Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.04 KB, 30 trang )

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Tài trợ thương mại quốc tế có thể giải thích ở góc độ
này hay góc độ khác, ví dụ như ở góc độ tín dụng ( Credit)
người ta gọi tài trợ thương mại quốc tế là cho vay xuất nhập
khẩu, tín dụng trong ngoại thương vvv, nhưng ở góc độ rộng
hơn tín dụng như là sự hỗ trợ tài chính ( Financing), người ta
lại gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoại thương, tài trợ xuất
nhập khẩu vv.vv. Thực ra tài trợ thương mại quốc tế
( International Trade Sponsorship) còn có ý nghĩa rộng hơn
rất nhiều so với tín dụng ( Credit) và tài trợ tài chính
( Financing) cộng lại.
Để có thể nêu ra một khái niệm đủ rộng về tài trợ
thương mại quốc tế, có lẽ cần khảo sát đến tính tất yếu khách
quan của tài trợ thương mại trong quy trình tái sản xuất hàng
hoá cho xuất khẩu và nhận dạng được sự hình thành của tài
trợ trong mối tương tác hữu cơ giữa hoạt động thương mại
quốc tế với quy trình tái sản xuất xã hội của một quốc gia.
Trước hết, thương mại là một bộ phận của quy trình tái
sản xuất xã hội, là một khâu cuối cùng của quy trình tái sản
xuất. Trong quá trình phát triển của phân công lao động xã
hội, thương mại tách ra khỏi quy trình tái sản xuất trở thành
một ngành kinh doanh riêng biệt mà ta gọi là ngành thương
nghiệp do tầng lớp thương nhân thực hiện. Ngoài nguồn vốn
tự có của mình, ngành thương nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ tài
chính từ các ngành sản xuất, tài chính và ngân hàng để tồn tại
và phát triển, đặc biệt đối với ngành thương nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế.
Quy trình tái sản xuất xã hội có thể diễn đạt bằng
phương trình T – H SX H’ – T’, trong đó H’ – T’ là khâu


cuối cùng cuả quy trình tái sản xuất. Trong phân công lao
động xã hội lớn lần thứ hai, H’- T’ tách ra khỏi dây chuyền
1
của quy trình tái sản xuất hàng hoá và hoạt động như một
ngành kinh doanh riêng biệt, thương mại và tầng lớp quản lý
và vận hành nó ra đời, đó là ngành thương nghiệp và giới
thương nhân. Trong xã hội, mọi sản phẩm sản xuất ra rơi vào
tay các thương nhân, theo sau đó thị trường tiêu thụ sản phẩm
hình thành. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước gọi là
thị trường thương mại quốc gia, ở ngoài nước gọi là thị
trường thương mại quốc tế.
Phân tích quy trình tái sản xuất xã hội cho thấy vốn
được tuần hoàn và chu chuyển dưới ba hình thái khác nhau:
vốn sản xuất, vốn hàng hoá và vốn tiền tệ. Ba hình thái vốn
đó chu chuyển từ vốn sản xuất sang vốn hàng hoá và cuối
cùng là vốn tiền tệ.
Quản lý và vận hành vốn sản xuất là các nhà sản xuất
trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm
nghiệp, vốn hàng hoá là các tầng lớp thương nhân và vốn tiền
tệ là các tầng lớp trung gian tài chính. Ba tầng lớp xã hội này
xưa kia là một thực thể xã hội thống nhất, nhưng sau ba lần
phân công xã hội lớn trong lịch sử, chúng đã tách nhau ra
thành ba tầng lớp xã hội hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng
phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
Trong lịch sử phát triển của quy trình tái sản xuất và
do điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh khác nhau, các chu kỳ
tuần hoàn và chu chuyển các loại vốn cũng khác nhau. Trong
thực tiễn, hiếm khi thấy thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu
chuyển vốn sản xuất thuộc ngành này thì đồng thời cũng là
thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn hàng hoá của

