Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KAWABATA NGĐI TÌM VẺ ĐẸP CỦA NỖI BÙN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.11 KB, 13 trang )

KAWABATA
NGƯỜI ĐI TÌM VẺ ĐẸP
CỦA NỖI BUỒN

Thực hiện: Jamuri

1
Tiêu đề: Kawabata Yasunari
Kawabata Yasunari (14/6/1899 – 16/4/1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba,
sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel
Văn học vào năm 1968 nhân kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ Duy Tân Minh Trị
1868. Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari,
qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục,
có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như
những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.
Tiểu sử
Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì
thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia
đình người dì.
Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm
hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời.
Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, một thiếu nữ ông gọi là
Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời
giải thích.
"Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy
rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ "
Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của
ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu. Khi nó được xuất bản vào năm 1925, tác phẩm
đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân
(ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù loà, cuộc sống cô
độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực.


Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là
vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh
thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
Bia kỷ niệm nơi sinh KawabataBên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng
chú ý nhất là tờ Mainichi Shimbun ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân
phiệt trong Đệ nhị thế chiến, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh,
nhưng rõ ràng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của
cả gia đình khi ông còn trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết
những tác phẩm bi ca mà thôi.
Năm 1972 Kawabata tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama, Kamakura. Nhiều giả thuyết đã
được đưa ra, nào là sức khoẻ kém, nào là một cuộc tình bị cấm đoán, nào là cú sốc do vụ tự tử của bạn ông,
nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên, khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh,
và vì trong các tác phẩm của ông không có gợi ý gì, đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự.
Văn nghiệp
Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tình yêu thơ
ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn
trong lòng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ
trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là
truyện ngắn trong lòng bàn tay Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy "
Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. ông say mê thơ văn cổ điển
dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại
Tây phương như Marcel Proust, James Joyce
Khi còn là sinh viên ông đã cùng với Yokomitsu Riichi lập ra tờ Văn nghệ thời đại (Bungei jidai) làm cơ
quan ngôn luận cho trường phái văn học tân cảm giác (shinkankaku-ha) nhằm thực hiện một "cuộc cách
mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạng đương thời". Chọn con đường riêng cho mình,
Kawabata tự bạch: "Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng đã thử bắt
2
chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất
phong cách ấy của mình."
Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một số truyện ngắn, và được khen

ngợi với truyện Vũ nữ xứ Izu năm 1926, nói về những quyến rũ mới chớm của tình yêu tuổi trẻ. Các tác
phẩm sau này của ông sẽ đi vào những chủ đề tình yêu tương tự. Các nhân vật của ông thường là các cô gái
rất đẹp và trẻ, ông luôn hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn, ông cũng là người tôn sùng vẻ đẹp mỏng manh và
luôn sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người.
Xứ tuyết, tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm 1934, đăng nhiều kỳ từ 1935 đến 1937, và
chỉ hoàn tất năm 1947. Chuyện tình giữa một tay chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ (geisha) tỉnh lẻ diễn ra tại
một thị trấn xa xôi đâu đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo Honshu). Vẻ đẹp của tuyết, của
các mùa, của người nữ hòa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm ngay lập tức trở thành cổ
điển, và như lời Edward G. Seidensticker, "có lẽ là kiệt tác của Kawabata", đã đưa Kawabata vào số những
nhà văn hàng đầu nước Nhật.
Sau Đệ nhị thế chiến, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như Ngàn cánh hạc (một chuyện tình bất
hạnh trong khung cảnh trà đạo), Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ và Cái đẹp và nỗi buồn (tiểu thuyết
cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với kết cuộc buồn).
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là Danh thủ cờ vây (1951), truyện ngắn này tương
phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã
tường thuật cho báo Mainichi. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua người thách đấu
trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên
đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến, số khác lại
coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người
tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con
người" (diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải).
Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn
học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây khác.
Tác phẩm chính
Lễ chiêu hồn, truyện ngắn (Shokonsai ikkei, 1921)
Vũ nữ Izu (Izu no Odoriko 1926)
Những truyện ngắn trong lòng bàn tay (Tenohira no shosetsu, 1926)
Hồng đoàn Asakusa (Asakusa Kurerai dan, 1930)
Thuỷ tinh huyền tưởng (Suisho genso, 1931)

Cầm thú (Kinju, 1933)
Xứ tuyết, tiểu thuyết đầu tiên (Yukiguni, 1935-37, 1947)
Ngàn cánh hạc (Sembazuru, 1949-52)
Danh thủ cờ vây (Meijin, 1951-54)
Tiếng rền của núi (Yama no Oto, 1949-54)
Hồ (Mizuumi, 1955)
Người đẹp say ngủ (Nemueru bijo, 1961)
Cố đô (Koto, 1962)
Cái đẹp và nỗi buồn (Utsukushisa to Kanashimi to, 1964)
Cánh tay, truyện ngắn (1965)
Đất Phù Tang, cái đẹp và tôi, diễn từ nhận giải Nobel (Utsukushii Nihon no watakushi, 1968)
Tóc dài (Kani wa Nagaku, 1970)
Nguồn: Wikipedia
Tiêu đề: Re: Kawabata Yasunari
Gửi bởi: green_tea1007 trong 03 Tháng Sáu, 2008, 12:26:06 AM
1 tác phẩm bất hủ của Kawa: Xứ tuyết <:-P
3
Xứ tuyết (tiếng Nhật: 雪雪 Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhật Bản Kawabata
Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn
chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền
văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (雪雪雪 Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (雪雪 Koto, Cổ đô),
Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-
1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị.
Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo
bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura, sinh ra và
lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một
huyền lực điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một
chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi
thúc, nên chàng thích lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba
mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông.

Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu với chồi non xanh thẳm và hương
thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako. Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ
tính, mạnh mẽ, tương phản giữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nét
thơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm. Cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là sự tươi mát
và thanh sạch tuyệt vời. Trong những đêm khi mà nàng giúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho
những khách du hành, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng rung
động đến tận tơ lòng.
Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông, vài
tuần trước khi mở mùa trượt tuyết. Trong ánh sáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu
nữ ngồi đối diện với chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm,
với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó, chàng còn gặp lại ở vùng
băng tuyết, chính là Yoko. Một ca kỹ với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ
ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói “truyền cảm, trong thanh và
đẹp đến não lòng”, khiến chàng mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm một nét quyến rũ nơi nàng.
Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó,
giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khung cảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục,
lối sống đều hồn hậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đo lưỡng lự
giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn. Say đắm Komako nhưng trong Shimamura
luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn
dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàng khao
khát theo đuổi và nắm bắt cả đời. Trong khi Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy
sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình
trong tâm trí. Tình yêu của Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên. Komako hoang
mang không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng
của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi
hỏi chút gì trả lại như nàng.
Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng và cắt đứt
duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho
gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tận
bầu trời đêm, một bầu trời với dải Ngân Hà lóng lánh trong ánh sáng đẹp một cách ma quái. Yoko, người

yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân
hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komado, còn Komako thì lời nói
như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và có cảm giác dải Ngân Hà trôi
tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội.
Đánh giá về tác phẩm, dịch giả người Pháp Armel Guerne cho rằng “Đây là một tác phẩm thuần túy Nhật
Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, cái Đẹp
được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình”. Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có
một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một “thẩm mĩ của chiếc gương
soi” như trước đó đã từng biểu hiện trong truyện ngắn nổi danh "Thủy nguyệt", thông qua cái nhìn huyền ảo
hóa thế giới thực. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấy vùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác,
4
ở bên kia đường hầm: Một đường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào Xứ tuyết. Chân trời đã
rạng trong bóng đêm. Con tàu chậm lại Từ đây Shimamura, một lữ khách u buồn, bước vào thế giới đó
như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà,
với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ xe đã tròn một thế kỷ v.v. Nhưng đó không phải là một thế giới của cổ tích, của
những yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứng với thế giới thực về bản
ngã và cái đẹp.
Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cả đàn ông cũng vậy - trong các tác
phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờ nhạt và mong manh xét về mặt con người, họ chỉ được miêu
tả như một yếu tố của khung cảnh được ghi lại qua sự cảm nhận của giác quan. Mặc dù Komako, theo
Kawabata, là một nhân vật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trong tác
phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân vật Shimamura, luôn thể
hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, qua ánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết
đều chiếu vào nhau, hóa lung linh.
Cứ thế, Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về
cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất, và tất cả được tái họa trước mắt độc giả như trong một
bức tranh thủy mạc với một ngôn ngữ miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giác rất riêng
của tác giả. Cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không phải là một thế giới
trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn là có một thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào
nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo. Đó là sự tương giao của nội tâm và khung

cảnh; của sự nối tiếp thời tiết Xuân, Đông rồi Thu; của sự hội ngộ và chia ly; của sự sống và cái chết; của
màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu đam mê. Ở nơi đó con người dường như
đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình, với sự nảy nở của tình yêu và những rung
động sâu xa trước cái mĩ lệ đang hiện hữu.
5
Yasunari Kawabata - Người đi tìm vẻ đẹp của nỗi buồn
Một bài viết khá hay về thiên hướng và những góc khuất của Kawabata, Cổ Điển post lên cho mọi người
cùng đọc.
Cuộc đời của Yasunari Kawabata là một cuộc đời buồn! Buồn vì những nỗi sinh ly tử biệt. Buồn bởi sự
hưng vong của dân tộc Nhật Bản. Và cả những nỗi buồn vu vơ không thể gọi thành tên, song thấm thía và
dịu ngọt.
Hầu như toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông dành trọn cho nỗi buồn. Từ truyện đầu tay: "Nhật ký tuổi
mười sáu", đến "Vũ nữ xứ Izu", "Những truyện ngắn trong lòng bàn tay", "Người đẹp say ngủ", "Ngàn cánh
hạc", "Đẹp và buồn", "Xứ tuyết", "Danh thủ cờ vây" và "Cố đô" tất cả đều tràn ngập một nỗi buồn mong
manh, hư ảo Những sáng tác buồn thương và tinh tế của Yasunari đã trở thành một trong những di sản tinh
thần quý giá nhất của thế kỷ XX. Tìm kiếm và suy ngẫm về vẻ đẹp của nỗi buồn mà nhận được giải Nobel
Văn học, âu cũng là chuyện hy hữu trong văn đàn thế giới.
Trong diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học 1968, Tiến sĩ Anders Usterling xác nhận: "Yasunari
Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong
định mệnh con người. Với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức
cao, bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách
của ông"
Yasunari Kawabata sinh năm 1899, tại thành phố , trong một gia đình có truyền thống văn hóa. Từ thuở ấu
thơ, Yasunari đã mang trong lòng nỗi buồn đau của một đứa trẻ mồ côi. Lên hai tuổi, cha của Yasunari qua
đời bởi bệnh lao phổi. Tiếp đến là người mẹ cũng bỏ ông mãi mãi. Yasunari phải đến sống cùng ông bà
ngoại. Sự bơ vơ, nỗi ưu phiền của con trẻ đã đi theo Yasunari suốt cả cuộc đời, theo cả vào những giấc mơ,
len vào những trang văn của ông. Lớn lên một chút, Yasunari có thêm nỗi buồn từ cảm thức hoài cổ và
những suy tư trầm mặc về cuộc sống. Thêm vào đó, sự ngã gục của dân tộc Nhật Bản trong Thế chiến thứ
hai, khiến nỗi buồn vốn có trong ông thêm trĩu nặng. Kể từ năm đó, ông chỉ còn viết về nỗi buồn, tìm kiếm
vẻ đẹp "mơ hồ, lộng lẫy và mong manh" của nó.

Ông từng thừa nhận: "Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là người lang thang ưu sầu. Là người
luôn luôn mơ mộng, tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn luôn thức giữa khi
mơ Từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn - một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật
chúng tôi. Từ đó trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!".
Xưa nay, những mối tình đơn phương, những câu chuyện tình dang dở, những cuộc tình tay ba đã là đề tài
muôn thuở của văn chương, hội họa, thi ca Nhưng viết về tình yêu, lại là những "khối tình" của những cô
geisha (ca kỹ) có thân phận thấp hèn, mà được nhận giải Nobel như Yasunari có lẽ không nhiều. Những ai
đã từng cất công tìm đọc tiểu thuyết của Yasunari, đều thừa nhận ông là bậc kỳ tài trong việc miêu tả những
cung bậc của tình yêu.
Người đang yêu trong truyện của Yasunari có thể là cậu thiếu niên mười sáu tuổi mới "chập chững" bước
những bước đầu tiên vào vương quốc tình ái. Cũng có thể là một người đàn ông thành đạt đã yên bề gia thất,
thậm chí là một ông già đang "nhẩn nha" đi nốt những bước cuối cùng của cuộc đời chỉ còn có thể ngắm
nhìn những cô gái đẹp "say ngủ" Họ hầu như khác nhau về thân phận, địa vị, tuổi tác, nhưng giống nhau ở
chỗ cùng được Yasunari "cho" yêu những cô gái geisha. Mà tất cả những cô geisha trong truyện của
Yasunari đều rất trẻ, rất xinh đẹp, rất thanh cao. Bằng cách này hay cách khác, họ đã mang đến cho những
người đàn ông mà họ yêu những rung động chân thành, hướng thiện và cảm động.

