Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thế giới công nghệ không dây potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.47 KB, 6 trang )

Thế giới công nghệ không dây

Công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Với bất cứ ứng dụng hay dịch vụ
nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu sẽ đều có một giải pháp không dây.

Những công nghệ mới chuẩn bị ra đời vốn được hy vọng là sẽ hứa hẹn một thế giới
hoàn toàn không dây, do vậy cuối cùng mớ dây lằng nhằng ở phía sau chiếc máy tính
của bạn và các hệ thống âm thanh nổi ở nhà có thể bị tống vào kho vì có lẽ bạn sẽ
không bao giờ dùng đến chúng nữa.



Mạng WAN không dây

Bạn có nhớ thời điểm khi 3G ở đỉnh cao nhất của chu kỳ của nó? Đã có rất nhiều lời
bàn luận về việc hội thảo bằng hình ảnh trên điện thoại di động, truy nhập Internet và
đọc báo trên mạng trong khi đang đi trên tàu hoả vào buổi sáng và gửi các bức thư điện
tử trong khi đang ngồi trên một bãi biển ở đâu đó. Việc ấy có kết quả như thế nào cho
mọi người?

Nhưng các dịch vụ băng rộng không dây mới đang làm cho giấc mơ về Internet ở bất cứ
đâu và ở khắp mọi nơi trở thành hiện thực. Ngày nay, bạn có thể đạt được tốc độ nhanh
như ADSL khi truy nhập Internet ở nhà hoặc trên đường mà không cần phải có một
đường dây đồng trục hoặc dây đồng. Với việc đưa vào sử dụng WiMax trong tương lai,
người ta hy vọng rằng tốc độ truy nhập không dây có thể cạnh tranh được với ADSL.

Tương lai cho băng rộng không dây có thể tóm gọn trong một từ: WiMax, còn được
biết đến với cái tên IEEE 802.16. Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn quảng cáo cho
WiMax và các kết quả từ các cuộc thử nghiệm trong thế giới thực là không nhiều nhưng
các tính năng kỹ thuật lõi cho giao thức này là rất ấn tượng.


Thuật ngữ WiMax có thể được hiểu tương tự như Wi-Fi, mặc dù trong khi phạm vi của
Wi-Fi được tính bằng mét thì phạm vi của WiMax được tính bằng ki lô mét. Với phạm
vi rộng lớn của WiMax, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có thể phủ sóng toàn bộ các khu
vực đô thị với chỉ một vài tháp. WiMax không phải là giải pháp duy nhất dành cho
mạng băng rộng không dây - Hiperman của châu Âu (Mạng khu vực đô thị vô tuyến
hiệu năng cao) đang được phát triển nhưng không được xem như một ứng viên nặng ký.

Mặc dù không xảy ra ở giai đoạn này nhưng việc WiMaxsẽ có các ứng dụng doanh
nghiệp, thay thế Wi-Fi trong các doanh nghiệp là rất khả thi. Phạm vi tăng thêm của
WiMax sẽ làm cho việc toàn bộ một toà nhà hay một khu trường có thể được phủ sóng
bởi chỉ một điểm truy nhập đơn được quản lý trung tâm là hoàn toàn có thể.

Những người ủng hộ WiMax trước đây đã nói về những phạm vi lên tới 50 ki lô mét từ
trạm gốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những phạm vi này thu hẹp lại một chút. Những
cuộc thử nghiệm thực tế trước đây đã cho thấy rằng bán kính từ 7 đến 15 ki lô mét là có
thể đạt được từ những ăng ten được lắp đặt tốt và đây vẫn là một phạm vi rộng lớn đáng
kể.

Tất nhiên, cái thu được lớn nhất đối với những người tiêu dùng là việc đưa vào sử dụng
WiMax sẽ mang lại kết quả là thiết bị không còn là độc quyền và vì vậy sẽ rẻ hơn. Intel
đã có kế hoạch để sản xuất các chipset tích hợp cả công nghệ WiMax và hầu hết các
"ông lớn" khác trong ngành công nghiệp này đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với
WiMax.