ngành kia để rồi có sẵn vốn tiền tệ để mua và thanh toán
ngay cho ngành đó.
Hay nói một cách khác, khó có thể xẩy ra trường hợp,
lúc nào cũng thế, ngành sản xuất này kết thúc ở giai đoạn
hàng hoá thì ngành thương mại kia sẵn có tiền mặt để mua
hàng hoá đó. Do đó, việc mua bán chịu hình thành đã giải
quyết mâu thuẫn này và tạo điều kiện đảm bảo cho quy trình
tái sản xuất xã hội tồn tại và phát triển liên tục, không bị gián
2
đoạn. Mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất và các
thương nhân được gọi là tín dụng thương mại, một hình thức
tài trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Sự cần thiết của tài trợ thương mại trực tiếp giữa các
nhà sản xuất và các nhà thương nghiệp là do sự đòi hỏi tất yếu
của sự tồn tại và phát triển của tầng lớp thương nhân hoạt
động kinh doanh trên các thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng
lớn không những vượt ra khỏi ngành đó mà còn mở rộng ra
trong phạm vi lãnh thổ rộng lớn của một quốc gia, thậm chí
còn nhằm vào các thị trường ngoài nước xa xôi.
Trong thời đại của nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm
được sản xuất ra không phải để sử dụng cho riêng mình mà
chủ yếu là để bán. Sản xuất ra mà không bán được thì hậu quả
tất yếu là dẫn đến phá sản. Vì vậy khâu lưu thông có ý nghĩa
quyết định đến sản xuất.
Thương nhân là người thực hiện giá trị của sản phẩm
trong lưu thông. Tuy nhiên, tầng lớp thương nhân tự mình
không sẵn có đủ vốn tiền tệ để mua toàn bộ sản phẩm được
sản xuất ra trong xã hội, cho nên những nhà sản xuất phải bán
chịu sản phẩm hàng hoá cho họ. Khi phân tích sự tồn tại tất
yếu của tín dụng thương mại, Các Mác đã viết: “ Việc sản

xuất trên quy mô lớn và nhằm các thị trường xa xôi làm cho
tổng sản phẩm xã hội rơi vào tay các thương nhân; nhưng
vốn của một nước không thể tăng lên gấp đôi khiến cho tầng
lớp thương nhân tự nó lại có đủ khả năng mua được toàn bộ
sản phẩm được sản xuất ra của toàn quốc với vốn tiền tệ
riêng của nó để rồi đem bán lại” ( Các Mác: “ Tư bản” quyển
thứ III, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, năm 1960). Như
vậy, tài trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại, đặc biệt là
thương mại quốc tế là một đòi hỏi tất yếu và khách quan.
Hai là ,hoạt động thương mại là gì? Theo giải thích
của Luật thương mại năm 2005 của nước CHXHCN Việt
Nam “ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
3
lời khác”. Với khái niệm đó, hoạt động kinh doanh thương
mại bao gồm các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau đây:
- Hoạt động mua bán hàng hoá là hoạt động kinh
doanh thương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho
bên mua và nhận thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh
toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo
thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động kinh doanh
thương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó một bên cung
ứng có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán, còn bên khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo
thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.
- Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động thúc

đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ,
bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
mại.
Nơi tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, đặc
biệt là kinh doanh thương mại quốc tế là thị trường mà ở đó
chỉ có hai loại người tham gia, đó là Người mua và Người
bán, nhưng trên thế giới có đến trên 6 tỷ người đóng vai trò là
Người mua và Người bán. Phàm là ở những nơi nào có hội tụ
cao về nhu cầu tiêu thụ thì ở đó sẽ phát sinh cạnh tranh gay
gắt và quyết liệt.
Người mua bao giờ cũng muốn mua được hàng hoá
hoặc dịch có chất lượng tốt, giá rẻ và thích hợp với sử dụng
và tiêu dùng, cho nên người bán, tức là thương nhân bán
hàng, một mặt đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mã
hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, mặt khác bản thân mình
cũng phải nâng cao năng suất tiêu thụ, xúc tiến thương mại
có hiệu quả và hoàn thiện với chất lượng cao khâu hậu
mãi.Tất cả những việc trên đòi hỏi các nhà sản xuất và các
thương nhân phải có một nguồn lực tài chính đủ dùng, kịp
4
thời và khai thác có hiệu quả, nếu chờ đợi từ việc tích luỹ vốn
tự thân thì không biết bao giờ mới có đủ vốn để thực hiện,
nhưng nếu các nhà sản xuất và các thương nhân được tài trợ
vốn từ bên ngoài thì họ thực hiện các việc nói trên dễ như trở
bàn tay.
5
Ba là, thương mại quốc tế chứa đựng nhiều điều khác
biệt so với thương mại quốc gia. Để dành được lợi trong tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, thương mại mỗi nước

