Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Về... một bài hát của Nguyễn Đình Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.37 KB, 2 trang )

Nghĩ về bài hát “Người Hà Nội”nhân đại lễ 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội
***
Dải đất Việt Nam mềm mại dấu yêu đã sản sinh nhiều văn nghệ sỹ nổi
tiếng, mà tên tuổi của họ gắn liền với từng giai đoạn hào hùng của lịch sử.
Chính họ đã làm bừng sáng nét văn hoá đằm sâu của người Việt.
Một trong số đó là Nguyễn Đình Thi.
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sỹ đa tài, ôm gọn nửa sau của thế kỷ
hai mươi,ông đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tiềm thức con dân đất Việt.
Đã bảy năm trôi qua, kể từ ngày ngày ông vào cõi vĩnh hằng.
Xin thành kính thắp nén hương lòng chiêm bái cố thi nhân tài hoa, đã
đi xa, mà thi phẩm “Đất nước” trầm hùng ở lại, mãi mãi đi vào tâm thức bao
thế hệ áo trắng, trên ghế nhà trường.
Và, chúng ta còn biết đến Nguyễn Đình Thi qua bài ca “Người Hà
Nội”.
“Người Hà Nội” được viết năm 1947, đó là một giai đoạn đặc biệt của
lịch sử Việt Nam hiện đại, về sự tồn vong - giai đoạn nước sôi lửa bỏng,
nghìn cân treo đầu sợi tóc!
Nhạc phẩm lấy cảm hứng từ sự thật lịch sử bi thương ấy.
“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm”
Nét nhạc phần đầu thoáng đãng, dàn trãi, mênh mang. Những Thăng
Long, Đông Đô, Hồng Hà, Hồ Gươm vút lên tự hào.
Ai người Việt Nam mà không yêu quê cha đất tổ.
Ai người Hà Nội mà chẳng kiêu hãnh với năm cửa ô lộng gió và ba
mươi sáu phố phường “quấn áo chen chân”.
Mỗi tên đất, tên người; mỗi nơi ta từng sinh sống, từng đi qua, đều để
lại man mác dư vị của ít nhiều kỷ niệm, biết đâu lại là máu thịt.
Chính cấu tứ này của ca từ đã khiến phần tiếp theo của bài hát làm người
nghe như sửng sốt, tự bật dậy, cầm lê xốc tới!
“Hà Nội mến yêu


Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời
Hà Nội ầm ầm rung Hà Nội vùng đứng lên
Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên”
Bởi lẽ, sau đó là bức tranh hoành tráng, với gam màu nóng, nhịp
nhanh, khiến hình ảnh của cả thủ đô ngập chìm trong máu lửa, hừng hực
lòng căm thù, sục sôi khí thế bừng bừng, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”,
hiện ra toàn bích.
“Người Hà Nội” được viết theo kiểu trường ca, bằng bàn tay tài hoa
của một người Tràng An giỏi cầm kỳ thi hoạ. Vì thế, cả một Hà Nội hiện ra
với tất cả những vẻ đẹp kiêu hùng của đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến,
khiến rung động, xuyến xao bao trái tim người Việt hơn sáu mươi năm nay.
Hà Nội lung linh, cổ xưa, quyến rũ; Hà Nội hào hùng, tôn kính, thâm
nghiêm, sống động trong từng khuôn nhạc, ca từ. Cho đến nay, đây vẫn là ca
khúc không dễ thể hiện. Lê Dung, Trọng Tấn, Cao Minh, Ánh Tuyết, chuyển
tải thành công nhất cái hồn của bài ca.
Giai điệu “Người Hà Nội” đã trở thành bất tử. Ngày nào cũng được
ngân lên, là nhạc hiệu của đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Tiến gần tới đại lễ 1000 năm Thăng Long, “Người Hà Nội” lại vút lên
thành niềm tự hào, kiêu hãnh; cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc thiêng liêng,
tha thiết:
“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm”
Thành cổ Quảng Trị ngày 25.3.2010
Phan Văn Sơn



×