Mặc dầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa hiện thực phương Tây, Yasunari vẫn lấy văn chương cổ điển
Nhật Bản làm nền tảng, và nhờ đó mà trở thành đại diện cho một khuynh hướng rõ rệt về sự hoài vọng và
giữ gìn phong cách truyền thống của Nhật Bản.
Yasunari bắt đầu thâm nhập vào "vương quốc" của nỗi buồn từ khi bắt đầu cầm bút và thủy chung với nó
suốt cả cuộc đời. Từ tập truyện đầu tay "Nhật ký tuổi mười sáu" xuất bản năm 1926, đến tác phẩm cuối cùng
"Cố đô" ra mắt bạn đọc năm 1968, ông luôn trung thành với "tôn chỉ" viết những khúc bi thương. Văn ông
chịu ảnh hưởng sâu sắc sự khổ hành truyền thống và dáng vẻ mong manh nhỏ gọn - sự tiếp nối nghệ thuật
thu nhỏ của những vần thơ "haiku" Nhật Bản. Ông cô đọng sự vật trong khi người khác phóng to và giãn
rộng nó ra.
6
Cũng giống như Hemingway - ông dành không gian riêng cho những điều không nói hết. Đọc Yasunari cũng
có nghĩa là đồng sáng tạo. Ông luôn bắt người đọc phải diễn giải và tưởng tượng, tự "tô màu" cho những
"khoảng trắng" mà ông đã tạo ra trong câu chuyện. Tiểu thuyết của Yasunari dường như không bao giờ có

kết thúc đóng, kết cục bất ngờ, không như mong đợi, không giải quyết vấn đề theo những cách thức truyền
thống.
Cũng giống như truyện của Anton Chekhov, truyện của Yasunari thường không có mở đầu, không kết luận.
Ông không phê phán cái xấu, cũng không suy tôn cái tốt. Giống như giáo lý nhà Phật, với ông, xấu- tốt có
trong mọi cuộc đời, mọi nơi, mọi lúc, mà có khi thật ra không thể phân biệt một cách thật rõ ràng.

"Xứ tuyết" được Yasunari viết từ năm 1935, hoàn thành năm 1947, được đánh giá là "Quốc bảo" của Nhật
Bản. Cùng với "Ngàn cánh hạc" và "Cố đô", "Xứ tuyết" đã đưa Yasunari - nhà văn Nhật Bản đầu tiên đến
với giải Nobel về Văn học. Đây là tác phẩm mang âm hưởng của truyền thống lữ hành của các thi nhân Nhật
Bản từ xa xưa. Bối cảnh của câu chuyện tình lãng mạn và bi thương vào loại "bậc nhất" này là suối nước
nóng trên đỉnh núi xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản, trải qua ba mùa trong một năm là Xuân, Thu và Đông.
Trong cái đẹp mơ hồ của xứ tuyết, bên hai cô geisha đẹp như mộng, chàng trai trẻ Shimamura dường như đã
đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình, bởi tình yêu thuần khiết và những rung
động sâu xa trước tình người và phong cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc của thiên nhiên Nhật Bản trong
mùa đông lạnh giá. Yasunari đã miêu tả "Xứ tuyết" như một thế giới mơ hồ như trong truyện cổ tích. ở nơi
đó, Shimamura, một lữ khách u buồn, như mụ mị đi bởi vẻ đẹp của hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất. Với
cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và mơ, "Xứ tuyết" là hình ảnh của thế giới thực và một thế giới ảo
cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo. Đó là thế giới của sự
tương giao của nội tâm và khung cảnh; của sự nối tiếp thời tiết từ mùa Xuân đến mùa Đông, của sự hội ngộ
và chia ly; của sự sống và cái chết; của màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu
đam mê…
Trong cuộc đời thực, Yasunari rất có duyên với cái tên Chiyo. Người con gái đầu tiên làm rung động trái
tim trai trẻ của ông là tiểu thư Chiyo xinh đẹp, con nhà quyền quý. Sau khi tốt nghiệp đại học, trong chuyến
du lịch tại Izu, Yasunari lại gặp và yêu một vũ nữ cũng có tên là Chiyo. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau,
Yasunari buộc phải chia tay với cô.
Như một điệp khúc tình yêu, Yasunari lại tình cờ gặp một cô Chiyo khác trong một quán bar. Nhưng Chiyo
lại là bông hoa đã có người hái, vì thế giấc mơ Chiyo của Yasunari đành tan vỡ. Chẳng bao lâu sau đó,
Yasunari lại gặp một cô Chiyo là một cô gái phục vụ trong quán cà phê. Chiyo lần này là một cô gái tuy học
vấn thấp, nhưng tính tình đoan trang, độ lượng khiến Yasunari rất ngưỡng mộ. Hai người đã bí mật đính hôn
với nhau và chuẩn bị làm đám cưới. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Chiyo đã đột ngột đòi chia tay, gây cho

Yasunari một cú sốc về tinh thần. Từ đó Yasunari nghiệm ra rằng, cuộc đời ông chưa bao giờ thoát khỏi
những kết cục tình yêu mang tên Chiyo. Những mối tình mang tên Chiyo như một ảo ảnh luôn hiển hiện
trước mắt ông. Có một năm, xảy ra động đất, Yasunari đã đến những đường phố đổ nát để tìm Chiyo! Cô
Chiyo trong cuộc đời thực của nhà văn đã nhiều lần hóa thân thành những cô geisha xinh đẹp, thanh cao
trong truyện của ông.
Yasunari sinh cùng năm với tiểu thuyết gia người Mỹ Hemingway - năm 1899. Giống Hemingway, ông vinh
dự nhận giải Nobel Văn học và cũng kết thúc cuộc đời bằng một vụ tự tử. Mặc dù trong diễn văn đọc tại
buổi lễ nhận giải Nobel, Yasunari đã lên án cách kết thúc cuộc đời con người bằng cách tự vẫn, một cách
chết "rất Nhật Bản" đã cướp đi nhiều người thân của ông. Song rốt cuộc, cũng giống như những nhân vật
của ông trong tiểu thuyết với những u uẩn và trăn trở, ông lại tự vẫn bằng khí đốt trong một căn phòng tại
Hayama, ngày 16 tháng 4 năm 1972, tức 4 năm sau khi ông nhận giải Nobel. Ông không để lại thư tuyệt
mệnh nên người đời sau đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về lý do khiến ông tự vẫn.
Một số người cho rằng ông tự vẫn vì không chịu đựng nổi tình trạng sức khỏe ngày càng suy sụp. Một số
khác lại nói rằng vì một cuộc tình cuối đời bị cấm đoán nên ông chẳng thiết sống nữa. Cũng có người lại
thiên về ý kiến cho rằng Yasunari tự tử là vì bị "sốc" bởi vụ ông bạn thân: nhà văn Mishima Yukio tự tử
trước đó ba năm
7
Nguồn: Công An Nhân Dân
Ðề: Yasunari Kawabata - Người đi tìm vẻ đẹp của nỗi buồn
Cháu cũng có đọc qua vài tác phẩm của Yasunari Kawabata, trong đó có Đẹp và Buồn:
Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại cố đô để nghe chuông giao thừa.
Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối hận tình hai mươi năm trước. Cái mầm của bất an tiềm
tàng hai thập niên bỗng trở thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đa mê tang tóc
cho những nhân vật chính cũng như phụ.
Quả thật chuyến đi lý là để nghe chuông, nhưng thâm sâu là mong gặp lại cố nhân của cuộc tình bất hạnh cũ.
Cố nhân Otoko bấy giờ mới mười sáu, trong khi ông đã ba mươi mốt và có gia đình. Cuộc tình tan vỡ, và
khi đứa con sanh thiếu tháng qua đời, cô gái đã toan tự vận. Mất trí một thời gian, sau cùng cô cũng bình
phục, theo mẹ về Kyoto và biệt tăm cho đến gần đây. Oki ở lại Tokyo, tiếp tục sống với vợ con sau những
sóng gió tất nhiên phải có. Ông trở thành nhà văn lớn, một phần nhờ tác phẩm Cô gái mười sáu kể lại mối
tình bất hạnh với Otoko. Tác phẩm là niềm thống khổ cho vợ ông. Ngồi đánh máy bản thảo, Fumiko đã sảy

