Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vì sao nhà đầu tư vẫn thờ ơ? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.67 KB, 5 trang )

Vì sao nhà đầu tư vẫn thờ ơ?
Giảm mạnh, tăng nhẹ rồi lại đi ngang là
thực tế hiện nay của thị trường chứng
khoán (TTCK). Mặc dù nhiều mã cổ
phiếu (CP) đã giảm giá mạnh, song nhà đầu tư vẫn thờ ơ.
Trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa tăng cao, vì sao giá
CP rẻ vẫn không đủ sức hấp dẫn giới đầu tư?
Trong 5 phiên giao dịch từ ngày 15 đến 19-11, chỉ số VN-Index có
tới 4 phiên mất điểm, chỉ 1 phiên tăng; HNX-Index tăng điểm 2
phiên, song mức tăng không đáng kể. Phiên giao dịch ngày 23 và
24-11, VN-Index hồi phục, nhưng vẫn quanh ngưỡng 430 điểm,
đạt 434,48 điểm, còn HNX-Index "rơi" xuống dưới mốc 100 điểm,
dừng lại ở 99,02 điểm. So sánh với thời điểm đầu năm 2010, VN-
Index mất khoảng 82 điểm, còn HNX-Index giảm gần 80 điểm.
Tính thanh khoản của thị trường liên tục ở mức thấp. Nếu so với
thời điểm "đỉnh" về khối lượng giao dịch trong năm 2010, với gần
200 triệu đơn vị được khớp lệnh, tương đương giá trị 6.700 tỷ
đồng trong 1 phiên (ngày 5-7), thì phiên 24-11, khối lượng chỉ đạt
khoảng 61 triệu đơn vị trên cả 2 sàn, giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.
Thậm chí, có những phiên, tính thanh khoản rơi xuống dưới 40
triệu đơn vị (phiên 28-10, 1-11…). Giá nhiều mã CP chỉ còn 1/5-
1/6 so với thời điểm cao của năm 2010, song nhiều nhà đầu tư
vẫn không thiết tha với việc mua CP.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá CP đang ở mức hợp lý
để mua vào, bởi kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
niêm yết khá tốt. Mặc dù thị trường không có nhiều biến động,
nhà đầu tư khó có thể lướt sóng, nhưng với mức giá hiện nay của
nhiều mã CP, nhà đầu tư chỉ cần hưởng cổ tức cũng có thể ung
dung.
Chẳng hạn một số mã CP của "họ" ngân hàng như HBB (Ngân
hàng TMCP Nhà Hà Nội) chỉ có giá dưới 10.000 đồng/CP, đạt


bình quân 9.400 đồng/CP (phiên 24-11), SHB (Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội) quanh ngưỡng 10.000 đồng/CP, EIB (Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam) và STB (Ngân hàng
TMCP Sài Gòn - Thương Tín): hơn 13.000 đồng/CP… Ngay cả
"đại gia" trong ngành ngân hàng là VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại
thương) chỉ có giá 32.000-33.000 đồng/CP hay CTG (Ngân hàng
TMCP Công thương): 18.100-18.400 đồng/CP. CP của các "đại
gia" khác như bất động sản, điện… cũng đang có mức giá khá
thấp.
Đại diện Công ty Chứng khoán MHB nhận định, thanh khoản của
thị trường trong giai đoạn tới vẫn ở mức thấp. Vì vậy, nhà đầu tư
ngắn hạn nên hạn chế tham gia vào thị trường và tranh thủ cơ
cấu danh mục đầu tư, không nên mua CP vào khi thị trường giảm
mạnh vì còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với những nhà đầu tư trung và
dài hạn thì nên giải ngân có hiệu quả các CP Đó cũng là nhận
định của nhiều chuyên gia, còn với giới đầu tư, trong bối cảnh chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, nguy cơ lạm phát có thể quay lại
thì đây lại là thời điểm cần thận trọng.
Chị Nguyễn Kim Hòa, nhà đầu tư ở Nguyễn Lương Bằng cho
rằng, thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro khi các yếu tố vĩ mô chưa
được cải thiện đáng kể, mặc dù giá nhiều mã CP đã ở mức rất
hợp lý cho việc đầu tư trung và dài hạn. Nhiều nhà đầu tư khác
lại thể hiện sự chán nản do thị trường giảm điểm trong thời gian
dài, vì vậy, không ít người đã bán tháo để "chạy" khỏi thị trường.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, nhà đầu tư không nên vội
vàng bán CP vì thị trường khó có thể tiếp tục giảm mạnh trong
thời gian tới, bởi thị trường đã "lình xình" trong một thời gian dài.
Hơn nữa, khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua trong vài
phiên gần đây sẽ giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước ổn định hơn.
Nhưng, giá CP chỉ hấp dẫn với nhà đầu tư trung hạn, không nên

"lướt sóng" vì có thể gặp rủi ro. Nhà đầu tư ngắn hạn chờ cho
đến khi có dấu hiệu rõ nét sự cải thiện của tính thanh khoản.

×