Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.13 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng
bình quân hàng năm vào khoảng 7-8%, là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển.
Đã có nhà đầu tư nói rằng: “Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và giới
quan sát nước ngoài. Sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới Việt Nam chưa bao giờ cao hơn hiện
nay”. Bởi lẽ, Việt Nam đang ngày một hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế mà ở đó cơ
hội cho các nhà đầu tư là lớn nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
Trong suốt hai thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách thị trường tự do, và
những cuộc cải cách này đã giành được sự khen ngợi từ những nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì
lý do đó, sự quan tâm của các nhà nước ngoài đối với quốc gia Đông Nam Á này ngày càng tăng
cao. Năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng gần 50%, và sẽ đạt hơn 8 tỷ USD
trong năm 2006.
Nhìn lại những chặng đường đã qua của một nền kinh tế ở Việt Nam, từ một nước chủ
yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vào loại thấp, nền kinh tế hoàn toàn là bao cấp
thành một nước đi theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ nhì Châu Á,
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong một thời gian ngắn ắt hẳn phải tồn tại
nhiều khó khăn, thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành
thành viên thứ một trăm năm mươi của tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), nhà đầu tư quốc tế
phải tìm hiểu liệu thách thức khi đầu tư ở Việt Nam có là một những yếu tố khó khăn nhất cản
trở việc xúc tiến thương mại hay không? Vậy khó khăn, thách thức đó là gì, giải pháp cho các
nhà đầu tư quốc tế như thế nào sẽ được tác giả trình bày trong bài tiểu luận này. Với đề tài:
“Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua”, tiểu
luận được chia làm ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về đầu tư quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương II: Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp chung cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam.
Sau đây sẽ là những nội dung chi tiết của bài tiểu luận.
1
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giới thiệu chung về đầu tư quốc tế
Định nghĩa về đầu tư quốc tế:
Đầu tư quốc tế là nhà đầu tư có thể là cơ quan đại diện của một quốc gia, hay một tổ
chức, hay một doanh nghiệp nào đó sử dụng vốn mà họ có được mang sang đầu tư ở một quốc
gia khác nhằm đem lại khả năng sinh lời cho nhà đầu tư đó.
Đầu tư quốc tế bao gồm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp từ nước
ngoài (ODA).
1.1 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign direct investment) là loại đầu tư lâu
dài mà người đầu tư vốn (chủ đầu tư) và người sử dụng là một chủ thể.
Người đầu tư và vốn là từ nước ngoài. FDI là kênh du nhập tư bản không
phát sinh nợ
1.2 Còn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (Official Development Assistant) là
nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho
vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước
đang và kém phát triển theo ba hình thức: viện trợ không hoàn lại, viện trợ có
hoàn lại với lãi suất thấp và hình thức cho vay hỗn hợp.
Vai trò của đầu tư quốc tế đối với một quốc gia:
ODA và FDI là hai nguồn ngoại lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của các quốc gia, đặc biệt đối với nước chậm và đang phát triển. Một nước ở trình độ thấp,
khả năng tiết kiệm hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nếu hạn chế nhu cầu đầu tư ở
mức tiết kiệm cho phép thì nền kinh tế tăng trưởng chậm, do vậy để có một nền kinh tế phát
triển vững chắc, đất nước đó phải đảm bảo có tỷ lệ đầu tư cao. Khoảng chênh lệch giữa tiết
kiệm và đầu tư phải được bù đắp bằng các nguồn vốn từ nước ngoài.
Nguồn lực kinh doanh được du nhập chủ yếu qua kênh FDI bởi lẽ FDI là hình thái cùng
lúc du nhập ba nguồn lực: vốn, công nghệ và năng lực kinh doanh – ba yếu tố quan trọng để
phát triển nền kinh tế và cũng là yếu tố nhìn được cả hai mặt: nội lực và ngoại lực. Không
những công nghệ và nguồn lực kinh doanh được chuyển giao không giới hạn trong ngành có