thai trong một cơn xúc động mãnh liệt. Tác phẩm mang theo hồn ma hai đứa con của nhà văn, một với tình
nhân, một với vợ. Oki cất bản thảo đi và không nhắc đến nó nữa. Phải nhờ Fumiko giục, ông mới cho xuất
bản Cô gái mười sáu. Tác phẩm thành công tức thì, hai mươi năm sau vẫn còn tái bản, và trở thành một
nguồn lợi nhuận lâu dài cho gia đình Oki.
Phần Otoko, nàng theo mẹ về Kyoto, tốt nghiệp trung học chậm mất một năm, ghi tên vào trường mỹ thuật,
và trở thành danh họa.
Văn nghệ sĩ nổi danh là người của quần chúng, và dư luận tinh ranh sau cùng khám phá ra Otoko chính là cô
gái 16 trong truyện. Khi cả hai nhân vật của cuộc tình cùng nổi tiếng, thì chuyện riêng tư khó giữ được riêng
tư. Hơn 20 năm sau khi xa cách, Oki tìm lại được tung tích người xưa nhờ những báo chí về hội họa đăng tải
hình ảnh cũng như đời sống của nữ nghệ nhân.
Tới Kyoto, sau nhiều đắn đo, Oki sau cùng cũng đánh bạo gọi điện rủ Otoko nghe chuông chùa cuối năm
với ông. Nàng nhận lời, đặt tiệc tại nhà hàng gần một tu viện để nghe chuông. Nhưng nàng cũng cho Keiko
tham dự. Otoko lại thuê luôn hai cô ca kỹ để mua vui cho bữa tiệc nghe chuông. Keiko phụ trách đón ông ở
khách sạn và đưa ông tại ga khi ông trở về Tokyo.
Oki cho rằng cố nhân vẫn chưa quên ông. Tránh gặp ông một mình trong dịp tái ngộ, chẳng qua là nàng sợ
không tự kiềm chế được khi tình xưa trở lại. Oki không ngờ là tuy không lấy chồng và không có bạn trai,
Otoko đã chấp nhận mối tình đồng tính với cô học trò trẻ có sắc đẹp và cách sống bất thường.
Hai người đàn bà khác nhau, một đam mê đến chỗ vô kỷ luật, một thùy mị dịu dàng và cung cách. Họ cũng
giống nhau, ở chỗ cùng là họa sĩ, cùng yêu và bắt được cái đẹp, dù là cảnh mưa xuân trên núi, cảnh trăng
rằm phản chiếu trong bát rượu hay trên mặt hồ, cảnh phong lưu khu trà đình tửu quán ven sông, cảnh nương
chè, cảnh vườn đá
Sự cố phát xuất từ Keiko, cô học trò trẻ của Otoko. Người con gái này vô cùng xinh đẹp, đam mê, bướng
bỉnh ngang ngược và nặng nết chiếm hữu. Thấy cuộc sống hạnh phúc với cô giáo bị đe dọa vì Oki trở lại,
Keiko quyết tâm ra tay, và sóng gió vẫn xảy ra.
Keiko thương yêu cô giáo, nên căm thù Oki đã bạc tình với Otoko. Cô gái lại ghen với mối tình xưa nghĩa
cũ còn nặng trong tâm can cô giáo và người đàn ông. Và Keiko lập tâm hại Oki, dùng tất cả thủ đoạn để thi
hành mưu lược, kể cả việc cùng một lúc chinh phục Oki và người con trai của ông Lấy cớ mang tranh của
mình cho Oki coi, Keiko đã thi hành bước đầu của kế hoạch bằng cách ngủ đêm với Oki tại khách sạn rồi kể
cho cô giáo nghe cái suy nhược và hư hỏng của người đàn ông. Ra gì đâu cái thứ đàn ông 50 ngoài, thèm
khát gái chanh cốm mà cái hôn dài một chút cũng không đủ hơi, Keiko nói với cô giáo.

Sóng gió xảy ra trong liên hệ hai người đàn bà, nhưng Keiko tự tín, vẫn tiếp tục thi hành thủ đoạn. Vì tình
yêu, Keiko mỗi ngày mỗi sa đọa sâu hơn vào tội lỗi và tội ác Sự sa đọa này mang lại tai họa cho tất cả mọi
người trong cái thế giới đẹp và buồn Kawabata dựng ra.
Dịch giả:Mai Kim Ngọc
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Pháp Tristesse et Beauté của Amina Okada, Albin Michel, 1961
8
Một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tượng
trong tiểu thuyết của Y.Kawabata
(Qua khảo sát bộ ba tác phẩm đoạt giải Nobel: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô)
Y.Kawabata là một trong những hiện tượng kì diệu nhất của văn học thế giới thế kỷ XX. Năm
1968, với giải thưởng Nobel đoạt được cho bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Y.Kawabata
đã góp phần quan trọng khai mở cánh cửa bí ẩn về văn hóa phương Đông, bắc nhịp cầu tới đông đảo bạn đọc
và các nhà nghiên cứu phương Tây. Tại Việt Nam, Kawabata đã được tuyển dịch nhiều tác phẩm, từ truyện
ngắn, Truyện trong lòng bàn tay đến tiểu thuyết- đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của ông. Cũng đã có nhiều
công trình, bài viết về Kawabata nhưng chủ yếu khai thác từ góc độ cảm nhận- phê bình và tự sự học.
Kawabata là một nhà văn Nhật Bản thuần túy. Nghiên cứu tác phẩm của ông từ góc nhìn văn hóa học, bởi
vậy, là một hướng đi có nhiều ý nghĩa nhưng còn khá mờ nhạt. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi chủ
yếu trình bày một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của ông, từ đó
hé lộ một thế giới văn hóa ngầm ẩn đằng sau những con chữ.
1. Tạo ý nghĩa biểu tượng trên cơ sở tương phản, đối lập
Từ điển bách khoa toàn thư (wikipedia) giải thích rất ngắn gọn về ý nghĩa của hai từ tương phản và
đối lập: “ Tương phản: trái nhau. Đối lập: trái ngược hẳn nhau”.Trong văn học, thủ pháp nghệ thuật tương
phản, đối lập được dùng để xây dựng những hình ảnh, chi tiết, hình tượng, giọng điệu có tính chất, đặc
điểm hoàn toàn trái ngược nhau; nhằm nhấn mạnh một tư tưởng, nội dung hay một quan điểm nào đấy. Tuy
nhiên, sự trái ngược về bản chất ấy phải được xét cho những đối tượng trên cùng một bình diện và theo một
tiêu chí nhất định, điều đó mới khiến nó có ý nghĩa. Nghiên cứu thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết
Y.Kawabata, chúng tôi nhận thấy một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tượng của
ông là tương phản, đối lập. Ở đây, chủ yếu là sự tương phản, đối lập trên cấp độ hình tượng.
Việc sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập khi xây dựng biểu tượng của Y.Kawabata có một sự cộng
hưởng với tính tương phản trong nền văn hoá và văn học Nhật Bản: đất nước của hoa Anh đào và võ sỹ