phải khai thác triệt để các sự khác biệt đó. Hiệu quả khai thác
cao hay thấp một phần không nhỏ phụ thuộc vào sự tài trợ từ
các trung gian tài chính và chính phủ. Có thể điểm ra những
khác biệt lớn:
- Cơ hội buôn bán trong thương mại quốc tế không bị
bó hẹp trong biên giới quốc gia chật hẹp mà được mở rộng
đặc biệt là theo chiều ngang. Ta lấy ví dụ điển hình về thương
mại Mỹ và Nhật để chứng minh. Với khả năng của mình,
nước Mỹ có thể sản xuất ra mọi sản phẩm thoả mãn nhu cầu
nội địa, nhưng nhờ có thương mại quốc tế mà người Mỹ thích
sử dụng ô tô Nhật hơn là sản xuất trong nước, bởi vì ô tô Nhật
có giá rẻ, tiện dụng và tiêu phí ít nhiên liệu, có lẽ vì thế mà
trong cán cân ngoại thương, Mỹ đã nhập siêu ô tô từ Nhật
Bản. Nhờ vào thương mại quốc tế mà cơ hội kinh doanh xuất
nhập khẩu ô tô giữa Mỹ và Nhật hình thành, phát triển và mở
rộng liên tục cho đến ngày nay.
6
Cơ hội thương mại càng mở rộng bao nhiêu thì cạnh
tranh để dành giật lấy thị trường càng mãnh liệt bấy nhiêu. Để
dành được thế thượng phong trong cạnh tranh, các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu
thông đã khai thác triệt để đến sự tài trợ trực tiếp hay gián tiếp
từ các trung gian tài chính và Chính phủ. Thực tế cho thấy
trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu về
ngành sản xuất máy bay, vai trò của các trung gian tài chính
và Chính phủ quan trọng đến mức nào. Về sản xuất máy bay
phản lực dân dụng, hãng máy bay Boeing của Mỹ chiếm ưu
thế trong cạnh tranh về độ an toàn, tin cậy cao và giá thành
phải chăng đã đưa Mỹ lên nước xuất khẩu máy bay hàng đầu
trên thế giới. Tuy nhiên không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy

đối thủ cạnh tranh thực sự duy nhất hiện nay của Boeing lại là
hãng Airbus, một hãng sản xuất máy bay dân dụng phản lực
tồn tại và phát triển nhanh là nhờ vào sự tài trợ rất lớn của
chính phủ nhiều nước Châu Âu.
- Rủi ro trong thương mại quốc tế có độ tiềm ẩn rất sâu
và ảnh hưởng mạnh hơn so với rủi ro trong thương mại quốc
gia. Chi phí phòng ngừa, giải quyết và khắc phục rủi ro trong
thương mại quốc tế đòi hỏi rất lớn. Thực tế đã minh chứng
rằng, ngoài các nguồn tài trợ cho chi phí phòng ngừa rủi ro
nội sinh, đòi hỏi những nguồn tài trợ tài chính ngoại sinh cho
lĩnh vực này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm
vào các thị trường xa xôi nằm ngoài biên giới quốc gia. Điều
kiện sản xuất, thị hiếu tiêu dùng, môi trường và khí hậu cho
đến luật lệ, phong tục tập quán, chế độ chính trị và xã
hội đều rất khác biệt so với thị trường trong nước. Điều
này càng làm rủi ro bị tích tụ nhiều hơn và một khi bị bộc
phát, hậu quả thật khó lường.
Có thể nói thương mại thế giới là nơi giao thoa về chủ
quyền thương mại của các quốc gia khác nhau. Vì các lợi ích
của quốc gia mình, các nhà nước đã áp dụng các chính sách
7
và biện pháp khác nhau để điều chỉnh đến dòng lưu thông
hàng hoá và tiền tệ làm cho thị trường thế giới biến dạng
không đúng bản chất vốn có của nó. Nhiều khi hàng hoá
không còn chạy theo quy luật từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,
từ nơi giá thấp đến nơi giá cao mà chạy ngược lại hay bị ngăn
lại bởi các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch như áp
dụng cơ chế đa tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu, giấy phép xuất
nhập khẩu, hạn ngạch quota, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm vv vv. Hiệu quả của các chính sách và biện pháp đó
được coi như là một sự hỗ trợ tài chính “ vô tiền , khoáng
hậu” cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế.
Bốn là, sản phẩm đưa vào lưu thông là kết quả của quy
trình sản xuất, do vậy muốn có sản phẩm chất lượng cao, giá
thành hạ, hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội và có khả năng
cạnh tranh cao thì phải “đầu tư tức thì” cho một số hoặc tất cả
các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Khả năng tích luỹ tái sản xuất mở rộng của từng doanh
nghiệp luôn luôn là giới hạn chặn trên của nhu cầu “đầu tư
tức thì” của doanh nghiệp đó. Chỉ có dựa vào tài trợ ngoại
sinh thì giới hạn chặn trên mới bị phá bỏ.
Có nhiều cách phân chia công đoạn của một quy trình
tái sản xuất, nhưng nhìn chung đối với tất cả các quy trình tái
sản xuất mọi sản phẩm, mọi ngành và thậm chí đối với mọi
quốc gia, quy trình tái sản xuất có thể chia làm ba công đoạn:
- T – H là công đoạn tiền sản xuất. Ở công đoạn này
nhà sản xuất bỏ vốn ra mua sắm máy móc thiết bị, nguyên
nhiên vật liệu và thuê công nhân.
- SX là công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Ở công đoạn
này thể hiện tài nghệ của việc kết hợp “ lao động chết – máy
móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu” với “ lao động sống -
người lao động”. Công đoạn này sáng tạo ra giá trị mới phải
lớn hơn giá trị ở công đoàn tiền sản xuất đầu vào. Tuy nhiên,
để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các
doanh nghiệp sản xuất khác trong nước hoặc nước ngoài,
8
doanh nghiệp phải đạt được tính trội trong công nghệ, quản lý
sản xuất và mẫu mã sản phẩm, mà nhờ đó giá thành hạ, hàng