=========================================================================
2
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
FDI triển khai mà còn qua các sự liên kết hàng dọc, các nguồn lực này có thể chuyển sang các
ngành khác, làm cho các doanh nghiệp ở các ngành đó phát triển có hiệu suất hơn.
Công nghệ là một nguồn lực phải được xây dựng lâu dài, nếu chỉ dựa vào nội lực thì quá
trình phát triển quá chậm. Trong lịch sử kinh tế, trừ Anh là nước công nghiệp hiện đại đầu tiên,
hầu như nước nào cũng tìm cách du nhập công nghệ từ những nước tiên tiến hơn mình để phát
triển nhanh.
Để hiểu rõ được vấn đề về đầu tư quốc tế có vai trò thế nào thì ta hãy nhìn sang các nước
Châu Á lân cận để thấy rằng họ ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của FDI trong xu thế
toàn cầu hóa. Có thể nói trình độ kỹ thuật, công nghệ, bề dày của tri thức quản lý kinh doanh tại
các nước này đã tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào độ lớn của FDI được tích lũy (FDI stock).
Tại các nước Châu Á khác, FDI qua mấy chục năm không những tích lũy về lượng mà còn về
chất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tạo dựng một nền tảng công nghiệp ngày càng vững chắc.
Ví dụ như Malaysia sau nhiều năm thu hút các nhà đầu tư FDI, hiện nay đã trở thành một trong
những trung tâm lớn của thế giới sản xuất ti-vi màu, máy quay video và nhiều sản phẩm điện tử
khác. Singapore, HongKong, Thái Lan hay Trung Quốc cũng có những động thái ngày càng tích
cực nhằm thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài nhằm mục đích gây dựng nền kinh tế tăng
trưởng cao.
Nhìn chung dễ dàng có thể nhận thấy lợi ích của việc đầu tư quốc tế đối với một quốc gia
đó là: giúp cho một đất nước có nền kinh tế yếu kém trở thành nước có tiềm năng kinh tế dồi
dào, tăng GDP cho quốc gia, nâng cao được kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, nâng cao trình
độ tay nghề cho các công nhân, kỹ sư.
Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và đầu tư quốc tế ở Việt Nam qua các giai đoạn phát
triển
Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam nói chung:
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ những năm 1986. Kể

từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển
đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các
quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp
Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp
hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được
hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng
=========================================================================
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài
chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động,
thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao
tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh
doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Trong 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn
đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo
(1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng
GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã phục hồi,
hàng năm đều tăng ở mức năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng
7%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,7%, năm 2005 tăng 8,4%. Việt Nam đã dần thay thế
được cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, bằng cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng năng động, đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương
đối cao từ 7% đến 8%/năm, tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với
khu vực và thế giới, tăng nhanh giá trị ngoại thương, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư nước
ngoài và các khoản thu ngoại tệ khác.

Tổng quan về đầu tư quốc tế ở Việt Nam nói riêng:
Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước
ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được coi là
nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với
nước ta. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả
nước.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo ra khuôn
khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Trước đòi hỏi
của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ
sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường
đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những
mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ
1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo
=========================================================================
4
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả
những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép.
Nguyên tắc này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000, nay được
áp dụng chung cho khu vực nước ngoài.
Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước
ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện
cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu
vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài

được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh
siêu thị… do vậy đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
Những biện pháp cải cách trên đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần
khôi phục và tăng nhanh nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm 2005. FDI tăng nhanh
trở lại còn do các nguyên nhân quan trọng khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và
quốc phòng; nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ
chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp
phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và
thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng
được nâng cao.
Hình 1: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1988 - 2002
Hình 1 cho thấy Việt Nam đã thu hút FDI ngày càng lớn, từ gần như mức đầu tư không
có gì vào năm 1988 đến những giai đoạn phát triển vượt bậc vào khoảng năm 1996-1997. Sau
=========================================================================
5
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
đó, cuộc khủng hoảng tiền tệ lan ra cả châu Á, FDI Việt Nam giảm mạnh trong những năm tiếp
theo và gần đây mới được dần dần hồi phục và tăng nhẹ.
Lý do lựa chọn đề tài:
Là một người chủ tương lai của đất nước không chỉ nên nhìn nhận một phía từ phía
người được nhận sự đầu tư tức là không chỉ biết đưa ra giải pháp nào thu hút được các nhà đầu
tư mà phải đứng trên phương diện nhà đầu tư để biết được những thách thức mà nhà đầu tư gặp
phải và giải pháp của các nhà đầu tư trong việc vượt qua thách thức này. Có thể nói đề tài :
“Những thách thức của các nhà đầu tư Việt Nam và giải pháp vượt qua” là cơ sở, tiền đề cho
giải pháp thu hút các nhà đầu tư nhằm đem lại kết quả tốt đẹp nhất cho nền kinh tế Việt Nam.
=========================================================================
6
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn


: 6.280.688
CHƯƠNG II
THÁCH THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Về pháp luật và chính sách cho các nhà đầu tư quốc tế
Về các chính sách thu hút các nhà đầu tư quốc tế:
FDI đưa vào cùng một lúc ba nguồn lực nên hiệu quả phát triển lớn hơn các hình thái
khác như hợp đồng công nghệ hay vay vốn thương mại. Dù biết vậy, nhiều nước đang phát triển
trong thập niên 1960 và 1970 đã lo ngại bị các công ty đa quốc gia (MNC, multinational
corporations) chi phối kinh tế. Chủ nghĩa dân tộc và phong trào xã hội chủ nghĩa vào thời đó rất
mạnh nên MNCs bị phê phán nặng và FDI được chấp nhận nhưng thường xuyên bị cảnh giác và
bị hạn chế bằng nhiều chính sách đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu của nước tiếp nhận. Việt
Nam cũng là một trong những nước vẫn còn thái độ cảnh giác đối với MNC, xem việc du nhập
FDI là bất đắc dĩ.
Tại Việt Nam, trong các văn kiện chính thức của chính phủ và của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, FDI được xem là một bộ phận của nền kinh tế giống như các thành phần kinh tế khác. Tuy
nhiên trên thực tế FDI vẫn còn bị xem là lực lượng đối lập với các thành phần khác
Điều này phản ảnh trong các chính sách hạn chế hoạt động của MNC và áp dụng chính
sách hai giá, ép buộc người nước ngoài và doanh nghiệp FDI phải trả giá cao cho nhiều sản
phẩm và dịch vụ như điện, nước, bưu chính viễn thông. Ngoài ra, những chính sách của Việt
Nam còn hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề và tỷ lệ cổ phần của các nhà
đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.
Một ví dụ điển hình cho việc hạn chế nhà đầu tư trong các ngành nghề đó là trong lĩnh
vực bưu chính viễn thông – một ngành xưa nay vốn là độc quyền của Nhà Nước Việt Nam thì
những chính sách trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chỉ cho
phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực viễn thông dưới hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC) với một đối tác Việt Nam đang vận hành mạng lưới viễn thông. Còn khi Việt
Nam đã gia nhập WTO thì những ngôn từ trong chính sách mới khiến các nhà đầu tư khó hiểu,
vẫn còn đang rất băn khoăn, thắc mắc. Với những chính sách kiểu như vậy, liệu các nhà đầu tư
nước ngoài có còn muốn tham gia thị trường Việt Nam?

Trong những năm gần đây, chính sách của nhà nước đã có phần giảm bớt những đánh giá
tiêu cực về FDI tuy nhiên thì những chính sách đề ra chỉ tập trung ở những mục tiêu trong ngắn
hạn và trung hạn. Những mục tiêu trong dài hạn thì không được đề cập tới trong những văn bản
chính của Nhà nước Việt Nam.
=========================================================================
7

×