Samurai, của thể thơ Haiku bé nhỏ và cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trên thế giới Gienji monogatari … Là
một nhà văn thuần túy Nhật bản, cảm thấu và trân trọng đặc biệt văn hóa truyền thống, trong tác phẩm của
mình Kawabata đã luôn cụ thể hoá tính tương phản rõ nét của dân tộc trên nhiều phương diện mà biểu tượng
là một góc độ đặc sắc.
Có thể nói, những hình tượng là biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata phần lớn đều tồn tại trong một
thế đối lập, tương phản với bản thân nó hoặc với hình tượng khác cùng dạng.
Những biểu tượng tồn tại trong thế đối lập với chính nó là: cuộc hành trình lên Xứ tuyết của
Shimamura; chiếc chén trà Shino và Cố đô. Shimamura tìm về với Xứ tuyết- miền đất xa xôi mà thiên nhiên
còn lưu giữ tinh thần Nhật Bản trong một xu thế rời bỏ thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo. Nhưng
đến Xứ tuyết, chàng vẫn luôn sống trong một trạng thái tình cảm lưỡng phân: một tình yêu nồng nàn nhục
cảm cùng Komoko và một khao khát lý tưởng thanh sạch với Yoko. Cuộc hành trình ấy chính là hành trình
đi tìm lời đáp cho một lối ứng xử trước không khí thời đại đối chọi giữa xu hướng níu giữ truyền thống và
xu hướng phương Tây hoá.
Chén trà Shino và Cố đô là hai hình tượng đặc biệt. Đó là dấu ấn đậm nét của một nền văn hóa lâu đời
và đặc sắc mang phong cách Đông phương. Nhưng cả hai đều được miêu tả như cái đẹp trong chiều hướng
phôi phai, nói đúng hơn là cái đẹp cổ điển đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Nếu chiếc chén Shino là hiện
thân của vẻ đẹp thanh tao, trang nhã trong nếp uống trà đã thành một tôn giáo nghệ thuật thì những mối quan
hệ, những nhỏ nhen, phàm tục xung quanh nó lại là biểu hiện của một sự suy vi, phai tàn. Nếu Cố đô hiện
lên với chùa chiền, lễ hội, hoa anh đào, kimono… là niềm tự hào của người Nhật về kinh đô văn hóa lâu đời
thì bản thân nó cũng sắp “biến thành một ô-ten khổng lồ có kim cao lâu” [2, 689]. Vì vậy chén trà Shino hay
Cố đô đều là biểu tượng sinh động về hiện trạng của cái đẹp truyền thống Nhật Bản khi lối sống phương Tây
du nhập mạnh mẽ.
Lửa và tuyết; Komako và Yoko; cô gái có chiếc khăn ngàn cánh hạc và Fumiko; Chieko và Naeko là
những cặp biểu tượng song hành và đối lập . Nếu loại biểu tượng tồn tại trong thế đối lập với chính nó biểu
hiện một giá trị truyền thống trong chiều suy thoái thì việc dựng lên các cặp biểu tượng đối lập nhau của
Kawabata dường như không kèm theo một sắc thái chủ quan nào cả. Kawabata chỉ tái hiện các vẻ đẹp trong
sự tương phản như trình bày một hiện tượng của đời sống đang diễn ra, tuyệt nhiên không tỏ một thái độ khu
9
biệt nào. Nhà văn không có ý định phân tuyến nhân vật (như truyện cổ tích), cái mà ông hướng tới là kiếm
tìm cái đẹp và lựa chọn là công việc của bạn đọc. Komako là một vẻ đẹp Tây phương hóa nhưng Kawabata

đã dành nhiều tâm huyết nhất để diễn tả vẻ đẹp ấy. Cả Komako và Yoko đều xuất hiện trên cái nền tương
phản của tuyết và lửa, của trong trẻo và đam mê, của hiện hữu và mất mát, của sự vô thường và bí ẩn như cái
đẹp muôn đời. Cô gái với chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc cũng có mặt trong tác phẩm ít ỏi như Yoko nhưng
vẻ đẹp rạng rỡ, ngời sáng ấy đã làm bừng lên trong tâm hồn Kikuji một chút ấm áp. Kikuji cũng xao động
đến não lòng trước vẻ đẹp của sự hoang mang và tuyệt vọng của Fumiko. Cái đẹp của Fumiko là cái đẹp của
ánh hoàng hôn sắp tắt, nó gợi một niềm tuyệt vọng nhưng là sự tuyệt vọng đầy mĩ cảm. Chieko trong Cố đô
lại mang trong mình một vẻ đẹp thanh quý, giản dị và nền nã, đúng dáng dấp cổ điển. Trong khi Naeko, chị
em sinh đôi với nàng lại là một cô gái lao động khỏe khoắn, tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Những vẻ đẹp tương
phản ấy đặt cạnh nhau nhưng không hề bộc lộ sự khiên cưỡng hay khập khiễng. Chúng trái ngược nhau song
từ trong nguồn cội chúng đều là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng, Nữ tính Vĩnh cửu. Kawabata đã miêu tả
những vẻ đẹp khác nhau bằng đôi mắt của một nhà thẩm thấu văn hóa nhân loại. Chính điều này làm nên sự
vĩ đại trong tư tưởng của nhà văn, và nó có đủ sức mạnh để kết nối Đông – Tây như nhiều nhà nghiên cứu
thừa nhận.
Sự tồn tại cùng lúc của những hiện tượng đối lập, tương phản là một nét thú vị của mĩ học Nhật Bản.
Và, Kawabata, trong khi xây dựng thế giới biểu tượng bằng việc sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập đã
làm nổi bật đặc tính ấy. Bởi vậy, bản thân việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này đã biểu hiện cốt cách một
con người thuần túy Nhật Bản trong Kawabata.

2. Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tượng cho chi tiết.
Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử có viết: “các nguyên tắc thi pháp thể hiện qua các yếu tố
lặp lại và không lặp lại. Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy
tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc tổ chức hình thức”
[3, 38]. Sự lặp lại vụng về và tối nghĩa chỉ là biểu hiện của một cây bút còn non trẻ. Nhưng sự lặp lại trong
tính vừa ổn định vừa phát triển của nó là một dụng công nghệ thuật, một dấu hiệu quan trọng để nhận diện
một nét phong cách của nhà văn. Khi xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của mình, Kawabata chủ yếu sử
dụng phép lặp với chi tiết trên hai cấp độ cơ bản: trong một văn bản và xuyên suốt nhiều văn bản. Điều này
một mặt tạo ra tính hệ thống và mạch ngầm liên văn bản trong tiểu thuyết Kawabata mặt khác làm nên
những nét thẩm mĩ riêng cho mỗi tác phẩm.
Sự lặp lại một biểu tượng trong một tiểu thuyết là điều dễ nhận thấy ở lối viết của Kawabata. Tuy nhiên,
ở cấp độ trong một văn bản và với cùng một biểu tượng thì sự lặp lại cũng biểu hiện dưới hai dạng chính: lặp

lại nguyên gốc và lặp lại biến thể. Chẳng hạn khi xây dựng hình ảnh một xứ sở ngập tràn trong sắc trắng tinh
khôi và không khí trong trẻo của tuyết, tác giả đã để chi tiết này lặp lại trong tác phẩm đến trên 100 lần.
Cũng như vậy để nhấn mạnh vẻ đẹp thiên thần, lý tưởng nhưng xa xăm của Yoko, Kawabata đã điệp khúc
giọng nói ấm áp, trầm buồn và sâu thẳm của nàng tới 15 lần; miêu tả con mắt cháy lửa tới 10 lần và gương
mặt đầy lạ lùng xa cách tới 9 lần. Đó là sự lặp lại một chi tiết nhằm gây một ấn tượng sâu đậm về một hình
ảnh hoặc biểu thị một ám ảnh dai dẳng nào đó trong tâm thức nhân vật.
Sự lặp lại một biểu tượng dưới nhiều biến thể vừa gieo một dấu ấn tương đồng, cùng một ý nghĩa lại
vừa gợi ra sự sinh động, phong phú của đời sống biểu tượng. Chiếc chén Shino là một ví dụ. Nó là biểu
tượng tồn tại dưới bốn biến thể nữa là chén Oirbe, bình Shino, cặp chén Raku và chiếc chén Karatsu. Tất cả
đều biểu trưng cho vẻ đẹp trà đạo trong cảm thức suy tàn nhưng mỗi đồ vật với mỗi lịch sử riêng, nét đẹp
riêng, số phận riêng đã tạo nên một sức hấp dẫn vô cùng với người đọc. Hay như đã nói, Cố đô thực ra là
một biểu tượng mang tính hợp thể của nhiều chi tiết mà chi tiết nào cũng đặc sắc và đầy tiếng nói văn hóa:
từ hoa anh đào, kimono đến chùa chiền, lễ hội, phố cổ… Kawabata xây dựng biểu tượng cố đô như một
tham vọng lưu giữ tất cả những biểu hiện tinh túy của tâm hồn Nhật Bản. Bản thân điều ấy cũng đã khiến Cố
đô trở thành một biểu tượng đa nghĩa.
Nhưng như đã biết, bản chất của biểu tượng là tồn tại trong những cặp phạm trù đối lập: vừa cụ thể vừa
khái quát, vừa ổn định vừa gợi mở, cho nên ngay cả sự lặp lại một biểu tượng dưới dạng nguyên gốc trong
một văn bản thì cũng không phải là sự sao chép vô hồn. Mỗi lần xuất hiện dù lớp vỏ biểu đạt không thay đổi
nhưng ý nghĩa biểu đạt của nó có thêm sắc thái mới. Ví như sự lặp lại của biểu tượng dải Ngân Hà trong Xứ
tuyết. Ngân Hà, trong mẫu gốc biểu tượng văn hóa thế giới, với các bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ là con đường các
vong hồn trở về thế giới bên kia. Có nhiều truyền thuyết về Ngân Hà nhưng đều được coi là nơi đi qua, có
10
nguồn gốc thần thánh, nối liền thế giới thánh thần với hạ giới. Ngân Hà cũng là đường ranh giới giữa thế
giới chuyển động và cõi vĩnh hằng bất động. Xuất hiện trong Xứ tuyết tới 7 lần, dải Ngân Hà là một biểu
tượng gây nhiều ám ảnh.
Chi tiết dải Ngân Hà xuất hiện khi tác phẩm đã đi vào hồi kết, có vẻ là sự phù hợp với ý nghĩa mẫu gốc
của nó. Và quả tình, dải Ngân Hà trong Xứ tuyết là một biểu tượng của sự mất mát, nhưng mỗi lần có mặt
chi tiết ấy lại biểu thị một sắc thái mới mẻ. Lần thứ nhất, dải Ngân Hà được Komako và Shimamura bắt gặp
gần như đồng thời với đám cháy. Đó là một vẻ đẹp vừa lộng lẫy vừa gợi lên cái sức mạnh mênh mông của
vũ trụ: “Ngay trên đầu anh, dải Ngân Hà nghiêng cái vòng cung xuống, ôm lấy trái đất tối đêm trong cái xiết