bán được và dễ tiêu thụ trên thị trường.
- H’ – T’ là công đoạn đưa sản phẩm vào thị trường để
bán, ta gọi là công đoạn tiêu thụ hàng hoá. Sản phẩm sản xuất
ra là để bán. Năng suất tiêu thụ nhanh hay chậm một mặt,
phần lớn là phụ thuộc vào lượng giá trị mới được tạo ra trên
một đơn vị sản phẩm có lớn hơn lượng giá trị xã hội mới
trung bình được tạo ra trên một đơn vị sản phẩm trong công
đoạn sản xuất của ngành cùng loại hay không, nhưng mặt
khác không kém phần quan trọng là phụ thuộc vào năng suất
tiêu thụ sản phẩm ở công đoạn lưu thông sản phẩm cùng loại
có cao hơn hay không. Ngoài nguồn vốn nội sinh, nguồn tài
trợ ngoại sinh có ý nghĩa quan trọng thoả mãn yêu cầu “ đầu
tư tức thì” để đẩy nhanh năng suất tiêu thụ sản phẩm trong
công đoạn lưu thông này.
Qua khảo sát một quy trình tái sản xuất hàng xuất
khẩu, ta nhận thấy cả ba công đoạn của quy trình tái sản xuất
đều đòi hỏi tài trợ tài chính. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhu
cầu tài trợ hoặc phụ thuộc vào loại hình kinh doanh thương
mại mà nhu cầu tài trợ có thể chỉ là một công đoạn hoặc cũng
có thể là tất cả các công đoạn:
Cho vay
ngắn và
trung hạn
Cho vay
xuất khẩu
Cho vay
trung hạn và
dài hạn
T-H SX T’-H’
Cho vay vốn lưu động

chi phí sản xuất
Cho vay thu
mua hàng
XK
9

Qua phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm về tài
trợ thương mại quốc tế như sau: “ Tài trợ thương mại quốc tế
là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp tổng thể
các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực
tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh thương mại quốc tế trong một hoặc một số hay tất cả
các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
thế giới nhằm mục đích sinh lợi”.
Khi nghiên cứu khái niệm tài trợ thương mại quốc tế
nêu trên, cần chú ý những đặc điểm sau đây:
-Tài trợ thương mại quốc tế là một khái niệm rất rộng,
nó không chỉ đề cập đến việc sử dụng các hình thức tài trợ
hữu hình như cấp vốn ( Financing), tín dụng( Credit) hoặc
cho vay ( Loan) để bổ sung trực tiếp nguồn lực tài chính, mà
còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế
hoặc các hình thức tài trợ vô hình khác nhằm tạo ra các điều
kiện tài chính và cơ hội kinh doan có lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động thương mại quốc tế nhằm mục đính sinh lợi.
- Cần phân biệt tài trợ thương mại và tài trợ phi
thương mại. Tài trợ thương mại là loại hình tài trợ tài chính
cho các doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi. Còn tài trợ phi
thương mại là loại hình tài trợ tài chính và hoặc phi tài chính
cho các doanh nghiệp, tổ chức và các đơn vị kinh tế, xã hội