Tốc độ của WiMax, cũng giống như tốc độ của các công nghệ độc quyền hiện nay, sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn dải phổ mà các nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng mua và sử
dụng và số lượng cell (ô) mà họ sẵn sàng mua. WiMax được thiết kế để hoạt động trên
một dải phổ rộng lớn vì vậy về mặt lý thuyết ít nhất tốc độ dữ liệu tổng thể đến
70Mbit/s hoặc cao hơn là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, phổ vô tuyến là không rẻ chút
nào và chúng ta hy vọng rằng các nhà cung cấp dịch vụ sẽ nỗ lực hết sức để theo kịp

với ADSL chứ không phải chạy vượt xa nó.

Thực tế có một vài "hương vị" của WiMax. Trước hết, chuẩn 802.16 vốn quy định rằng
WiMax hoạt động trong phạm vi từ 10 đến 66GHz. 802.16 được theo sau bởi 802.11a
vốn mở rộng dải phổ tới phạm vi từ 2 tới 11GHz là dải mang tính thực tế hơn vì đây là
phạm vi mà hầu hết các nhà cung cấp đã có phổ. Nó có thể hoạt động trong các dải
chưa được cấp phép nhưng có thể gặp phải nhiễu nghiêm trọng trong những dải này.

Tuy nhiên, chuẩn thu hút sự chú ý nhiều nhất của các nhà cung cấp dịch vụ là chuẩn
802.16e vẫn chưa được thông qua (ít nhất là cho đến thời điểm này). Viện Kỹ sư điện
và điện tử, với bước đi chậm chạp thường thấy của họ, cuối cùng có thể khẳng định
chuẩn này vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. 802.16e tích hợp các tính năng di động,
cung cấp các dịch vụ tương đương với các dịch vụ băng rộng di động như
iBurst/IntelliCell và 3G.

Về lâu dài, thách thức chính đối với các mạng băng rộng không dây sẽ không phải là
công nghệ phân phát mà là phương tiện để hỗ trợ những người muốn sử dụng nó. Băng
rộng không dây, giống như các dạng khác của công nghệ không dây, hoạt động theo
kiểu môi trường dùng chung. Là một người sử dụng, bạn đang cạnh tranh để giành
không gian trên sóng không trung với những người khác cũng đang cố sử dụng nó.
70Mbit/s trên một cell với WiMax nghe có vẻ rất nhiều nhưng đó là 70Mbit/s dùng
chung giữa mọi người sử dụng cell đó.

Giả sử hiện tại chúng ta có các dịch vụ ADSL cung cấp tốc độ 12Mbit/s. Tại tốc độ đó,
chỉ có 6 người có thể đồng thời sử dụng một cell WiMax-không hẳn là một trường hợp
tiết kiệm cho nhà cung cấp (tất nhiên, các nhà cung cấp có quá nhiều thuê bao sẽ giả
định rằng không phải tất cả mọi người sẽ sử dụng dịch vụ cùng lúc). Mặc dù vậy, khi số
lượng người thuê bao tăng lên, sẽ rất thú vị khi chứng kiến các nhà cung cấp băng rộng
không dây xử lý các vấn đề của một hệ thống dùng chung tốt như thế nào.




Mạng LAN không dây

Bí mật nhỏ của các công nghệ LAN không dây hiện nay là chúng làm việc không giống
so với được quảng cáo chút nào. Trên chiếc hộp sẽ ghi là 54 Mbit/s hay 108Mbit/s
nhưng cùng lắm là bạn sẽ chỉ đạt được 10% của tốc độ đó. Nếu bạn ở trong một khu
vực mật độ cao, bạn có thể nằm trong các mạng không dây đan xen, tất cả đều tranh đấu
để giành được cùng một dải phổ vô tuyến mà bạn muốn sử dụng để truyền các tập tin
hoặc tải hình ảnh video của bạn.