thanh sạch, vô cảm, không giải thích nổi. Hình ảnh trong sạch và gần gũi của niềm khoái lạc dữ dằn… cái
dải băng vô cùng vô tận đó, cái mạng che hết sức mong manh đó, dệt ra từ trong vô cùng, khiến Shimamura
nhìn không rời mắt”[3, 332]. Dải Ngân Hà tuyệt đẹp và mênh mông xuất hiện cùng đám cháy là dự báo cho
một cái đẹp mong manh sắp qua đời.
Chạy theo Komako đến gần đám cháy, Shimamura lại nhìn thấy dải Ngân Hà nhưng lần này chàng đã
nhận ra sự phôi pha của nguồn ánh sáng ấy: “Có thể nào lại ảm đạm đi, cái vầng sáng kỳ diệu vắt ngang trời
ấy” và “cái ánh sáng ma quái của nó khiến gương mặt của Komako có vẻ kỳ lạ như một mặt nạ cổ xưa, phía
sau đó lại hiện rõ một sắc mặt đầy nữ tính.” [3, 334]. Dải Ngân Hà để lại trong Shimamura một cảm xúc khó
tả, một sự rung động mãnh liệt: “Như một bình minh vô tận, dải Ngân Hà dâng sáng ngập người anh, trước
khi mất tăm trong cõi vô biên tận cùng của vũ trụ. Và cái giá lạnh trong ngần lướt trên anh như một cơn rùng
mình, một đợt sóng khoái cảm, khiến anh kinh ngạc sững sờ.”[2, 334]. Và khi Komako vùng chạy tới đám
cháy, bỏ lại Shimamura một mình, chàng bỗng thấy “tấm voan phủ lộng lẫy của dải Ngân Hà bị xé toạc bởi
sự gập ghềnh của những ngọn núi cao. Và cũng từ cái tấm voan ấy anh lại thấy những vẻ sáng lấp lánh trên
cao vòi vọi, bỏ lại những ngọn núi với dáng nặng nề của nó.” [2,335]. Dải Ngân Hà lần này đã mang ý nghĩa
của một niềm mất mát. Đó là cảm giác rạn nứt trong cõi lòng Shimamura do Komako mang lại, dù nó chưa
rõ ràng.
Khi đám lửa đã bùng lên dữ dội thì Shimamura lại nhìn lên giữa lòng dải Ngân Hà và chàng vẫn bắt gặp
cái ánh sáng “lấp lánh và sâu thẳm, rực rỡ và lộng lẫy hơn, vòng cung sang tận phía kia, nơi mà cá giọt nước
từ các tia vòi rồng sáng loáng lên, khi chúng trật mục tiêu và tan biến vào khoảng không vũ trụ” [2, 337]. Đó
là sự qua đời, sự đi vào cõi vĩnh hằng của cái đẹp. Ngay lập tức Shimamura cảm thấy sự xa cách sắp tới và
chàng như muốn cưỡng lại sự chia ly ấy. Nhưng chính chàng cũng nhận đã nhận ra sự bất lực trong khao
khát níu kéo. Yoko đã rời xa thế giới, vừa bi thảm vừa nhẹ nhàng, vừa ám ảnh vừa như một lẽ tự nhiên, ẩn
trong dải Ngân Hà gợi một niềm mĩ cảm tuyệt vọng.
Dải Ngân Hà đã khép lại Xứ tuyết trong một nỗi niềm mất mát và trống rỗng đến sâu thẳm: “Anh bước
lên để đứng cho vững và khi anh ngã đầu về phía sau, dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong cái thứ tiếng thét
gầm dằn dữ.”[2, 339]. Cái đẹp đã tan biến vào vũ trụ, và ngay cả sự nồng nàn đầy nhục cảm mà Komako
mang lại cũng đã rời xa Shimamura. Trong chàng chỉ còn vọng lên tiếng gào thét của một niềm trống trải vô
biên.
Như vậy, dù lặp lại nguyên dạng biểu đạt nhưng “dải Ngân Hà” vẫn gợi ra nhiều sắc thái biểu cảm sinh
động. Điều này vừa là một đặc tính của biểu tượng vừa chứng tỏ tài năng của một cây bút bậc thầy.

Bên cạnh việc khai thác giá trị của phép lặp chi tiết trong cấp độ một tác phẩm, Kawabata còn triển khai
nó trong cái nhìn liên văn bản, tạo thành một xâu chuỗi biểu tượng đồng đẳng nhưng đều thể hiện một nét
đặc trưng trong nhãn quan của ngưòi nghệ sĩ. Khảo sát bộ ba tiểu thuyết đạt giải Nobel, chúng tôi nhận thấy
những biểu tượng sau đây có sự lặp lại đầy dụng ý nghệ thuật: biểu tượng cuộc hành trình (hành trình lên xứ
tuyết của Shimamura, hành trình tìm về truyền thống qua cuộc du xuân của gia đình Chieko, thậm chí xu
hướng rời bỏ trà đạo cũng là một hành trình của Kikuji); biểu tượng cái chết (Yoko, bố mẹ Kikuji, bà Ota,
và sự mơ hồ ra đi của Fumiko); biểu tượng thiên nhiên ( xứ tuyết, cố đô) và biểu tượng người con gái
(Komako, Yoko, cô gái với chiếc khăn ngàn cánh hạc, Fumiko, Chieko va Naeko). Nhìn vào hệ thống các
biểu tượng ấy có thể nhận thấy mấy điểm sau đây:
Thứ nhất, tiểu thuyết của Kawabata luôn có xu hướng tìm về với truyền thống trong một cảm thức mất
mát và suy tàn.
Thứ hai, cái chết là một ám ảnh ghê gớm với Kawabata, tiểu thuyết của ông luôn mang màu sắc buồn bã
của sự chia ly và niềm tuyệt vọng.
11
Thứ ba, cái đẹp với Kawabata là vũ trụ vĩnh hằng và Nữ tính vĩnh cửu. Vũ trụ là thiên nhiên hoang sơ,
tuyệt mĩ và nữ tính vĩnh cửu là ở người con gái. Nhưng đó bao giờ cũng là cái đẹp mong manh và không thể
sở hữu. Cái đẹp như một ước vọng không cùng.
Thứ tư, tất cả những biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata đều gặp nhau ở sự biểu đạt tâm hồn Nhật
Bản : tôn thờ cái Đẹp, hòa hợp tương giao giữa con người - tự nhiên và phát triển trong trạng thái đầy mâu
thuẫn trái ngược.
Như vậy rõ ràng việc lặp lại chi tiết khi xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata là một sự dụng
công nghệ thuật. Khi đọc cần phải nhìn thấy tính lặp ở đây như một phương thức tổ chức cấu trúc chặt chẽ
của tác phẩm để tránh hiện tượng hiểu sai ý nghĩa biểu tượng của chi tiết ấy.
Sự lặp lại chi tiết khi xây dựng biểu tượng của Kawabata còn vượt lên trên giới hạn thể loại, tạo nên một
sự phức hợp nhiều ý nghĩa của một biểu tượng trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Chẳng hạn biểu tượng
cuộc hành trình đã xuất hiện ngay trong truyện ngắn đầu tiên của Kawabata: Vũ nữ Izu, tái xuất trong hàng
loạt truyện trong lòng bàn tay như Địa tang vương Bồ Tát Oshin, Hiện hữu thần linh, Lời nguyện cầu của xử
nữ, Đôi mắt của mẹ, Trang điểm… cho đến những tiểu thuyết cuối cùng của ông: Người đẹp say ngủ, Tiếng
rền của núi, Đẹp và buồn. Biểu tượng ấy nói lên đầy đủ nhất phong cách “lữ khách u sầu đi tìm cái đẹp” của
nhà văn. Hoặc như biểu tượng nữ tính (người con gái) cũng là một biểu tượng đặc sắc của Kawabata . Thậm