hoạt động trong nền kinh tế quốc dân không vì mục đích lợi
nhuận.
- Mục đích của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là
nhằm mục đích sinh lợi. Nội hàm của mục đích sinh lợi rộng
hơn mục đích sinh lời. Có những hoạt động tài trợ thương mại
chỉ sinh ra lợi, còn có sinh ra lời hay không còn phụ thuộc
vào số lượng , chất lượng và khả năng vận dụng sự tài trợ đó
vào sản xuất kinh doanh có thu được lợi nhuận hay không.
Dưới đây có thể dẫn ra một vài ví dụ:
10
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,
Trung quốc không chịu định giá lại tỷ giá NDT và USD, tiếp
tục duy trì giá rẻ của NDT so với USD, tức là thực hiện chính
sách “phá giá biến tướng” đồng NDT so với USD nhằm tạo
ra “điều kiện thuận lợi” cho việc tìm kiếm lợi nhuận ngoại
ngạch thông qua xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Chính
sách “ phá giá biến tướng” này chỉ đạt được mục đích “ sinh
lợi”cho ngành xuất khẩu, còn không có lời gì đối với ngành
nhập khẩu, trừ khi nước phá giá xuất siêu trong dài hạn.
Trung quốc thực hiện được chính sách này là vì Trung quốc
trong dài hạn đã xuất siêu hàng hoá và dịch vụ sang Hoa Kỳ.
Chính sách miễn và giảm thuế xuất khẩu là một loại
hình tài trợ gián tiếp, thông qua việc ban hành và thực hiện
chính sách đã tạo ra những điều kiện tài chính thuận lợi cho
các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu lợi nhuận.
Hay nói một cách khác, chính sách miễn và giảm thuế xuất
khẩu chỉ tạo ra điều kiện và cơ hội để sinh lợi, còn các doanh
nhiệp xuất khẩu có sinh được lời hay không còn phụ thuộc
vào khả năng kinh doanh của họ.
- Tài trợ thương mại quốc tế có thể tài trợ cho tất cả

các công đoạn của quá trình tái sản xuất, nhưng cũng có thể
tài trợ cho một hoặc một số công đoạn, cái đó còn tuỳ thuộc
vào quy mô giá trị của sản phẩm lớn hay bé, tính chất kinh
doanh hoặc yêu cầu tài trợ đối với doanh nghiệp hoạt động
trong thương mại quốc tế quyết định.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu vv thường chỉ yêu
cầu tài trợ một công đoạn của quy trình tái sản xuất, còn
ngược lại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi
vốn lớn thì lại yêu cầu tài trợ một số hoặc tất cả các công
đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư đến tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường.
- Tài trợ thương mại quốc tế là một loại hình kinh tế,
cho nên bao giờ cũng là vận hành hai chiều : nhận tài trợ từ
bên ngoài và tài trợ cho bên ngoài, hiếm khi thấy chỉ nhận mà
11
không cho, vì điều đó trái với quy luật vạn vật hấp dẫn trong
tự nhiên.
II. PHÂN LOẠI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Dựa vào các đặc điểm của tài trợ thương mại và nhằm
tránh trùng lắp trong phân loại người ta đưa ra các căn cứ chủ
yếu để phân loại như sau:
1- Căn vào người cung ứng tài trợ là ai, có thể chia ra
tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ, của Ngân hàng
Trung ương, của các Trung gian tài chính mà chủ yếu là của
các Ngân hàng, của các doanh nghiệp.
1.1- Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ
quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện việc quản
lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, chính

