Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kiểm tra Văn 9 kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Ngữ văn - Lớp 9
Tiết: 130
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả tương ứng ở cột B
Tên tác phẩm Tên tác giả A_B
1, Con cò a, Viễn Phương
2, Mùa xuân nho nhỏ b, Hữu Thỉnh
3, Viếng lăng Bác c, Chế Lan Viên
4, Sang thu d, Thanh Hải
Câu 2: Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên được sáng tác vào năm nào?
A.1960
B. 1961
C. 1962
D. 1963
Câu 3: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ nào?
A. 5 chữ
B. 7 chữ
C. 8 chữ
D. Tự do
Câu 4: Cách gọi người đồng mình trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng
nào?
A. Những người ở cùng làng
B. Những người cùng thôn xã
C. Những người cùng nhà
D. Những người sống cùng miền đất, quê
hương
Câu 5: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mây và sóng là ai?
A. Mây
B. Sóng


C. Người mẹ
D. Em bé
II. Tự luận
Câu 1: Trình bày nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
câu 2 : Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau:
Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu 3: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh để thấy được
nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đã được tác giả cảm nhận rất tinh tế?
ĐÁP ÁN
I. T rắc nghiệm.
Câu 1:
1- c 2 - d 3 - a 4 - b
Câu 2 C
Câu 3 A
Câu 4 D
Câu 5 D
II. Tự luận
Câu 1:
Bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước
với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất
nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dan tộc.
Câu 2:
- Học sinh phân tích được biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong hai câu thơ. Hình ảnh ẩn
dụ nói lên sự vĩ đại của bác Hồ, thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân, của nhà thơ
đối với Bác.
Câu 3:
Học sinh phân tích được mạch cảm xúc tiếp tục dâng cao, tuy vậy đã có bề sâu của
sự đối sánh và chiêm nghiệm. Hai câu cuối vừa tả thực, vừa có hàm ý về cuộc đời
của mỗi con người: mọi tác động của khách quan đối với người đứng tuổi cũng đã

khác xưa. Qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn vững vàng hơn. Tầng sâu
chính là ý nghĩa triết lý nhân sinh.
Họ và tên: Lớp:9A Đề 1
Điểm:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Ngữ văn - Lớp 9
Tiết: 156
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả tương ứng ở cột B
Tên tác phẩm Tên tác giả A_B
1, Bến quê a, Mô-păng-xơ
2, Những ngôi sao xa xôi b, Lê Minh Khuê
3, Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang c, Nguyễn Minh Châu
4, Bố của Xi Mông e, Ta-go
d, Đi-phô
Câu 2: Tác giả Đi-phô là người nước nào?
A. Pháp
B. Mĩ
C. Anh
D. Tây Ban Nha
Câu 3: Nhận xét nào sau đây nói đúng về chân dung của Rô-bin-sơn?
A. Xấu xí, dị dạng
B. Kì cục, lập dị
C. Lố lăng, kệch cỡm
D. Kì dị, hài hước
Câu 4 : Hoàn cảnh đáng thương của Xi mông trong đoạn trích Bố của Xi Mông
là gì?
A. Sống nghèo khổ, cô đơn
B. Không có gia đình

C. Không có bố
D. không có mẹ
Câu 5: Mô - pa - xăng là nhà văn sống vào gia đoạn lịch sử nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XIX
B. Nửa cuối thế kỉ XIX
C. Nửa đầu thế kỉ XX
D. Nửa cuối thế kỉ XX
II. Tự luận
Câu 1: Phân tích tình huống truyện của truyện ngắn bến quê?
Câu 2 : Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện
ngắn những ngôi sao xa xôi?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1
1 - c 2 - b 3 - d 4 - a
Câu 2 C
Câu 3 D
Câu 4 C
Câu 5 B
II. Tự luận.
Câu 1
Học sinh phân tích được tình huống truyện độc đáo của truyện ngán " Bến quê"
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo
khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa
người trên giường bệnh
- Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: Nhĩ làm
một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới ấy thế mà, căn bệnh
quái ác lại buộc anh vào giường bệnh và hành hạ anh, ngay cả bãi bồi bên kia sông
gần ngay đấy mà anh không thể đặt chân đến
- Tạo ra chuỗi những tình huống nghịch lý như vậy, tác giả muốn lưu ý người đọc

đến một nhận thức về cuộc đời, chiêm nghiệm một triết lý về đời người
Câu 2
Học sinh cảm nhận được:
- Vẻ đẹp trong tâm hồn của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong.
- Vẻ đẹp phẩm chất của ba cô gái đặc biệt là Phương Định
Bài viết có đủ mở bài thân bài và kết bài, lấy được dẫn chngs từ văn bản
Trình bày sạch đẹp đúng chính tả
Họ và tên: Lớp:9A Đề 1
Điểm:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Ngữ văn - Lớp 9
Tiết: 159
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm
câu 1: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu
Câu 2: trong những từ ngữ sau đây , từ nào có độ tin cậy cao nhất?
A. Chắc là C. Chắc hẳn
B. Có vẻ như D. Chắc chắn
II. Tự luận
Câu 1: Về hình thức, cácc câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bàng những
biện pháp chính nào?
Câu 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ?
Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
Câu 3: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây?
a, Ôi những cánh đồng quê chảy máu.
(Nguyễn Đình Thi)

b, Có vẻ như cơn bão đã qua đi.
Câu 4:
a,Tìm thành phần phụ chú trong câu sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ
chú với những từ ngữ có liên quan .
"Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng Trái Đất - từ
mép tấm đệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân."
( Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
b, Tìm thành phần gọi đáp trong câu sau và cho biết từ đó được dùng để gọi hay để
đáp.
" Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!"
(Nguyễn khoa Điềm, Khúc hát ru ngững
em bé lơn trên lưng mẹ)
Câu 5: Xác định hàm ý trong câu sau:
A : Ngày mai mày có đi xem phim không?
B : Tao còn phải học bài .
ĐÁP ÁN
I Trắc nghiệm
Câu 1 - D
Câu 2 - D
II Tự luận
Câu 1
Về hình thức các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện
pháp chính như sau:
+ Phép lặp từ ngữ.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
+Phép thế
+ Phép nối
Câu 2
Thông minh thì nó cũng thông minh nhưng cẩu thả thì nó cũng hơi cẩu thả.
Câu 3

a, Thành phần cảm thán: Ôi
b, Thành phần tình thái: Có vẻ như
Câu 4
a, Thành phần phụ chú: Từ mép tấm đệm ra mép tấm phản
Kiểu quan hệ: bổ xung nội dung cho cụm từ đứng sau, giải nghĩa cho cụm từ trước
nó.
b, Thành phần gọi đáp: Ơi, hỡi.Nhứng từ này dùng để gọi
Câu 5
Hàm ý : không đi xem phim.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×