Ngày nay, chúng ta có 3 loại mạng LAN không dây chính: 802.11b, 802.11g và
802.11a. Hoạt động ở tốc độ 11Mbit/s, 802.11g là chuẩn mà chúng ta biết rõ nhất với
cái tên Wi-Fi. 802.11g and 802.11a ra đời sau. 802.11g, sử dụng cùng một dải phổ như
802.11b và tương thích ngược với nó, đã trở thành công nghệ LAN không dây thông
dụng nhất hiện nay. IEEE 802.11a, thường được xem là anh em họ "đuối" hơn của
802.11g, hoạt động hoàn toàn tương tự (kể cả việc có một chế độ "Turbo" 108 Mbit/s)
nhưng sử dụng một dải phổ khác.

Sự kém hiệu quả một cách ghê gớm của 802.11a/b/g là kết quả của một loạt nhân tố: Sự
chật chội nghiêm trọng và nhiễu trong dải 2,4GHz; sự xử lý kém cỏi của các tín hiệu trả
về; các cơ chế tranh chấp tương tự Ethernet; nhu cầu mã hoá cao để đảm bảo an ninh.
Tất cả những nhân tố này đã dẫn tới một dịch vụ vốn không giống như đã được quảng
cáo.

Giải pháp cho vấn đề hiệu quả kém này là nhiệm vụ của 802.11n - một chuẩn hiện đang
được tranh luận bởi các thành viên của IEEE. Chưa biết là khi nào thì một chuẩn phải ra
đời (một thời điểm nào đó trong năm 2006 là thời hạn chính thức), nhưng một vài nhóm
cạnh tranh phải thoả thuận với nhau trước khi vấn đề cuối cùng cũng được giải quyết.


Những gì mà mọi người đã thoả thuận được là việc sử dụng công nghệ ăng ten MIMO
(multiple input, multiple output, tạm dịch: nhiều đầu vào, nhiều đầu ra) để phân phát
thông lượng và hiệu suất phổ lớn hơn nhiều so với các công nghệ hiện có.

MIMO là một giải pháp kỹ thuật sử dụng nhiều ăng ten gửi và nhận, kết hợp với các kỹ
thuật dồn kênh và điều chế tương tự như những kỹ thuật được sử dụng bởi các máy phát
ti vi số. Bên cạnh một kỹ thuật được gọi là dồn kênh phân khoảng (SDM), vốn sử dụng
sự phân cách vật lý của nhiều ăng ten để dồn kênh các tín hiệu, nó sử dụng các tín hiệu
đa tuyến để tăng thông lượng hoặc giảm lỗi trong việc truyền không dây. MIMO có thể
phân phát với tốc độ gấp 6 lần tốc độ của các thiết bị phát 802.11g và với phạm vi gấp 8
lần.

Tuy nhiên, đã có một xu hướng không thích hợp là kết hợp công nghệ MIMO và
820.11n thành một. Điều này làm cho nhiều khách hàng của công nghệ có tên gọi là
"Pre-N" có thể gặp hoạ. Hãng Belkin (Mỹ) đã gặp phải vấn đề này vào cuối năm ngoái
khi họ tung ra sản phẩm router Belkin Pre-N. Router này sử dụng các chip từ Airgo
Networks và có 3 ăng ten.

Được dựa trên một bản phác thảo tính năng kỹ thuật của chuẩn 802.11n, theo kết quả
của nhiều cuộc thử nghiệm thực tế, router Pre-N thực hiện được tới 40% năng lực so
với chỉ tiêu kỹ thuật 108Mbit/s của nó. Con số này cũng tương đương với năng lực mà
Fast Ethernet mang lại và chắc chắn là đủ để cung cấp tín hiệu hình ảnh liên tục (video
streaming), thậm chí cả các luồng video băng thông cao.

Vấn đề với sản phẩm Belkin Pre-N và các router và điểm truy nhập không dây Pre-N
khác, là nó chỉ làm việc với các card không dây độc quyền của bản thân hãng này. Chưa
có một chuẩn chính thức nào, vì vậy Belkin chỉ "lấp vào khoảng trống" như trước. Khi
chuẩn này được phê chuẩn, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng là Belkin sẽ không liên
thông với các thiết bị 802.11n.