trị, xã hội của đất nước. Vì vậy, các chủ trương, đường lối, kế
hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước là do Chính
phủ định ra, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế.
- Chính phủ là người đề ra các chính sách tài chính và
tín dụng nhằm hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt động
sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh
vực kinh tế của xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh
thương mại quốc tế.
- Chính phủ là người tập trung trong tay các nguồn tài
chính khổng lồ từ nguồn thu của ngân sách, từ các nguồn tài
trợ từ các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn thu nhập
khác của Chính phủ ở nước ngoài. Với vị thế này, Chính phủ
trở thành “ Người tài trợ cuối cùng” của nền kinh tế quốc dân.
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của Chính
phủ là tài trợ gián tiếp thông qua các tổ chức như Ngân hàng
Trung ương, các trung gian tài chính, kho bạc, các tổ chức tài
chính của Chính phủ. Công cụ tài trợ thương mại quốc tế gián
tiếp của Chính phủ là các chính sách và biện pháp kinh tế và
tài chính như chính sách chiết khấu, chính sách tỷ giá, chính
sách tín dụng, chính sách hỗ trợ tài chính như kích cầu, miễn
12
và giảm thuế và lệ phí, thưởng xuất khẩu, chính sách bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu v.vv.
1.2- Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Trung
ương.
- Ngân hàng trung ương là một định chế tài chính cao
nhất và lớn nhất của một quốc gia, là đầu não của hệ thống
ngân hàng mỗi nước, là “ ngân hàng của các ngân hàng” thay
mặt cho Chính phủ thực hiện các chính sách tài chính và tín
dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, là

“ Người cho vay cuối cùng” có vai trò như là “ bà đỡ” của
nền kinh tế quốc dân và là cơ quan phát hành giấy bạc của đất
nước.
Dựa vào các vai trò nói trên của mình, Ngân hàng
trung ương đã huy động và tập trung vào trong tay mình các
nguồn lực tài chính khổng lồ để tái tài trợ cho nền kinh tế
quốc dân, trong đó dành một nguồn lực tài chính đáng kể để
tài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế.
Những nguồn lực tài chính lớn được huy động và tập
trung vào tay Ngân hàng trung ương thường bao gồm:
+ Nguồn vốn tài chính từ ngân sách quốc gia;
+ Các nguồn vay nợ, viện trợ của các tổ chức
tài chính và tiền tệ quốc tế, của các chính phủ
nước ngoài;
+ Các nguồn vốn được huy động và tập trung
vào các loại quỹ của Nhà nước, như quỹ dự trữ
bắt buộc của các trung gian tài chính, quỹ dự
trữ ngoại tệ quốc gia, các loại quỹ dự phòng tập
trung, quỹ bình ổn giá tập trung, quỹ hỗ trợ
xuất khẩu, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển vv.
- Đặc trưng tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng
trung ương là tài trợ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, nhưng phần
lớn là tài trợ gián tiếp. Thông qua hệ thống ngân hàng thương
mại, ngân hàng phát triển, các trung gian tài chính khác, Ngân
hàng trung ương tài trợ cho thương mại quốc tế bằng các hình
thức cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, bảo lãnh nhà nước
13
hoặc bằng cách chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính và
tín dụng của Chính phủ nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và
cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực thương mại quốc tế như chính sách tỷ giá,
chính sách chiết khấu, chính sách lãi suất, chính sách cung kết
hối, chính sách phá giá hay nâng giá tiền tệ vv.
1.3- Tài trợ thương mại quốc tế của các trung gian tài
chính.
- Đứng ở giác độ huy động vốn ngắn hạn và không kỳ
hạn từ nền kinh tế quốc dân, các trung gian tài chính có thể
được chia thành hai loại tổ chức khác nhau: tổ chức tín dụng
và tổ chức tài chính khác.
Trong tổng vốn huy động và tập trung vào trong tay
các trung gian tài chính, nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn
chiếm phần lớn, cho nên khi đề cập đến người tài trợ cho
thương mại quốc tế người ta thường chỉ đề cập đến tổ chức
tín dụng, mà chủ yếu là ngân hàng. Ngoài ý nghĩa nguồn vốn
ngắn hạn và không kỳ hạn có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn huy động và tập trung để tài trợ thương mại, còn cho thấy
đây là nguồn vốn năng động và nhậy cảm trong nền kinh tế
quốc dân.
Thực tế cho thấy, nếu kinh tế phát triển thì nguồn vốn
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi hình thành từ khấu quỹ khấu hao tài
sản cố định, quỹ tiền lương và các loại quỹ tích luỹ tái sản
xuất mở rộng, quỹ dự phòng, quỹ thưởng, quỹ bảo hiểm xã
hội vv, đều tăng lên , ngược lại thì giảm xuống. Chính vì lẽ
đó, người ta coi thực trạng kinh doanh của các tổ chức tín
dụng như là “ chiếc phong vũ biểu” của nền kinh tế.
- Các tổ chức tín dụng thường gồm có : Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, các
Công ty Factoring, Công ty Forfaiting, các Ngân hàng chấp
nhận ( accepting houses), các Công ty cho thuê tài chính,
Ngân hàng nhà, Hợp tác xã tín dụng .vv Các tổ chức trung

