – Lênin). Đồng thời pháp luật XHCN là pháp luật của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, pháp luật XHCN thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm bảo vệ lợi
ích của giai cấp công nhân. Nhà nước phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật vì
pháp luật là theo ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.
+ Liên hệ với NN CHXHCN Việt Nam:
Bản chất NN CHXHCN Việt Nam được quy định tại Điều 2, Hiến pháp 1992 (đã được sửa
đổi, bổ sung 2001): “NN CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”. Nhà nước ta đề
cao vai trò của pháp luật, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, vì pháp luật (bảo
đảm trật tự pháp luật), màpháp luật nước ta do nhân dân xây dựng lên, thể hiện ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích cuả nhân dân. Do đó, nguyên tắc pháp chế XHCN phản ánh
bản chất nhà nước ta.
NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA :
một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp chế xã hội chủ
nghĩa được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác hiến pháp và luật của mọi chủ thể
của các quan hệ pháp luật. “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992”
quy định tại điều 12 “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên tắc này cũng được coi là một trong những nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Trong hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp, cần triệt để tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật. NTPCXHCN đòi hỏi phải bảo đảm tính thống nhất của pháp chế, bảo đảm tính tối cao


của hiến pháp và luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của công dân đã được
pháp luật quy định, ngăn chặn kịp thời và xử lí nhanh chóng, công minh mọi hành vi vi phạm
pháp luật, bảo đảm sự thống nhất giữa pháp chế và tính hợp lí, công bằng.
Nói chung nguyên tắc này đề cao tính thượng tôn của hp và pl. Mọi cách thức tổ chức bộ máy
nhà nước và hoạt động của bộ máy đó đều phải tuân theo pháp luật, nếu làm trái sẽ bị sử phạt
nghiêm minh.

×