Có hai nhóm chính đang tranh đấu cho việc triển khai 802.11n: nhóm WWiSE
(WorldWide Spectrum Efficiency) và nhóm TGn Sync (Task Group N
Synchronisation). Nhóm WwiSE muốn sử dụng dải ISM được sử dụng bởi 802.11b/g
và làm cho nó tương thích ngược. Còn TGn Sync muốn sử dụng phổ 5GHz (được sử
dụng bởi 802.11a) và thúc đẩy các mức băng thông cơ bản.

Cả hai nhóm đều có một mục tiêu tối thiểu là thông lượng duy trì liên tục 100Mbit/s với
hiệu suất phổ cao. Các thành viên của nhóm TGn Sync Group tin tưởng rằng kế hoạch
của họ có thể tăng lên tới 500Mbit/s bằng cách sử dụng 4 bộ phát, mặc dù tốc độ
250Mbit/s sử dụng 2 bộ phát là xem là một mục tiêu hiện thực hơn.

Nhóm WWiSE muốn sử dụng ít phổ hơn (các dải 20MHz - là dải mà 802.11g hoạt
động- đối chọi với các dải 40MHz của TGnSync) và việc này sẽ bảo tồn được phổ vô
tuyến quý giá ngày càng tăng. Kết quả sẽ là các tốc độ khoảng 135Mbit/s vào thời gian
đầu, với một mục tiêu dài hạn là 540Mbit/s.

Mạng PAN không dây

Kể từ khi Bluetooth được triển khai, đã có rất nhiều lời bàn luận về các mạng vùng cá
nhân không dây, nhưng không có nhiều hành động được thực hiện. Hầu hết các mối
quan tâm đối với mạng PAN đều liên quan đến việc sử dụng nó trong các điện thoại di
động thông minh, chẳng hạn như để đồng bộ hoá với phần mềm máy tính hoặc để sử
dụng các tai nghe không dây. Nó cũng bắt đầu được sử dụng cho các thiết bị như các tai
nghe có gắn micro không dây, với việc truyền âm thanh số cung cấp âm thanh rõ nét.

Việc triển khai công nghệ Bluetooth hiện nay có xu hướng sử dụng nó như một sự thay
thế cáp ngoại vi cho một số lượng hạn chế các thiết bị, hơn là một công cụ nhằm cho
phép một số lượng lớn các thiết bị trong nhà hoặc văn phòng có thể giao tiếp trực tiếp.

Nhưng viễn cảnh dài hạn thì lớn hơn nhiều. Nhiều thiết bị gia đình có thể hưởng lợi từ

kết nối không dây thậm chí vẫn chưa được xem xét. Chúng ta nói đến các bàn điều
khiển trò chơi vốn có thể trò chuyện vô tuyến với các router, các hộp truyền tín hiệu số
vốn có thể truyền tín hiệu TV số tới máy tính của bạnhoặc tới nhiều màn hình trong
nhà, các máy chủ đường truyền vốn có thể phát quảng bá vô tuyến âm nhạc tới các bộ
tai nghe tuỳ ý nằm trong phạm vi truyền, các máy ảnh vốn có thể giao tiếp trực tiếp với
các máy in và các đầu chơi MP3 cầm tay vốn có thể gửi tệp âm nhạc tới hệ thống âm
thanh tại nhà của bạn. Đây là các loại ứng dụng liên thông mà những người tiêu dùng
hàng điện tử đang mơ tới nhưng vẫn chưa có cơ hội được sử dụng.

Một phần đó là bởi vì Bluetooth vẫn chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Bluetooth đã có một số tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền âm thanh không dây.
Chẳng hạn, chuẩn Bluetooth A2DP (Advanced Audio Distribution Profile) cho phép
một PDA hỗ trợ chuẩn này giao tiếp trực tiếp với các tai nghe gắn kèm micro không
dây mà không cần trạm gốc trung gian.