chí ông còn có hẳn một truyện trong lòng bàn tay lấy tên là Tính nữ (Hoàng Long dịch). Cặp đôi “lữ khách”
và “người đẹp” vì thế lại tạo nên cặp biểu tượng độc đáo trong thế giới nghệ thuật Y.Kawabata.
Tóm lại, có thể thấy phép lặp (trong ý nghĩa vừa ổn định vừa phát triển của nó) là một thủ pháp nghệ
thuật đắc dụng trong việc xây dựng ý nghĩa biểu tượng của Y.Kawabata. Lẽ dĩ nhiên, đó không phải là thủ
pháp do Kawabata sáng tạo ra song ông đã khai thác triệt để tính ưu việt của nó để thể hiện một thế giới biểu
tượng sinh động trong sáng tác của mình.
3. Lựa chọn tiêu đề tác phẩm mang tính biểu tượng
Tác phẩm văn học là “con đẻ” của nhà văn. Bởi vậy, việc “khai sinh” nó bao giờ cũng gắn với sự lựa
chọn một tên gọi thích hợp. Tiêu đề trong văn bản văn học là một dấu hiệu mang tính nghệ thuật. Phần lớn
nó gắn với tên nhân vật chính, biến cố chính (với tác phẩm tự sự) hoặc với tâm trạng chính, hay đối tượng
gợi tâm trạng (với tác phẩm trữ tình). Tiêu đề, do vậy, thường thể hiện tập trung tư tưởng cốt lõi người viết
đề cập trong tác phẩm. Ngay cả trong trường hợp lệch pha giữa tên gọi và nội dung tác phẩm, không có quan
hệ gì (trong văn học phi lý) thì bản thân tiêu đề ấy cũng là một sự vô nghĩa lý mà tác giả muốn diễn tả. Việc
đặt tiêu đề như một biểu tượng trong tác phẩm văn học cũng không phải là điều quá mới mẻ. A.P.Sêkhôp là
một ví dụ tiêu biểu. Truyện ngắn của ông rất nhiều tiêu đề đồng thời mang tính biểu tượng, chẳng hạn: Thảo
nguyên, Phòng 6, Người đàn bà có con chó nhỏ, Người trong bao … Đây cũng là một đặc sắc trong truyện
ngắn Sêkhôp.
Tiêu đề tiểu thuyết của Y.Kawabata phần lớn cũng là một biểu tượng: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô,
Người đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi, … nhưng có điểm độc đáo so với tiêu đề - biểu tượng trong truyện
ngắn Sêkhôp. Tiêu đề trong truyện ngắn Sêkhôp thường là biểu tượng trung tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn
Thảo nguyên đồng thời là biểu tượng mà Sêkhôp tập trung khắc họa: vẻ đẹp của thảo nguyên bao la hay là
bức tranh thu nhỏ của một nước Nga rộng lớn. Trong khi đó, tiêu đề trong tiểu thuyết của Y.Kawabata
không nhất thiết phải là biểu tượng trung tâm của tác phẩm, song, phải là biểu tượng đánh thức được mối
liên hệ với các biểu tượng còn lại nhạy bén nhất. Xứ tuyết và ngàn cánh hạc là ví dụ điển hình.
Xứ tuyết chỉ là một biểu tượng có ý nghĩa làm nền cho các biểu tượng khác trong tác phẩm như cuộc
hành trình của Shimamura hay người con gái Komako và Yoko song đó lại là biểu tượng có ý nghĩa như
khởi điểm hay đích đến của những biểu tượng khác. Komako và Yoko là những vẻ đẹp sinh ra từ Xứ tuyết.
Còn Xứ tuyết trong cuộc hành trình của Shimamura lại giống như một “miền đất hứa”, một đích đến để chạy
trốn cuộc sống phàm tục và tìm lại bản ngã. Vì vậy, lấy Xứ tuyết làm tiêu đề tiểu thuyết, Kawabata đã đánh
động được cả một miền tâm thức để gợi ra bao biểu tượng khác.

Ngàn cánh hạc, so với Xứ tuyết, thậm chí chỉ là một biểu tượng đi kèm với biểu tượng cô gái nhà
Imamura nhưng chính sự thấp thoáng ấy lại nói lên được nhiều ý nghĩa. Ngàn cánh hạc là điểm sáng lung
linh duy nhất trên bức tranh u buồn của trà đạo suy tàn. Ngàn cánh hạc cũng là ngọn lửa duy nhất làm ấm áp
và thanh lọc tâm hồn bị vây bọc bởi sự nhỏ nhen xung quanh của Kikuji. Ngàn cánh hạc, do vậy, là biểu
tượng làm bừng sáng một chút hi vọng giữa không khí ảm đạm của cả tiểu thuyết. Chọn nó làm tiêu đề tác
12
phẩm, Kawabata muốn gửi gắm một niềm hi vọng thầm kín vào số phận của văn hóa truyền thống trong
buổi giao thời.
Dĩ nhiên là tiểu thuyết Kawabata cũng lựa chọn biểu tượng ôm trùm tác phẩm làm tên gọi như Cố đô.
Tuy nhiên, bản thân Cố đô cũng là một biểu tượng đặc biệt. Đó là sự hợp thể của nhiều biểu tượng nhỏ khác
làm thành biểu tượng chung về một không gian văn hóa cổ truyền Nhật Bản. Lấy tiêu đề là Cố đô thực chất
là sự gói gọn ý nghĩa hợp thể ấy. Vả lại cái tên gọi Cố đô tự nó đã gợi một niềm xưa cũ hay một hoài vọng
quá khứ, nó mang tính mĩ cảm cổ điển Đông phương. Do vậy, ngay cả khi tiêu đề đồng nhất với biểu tượng
trung tâm Kawabata cũng làm cho nó trở nên độc đáo, rất riêng so với các nhà văn khác.
Một điều cần phải thấy là việc đặt tiêu đề tác phẩm trùng với một biểu tượng trong đó với Kawabata
không dừng lại ở tiểu thuyết. Từ truyện ngắn cho đến Truyện trong lòng bàn tay của ông, ta đều có thể bắt
gặp hiện tượng này. Chẳng hạn truyện ngắn Thủy nguyệt (trăng soi đáy nước), Cánh tay, hay Truyện trong
lòng bàn tay như Tuyết, Tính nữ, Nước… Tất cả tạo thành một thế giới biểu tượng phong phú, đa dạng và
độc đáo ngay từ cách biểu đạt trong sáng tác Kawabata. Chính Kawabata đã phát hiện và làm ý nghĩa thêm
cho giá trị của tiêu đề văn bản văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
Xây dựng một thế giới biểu tượng đặc sắc, Kawabata chủ yếu sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: tương
phản- đối lập, phép lặp và lựa chọn tiêu đề tác phẩm. Với mỗi thủ pháp nghệ thuật, Kawabata đều triển khai
trên nhiều cấp độ: từ trong một tác phẩm cụ thể đến loạt tác phẩm cùng thể loại và vượt lên giới hạn của thể
loại đạt đến tính “ liên văn bản”. Do vậy, phương thức biểu tượng trở thành một tín hiệu đặc biệt để nhận
diện chân dung phong cách tiểu thuyết nói riêng và phong cách nghệ thuật nói chung của Y.Kawabata.
Tài liệu tham khảo:
1. Sự tương phản trong văn hóa và văn học Nhật Bản (3/2/2008), Nguồn Google.
2. Yasunari Kawabata (2005), Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, Hà Nội.
3. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13

×