gian tài chính khác thường gồm có: Công ty tài chính, Công
ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Nhà cầm đồ, Quỹ đầu
14
tư vvv. Tổ chức tín dụng chiếm đa số tuyệt đối trong các
trung gian tài chính của một quốc gia. Tại các nước kinh tế
phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức , các ngân hàng thương
mại chiến tỷ trọng tới gần 70% các tổ chức trung gian tài
chính, còn ở Việt Nam tỷ trọng này có thể lên tới 90%. Điều
đó chứng tỏ rằng, ngân hàng thương mại sẽ là người tài trợ
chủ yếu cho hoạt động thương mại quốc tế.
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của các tổ
chức tín dụng là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người
nhận tài trợ, không phải thông qua các tổ chức trung gian.
Nhờ vào đặc trưng này mà hình thức tài trợ này có những
khác biệt so với hình thức tài trợ gián tiếp.
Khác biệt thứ nhất dễ nhận thấy là nhu cầu tài trợ hình
thành thực sự từ yêu cầu duy trì, phát triển và mở rộng các
hoạt động thương mại quốc tế. Nhu cầu này khó có thể bị các
tầng lớp trung gian thổi phồng hay bóp méo.
Khác biệt thứ hai là chi phí xin và nhận tài trợ rẻ hơn
nhiều nếu so với tài trợ phải thông qua trung gian. Ví dụ để
tiếp nhận một khoản tín dụng phải thông qua tổ chức trung
gian thường phải trả cho họ ngoài hoa hồng môi giới tín dụng
còn phải trả thêm cho họ hoa hồng môi giới thương mại. Theo
thông lệ, người môi giới tín dụng thường đề ra các điều kiện
sử dụng tín dụng đối với người đi vay, trong các điều kiện đó,
người đi vay phải dùng tiền vay nhập khẩu hàng theo danh
sách người cung cấp do người môi giới tín dụng chỉ định, do
đó phải trả thêm cho người môi giới hoa hồng thương mại.
Khác biệt thứ ba là các thủ tục hành chính có liên quan

đến khoản tài trợ thường ít hơn, đơn giản hơn nếu xin tài trợ
thông qua các tổ chức trung gian vv v
- Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các tổ
chức trung gian tài chính chủ yếu là tín dụng ( Credit), bảo
lãnh ( Guarantee), chiết khấu chứng từ ( Documentary
Discount ), bao thanh toán( Factoring / Forfaiting), thuê mua (
Leasing), tín dụng chứng từ ( Documentary Credit), tín dụng
dự phòng ( Standby Credit), nhờ thu ( Collection), biên lai tín
15
thác ( Trust Receipt ), chấp nhận hoặc tái chấp nhận hối phiếu
( Bill’s Acceptence/ Re-Acceptence) vv.
1.4- Tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp
hoạt động trong thương mại quốc tế hay còn gọi là các tổ
chức phi tài chính.
- Có thể chia ra hai loại doanh nghiệp tham gia vào
quy trình tái sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu : các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp tiêu thụ
hàng xuất khẩu.
Phần lớn vốn lưu động và vốn chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là phải huy động từ
nguồn đi vay và hoặc mua chịu trả chậm của các doanh
nghiệp khác.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng xuất
khẩu, có tới 100% vốn lưu động phải đi vay ngân hàng hoặc
mua chịu trả chậm của các doang nghiệp khác. Khi xuất khẩu
hàng hoá ra thị trường thế giới, các doang nghiệp này không
dễ gì bán hàng lấy được tiền ngay, mà thường là thu tiền sau
dưới hình thức hàng đổi hàng, ghi sổ vv.vv .
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của các tổ
chức phi tài chính là tài trợ ngắn hạn, trực tiếp lẫn cho nhau,