Nhưng Bluetooth không đủ nhanh cho các ứng dụng video, và chắc chắn là không bao
giờ. Bluetooth hiện nay chỉ có khả năng truyền với tốc độ 1 đến 2 Mbit/s trong một
phạm vi khoảng 100 mét với một công suất ở đầu ra khoảng 100mW. Như vậy là quá
tốt cho âm thanh và cho máy in và các thiết bị nhập nhưng TV số đòi hỏi một tốc độ tối
thiểu 7Mbit/s. Nếu bạn đang muốn truyền tín hiệu TV độ phân giải cao, bạn cần một hệ
thống có khả năng xử lý 20-24Mbit/s.

Công nghệ xuất sắc hiện nay cho các mạng vùng cá nhân là UWB, còn được biết đến
với cái tên 802.15.3a (một chuẩn IEEE khác). Đáng tiếc là, UWB mới đây đã bị thay
đổi từ một công nghệ đầy hứa hẹn thành một câu chuyện được cảnh báo trước về các
quá trình không thành công của các chuẩn, Ultra Wideband đã bị đẩy vòng quanh ở
IEEE trong hơn một năm nay, không có nhiều tiến triển. Đây được coi là công nghệ
PAN mà tất cả các công nghệ PAN khác phải chịu khuất phục, nhưng chúng ta vẫn
chưa được chứng kiến nó xuất hiện trong thế giới thực. Một tin tốt lành là trong tháng 6,
một nhóm có tên gọi MultiBand OFDM Alliance đã gia nhập nhóm làm việc siêu băng

rộng IEEE và bắt đầu thúc đẩy chuẩn này.

Lý do chúng được quan tâm đến vậy là vì UWB có rất nhiều tiềm năng. UWB truyền
những đoạn dữ liệu cực ngắn-ít hơn một nanô giây-qua một dải phổ rộng. ở Mỹ, dải phổ
đã được phê chuẩn để sử dụng bởi công nghệ này.

Trong những khoảng cách rất ngắn, công nghệ UWB có khả năng truyền dữ liệu với tốc
độ lên tới 1Gbit/s với một nguồn công suất thấp (khoảng 1mW). Với dải phổ rộng của
nó, UWB ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi suy luận méo hơn các công nghệ không dây,
và bởi vì công suất truyền thấp như vậy, nó gây ra rất ít nhiễu trong các thiết bị khác.

Phạm vi dự tính của nó chỉ khoảng 10 mét và vì các vấn đề về chuẩn của nó, người ta
dự tính rằng công nghệ UWB sẽ có một vị trí trong cả phiên bản không dây của USB và
trong sự lặp lại tiếp theo của công nghệ không dây.

Mặc dù rất nhiều đề xuất đã được giải quyết, USB được trông đợi là sẽ tận dụng được
rất nhiều từ công việc này trong việc xác thực vốn tích hợp vào trong các chuẩn 802.11.
Chẳng hạn, sẽ là rất quan trọng nếu máy chủ đường truyền UWB của bạn không thể bị
xâm nhập bởi một người nào đó đi ngang qua.

Dự báo của Intel và những người ủng hộ UWB khác là UWB sẽ hoạt động như một loại
lớp vận chuyển đa năng cho các ứng dụng không dây phạm vi ngắn. Trong dự báo này,
một phiên bản tương lai của Bluetooth sử dụng UWB như lớp kiểm soát truy nhập
đường truyền và vận chuyển của nó, cũng giống như sử dụng USB không dây. Các giao
thức cấp cao hơn đảm trách việc triển khai cụ thể ứng dụng. UWB được xem là một
thành phần cốt lõi của thế giới được kết nối không dây, được điều khiển bởi các chuẩn
mở vốn cho phép tất cả các thiết bị giao tiếp với nhau. ở phạm vi ngắn, chúng ta có
UWB; ở phạm vi trung bình 802.11n; và ở phạm vi dài WiMax sẽ mang truy nhập
Internet tốc độ cao tới nhà của chúng ta hoặc tới bất cứ nơi nào chúng ta có mặt.


×