Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 lý do cân nhắc blue-chip pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.32 KB, 5 trang )

8 lý do cân nhắc blue-chip
Có 8 lý do khiến blue-chip
không thể tăng mạnh và
không phải là địa chỉ lựa
chọn của các “đội lái”, các
đại gia trong thời gian vừa
qua.
1 TTCK từ đầu năm đến giờ không có sóng lớn, lình xình đi
ngang, thông tin kinh tế không có gì nổi bật, tốt xấu đan xen.
TTCK thế giới đang ở kỳ tạo đáy sau cú hồi phục nhanh, không
loại trừ khả năng kiểm tra đáy một lần nữa. Nghĩa là thị trường
khó có xu hướng tăng mạnh. Thị trường không tăng mạnh thì
kiếm đâu ra blue-chip tăng?

2 Nguồn cung cổ phiếu blue-chip rất lớn, năm nay lại phát hành
thêm khá nhiều, nên giá khó tăng. Chỉ cần giá tăng một chút là bị

xả hàng, vì cổ phiếu chực chờ, không hiện thực hóa lợi nhuận
nhanh có thể bị người khác tranh mất. Muốn giá tăng thì phải ít
hàng. Đây là nguyên lý đơn giản, nhưng rất quan trọng.

3 Ngay từ đầu năm, các NĐT sừng sỏ, các đội phân tích cơ bản
(PTCB), các đội phân tích kỹ thuật tinh anh đều nhận thấy vấn đề
số 1, số 2 nêu trên, vì vậy họ không tập trung vào blue-chip.
Nhóm NĐT này không đưa chủ lực vào thì lấy tiền đâu ra mà hỗ
trợ blue-chip, nên NĐT nhỏ lẻ vào thì “kẹp vốn” bằng hết. Thế là
người ta càng cố gắng quảng cáo (PR), càng kêu gọi “đầu tư
chân chính”, nhưng hầu hết NĐT Việt Nam lại thích “đánh bạc”
hơn. Năm ngoái, thanh khoản trên HNX đã đột biến, năm nay lại
càng đột biến hơn. Nếu là một sóng thì không có gì, nhưng một
năm trời thanh khoản trên HNX kéo dài liên tục thì không thể xem


là “đánh bạc” nhất thời được. Cứ đơn giản chia giá trị giao dịch
bình quân cho vốn điều lệ thì thấy ngay rằng, cầu cho penny-
stock mạnh gấp 10 lần cầu cho blue-chip. Đây không phải một
thời điểm, mà là cả một giai đoạn. Cầu đi đâu kéo giá đi đấy, thế
thôi!

4 Tiềm năng blue-chip không đáp ứng kỳ vọng. Từng blue-chip có
thể tăng trưởng mạnh, nhưng tổng chung blue-chip khó có thể
tăng vượt quá 2 lần so với mức tăng của nền kinh tế, tức là
không dễ dàng đạt mốc tăng trưởng thực sự hơn 15%/năm. Do
việc mua vào của NĐT không thể nào đúng đáy và bán được
đúng đỉnh trong một chu kỳ tăng giá nên giả dụ blue-chip tăng
bằng kỳ vọng tăng trưởng là 15% thì NĐT chỉ “ăn” được khoảng
10%/năm. 10% là quá ít so với kỳ vọng của NĐT Việt Nam.

5 Có sự sai lầm trong PTCB để đầu tư. PTCB không đơn thuần là
đọc chỉ số thấy đẹp rồi đầu tư. Đầu tư theo kiểu đó gọi là đầu tư
theo số liệu cơ bản (Indicator-based investment), không phải là
PTCB chính tông. Kiểu đầu tư theo chỉ số này không nên áp dụng
tùy tiện, khi việc phân tích đầu tư ngày càng đòi hỏi NĐT nâng
cao kỹ năng và tập trung nhiều nỗ lực để tìm cổ phiếu.

6 Có sự trục trặc trong quan hệ giữa blue-chip và các quỹ (Quỹ
VEIL là một ví dụ).

7 NĐT nước ngoài miệt mài mua blue-chip từ đầu năm tới giờ,
nhưng giá cổ phiếu hầu như không tăng, thậm chí còn giảm. Nói
dại, nếu họ mua hết room thì lấy ai đỡ cho blue-chip?

8 Không ai cứu blue-chip. Đội đại gia trong chính blue-chip “chết

chìm” những năm 2007 - 2008 khi DN đem tiền đi đầu tư bừa bãi,
đa ngành đa nghề. Nhìn bản cân đối của các blue-chip sẽ thấy
tiền mặt không tương xứng với dự án và vốn điều lệ. Cách duy
nhất là phát hành thêm vốn, tức đã loãng lại pha thêm loãng,
hoặc đi bán cho NĐT chiến lược, mà không khéo lại “đem quyền
lợi của cổ đông hiện hữu đi chia chác thân quen”. Số đại gia mới
nổi sau khủng hoảng năm 2008 đã có kinh nghiệm, chỉ “chiến”
penny-stock, thắng thì được “vinh danh”, còn vào blue-chip mà
thất bại sẽ mất “vị thế” ngay. Mặt khác, “làm giá” penny-stock dễ
hơn rất nhiều, còn vào blue-chip là bạn phải chấp nhận tình trạng
"chẳng biết đâu mà lần".

×