không có sự tham gia của các tổ chức trung gian tài chính,
đặc biệt là ngân hàng. Người ta còn gọi loại tài trợ này là “ tài
trợ lòng tin”. Chính vì thế, độ rủi ro của nó rất cao. Để hạn
chế rủi ro này, các doanh nghiệp tài trợ lẫn cho nhau thường
liên kết với loại hình tài trợ của các tổ chức trung gian tài
chính mà trong mối liên kết này các tổ chức trung gian tài
chính có vai trò như người bảo lãnh.
- Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp tham
gia tài trợ thường là các Nhà xuất khẩu và các Nhà nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu tài trợ cho Nhà nhập khẩu nước ngoài là nhằm
bán được hàng, khi mà khả năng thanh toán của Nhà nhập
khẩu chưa sẵn sàng. Ngược lại, Nhà nhập khẩu tài trợ cho
Nhà xuất khẩu nước ngoài là nhằm hỗ trợ về vốn cho Nhà
16
xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi hơn so với sử dụng tài trợ
từ các tổ chức tài chính khác.
- Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các tổ
chức phi tài chính thường là tín dụng thương mại
( Commercial Credit) như : bán chịu bằng hối phiếu trả chậm
(Usance Draft), thanh toán ghi sổ ( Open Account), thư tín
dụng điều khoản đỏ ( Red Clause Letter of Credit), ứng trước
tiền mua hàng (Payment in Advance), buôn bán bù trừ
( Compensation Trade), hàng đổi hàng ( Barter ), mua hàng
đối ứng ( Counter Purchase), mua lại ( Buy – back)
2- Căn cứ vào cách tài trợ, có thể chia ra tài trợ
thương mại quốc tế trực tiếp và tài trợ thương mại quốc tế
gián tiếp.
2.1- Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp (International
Direct Trade Sponsorship).
- Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các

biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các
doanh nghiệp để đầu tư cho một hoặc một số hoặc tất cả các
khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp thể
hiện trên các mặt sau đây:
+ Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài trợ thương mại quốc tế của một quốc gia;
+ Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp quyết định xu
hướng phát triển của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
trong dài hạn;
+ Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp được tiến hành
chủ yếu thông qua các thị trường tài chính như thị trường tiền
tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng;
+ Chất và lượng của hoạt động tài trợ thương mại quốc
tế trực tiếp bị chi phối bởi các thành tố cấu thành thị trường
tài chính mà thông qua đó hoạt động tài trợ thương mại quốc
tế trực tiếp thực hiện như lãi suất, thời hạn, điều kiện sử dụng,
môi trường, mức độ tín nhiệm của người nhận tài trợ, luật lệ
và tập quán và đặc biệt là các chính sách và biện pháp tài
17
chính của nhà nước điều chỉnh đến hoạt động của loại tài trợ
này.
+ Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tài trợ có thời
hạn, có hoàn lại, có đền bù.
- Dưới sự tác động của xu hướng quốc tế hoá, sự tập
trung và tích tụ trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
trực tiếp ngày một phát triển. Điển hình của mức độ tích tụ
tài trợ là sự ra đời và phát triển ngày một nhanh loại hình tài
trợ Factoring và Forfaiting trong thương mại thế giới. Tài trợ
hợp vốn (Syndicated Sponsorship ) và tài trợ bằng các nguồn

vốn của các tổ chức tài chính đa quốc gia ( Composit
Sponsorship) như WB, IMF, ADB v.v.là biểu hiện của sự tập
trung tài trợ trong thương mại quốc tế trực tiếp.
2.2- Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp
( International Indirect Trade Sponsorship).
- Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các
chính sách và biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra các điều
kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động thương mại quốc tế tăng thu lợi nhuận.
Ví dụ, dựa vào chính sách miễn hoặc giảm thuế xuất
khẩu hàng hoá sang các nước Châu Phi của Chính phủ, các
doanh nghiệp xuất khẩu đã giảm được chi phí xuất khẩu, nhờ
đó tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam trên thị
trường Châu Phi, tăng thu thêm lợi nhuận biên. Qua ví dụ trên
cho thấy, ban hành một chính sách miễn hoặc giảm thuế xuất
khẩu chỉ có thể tạo ra các điều kiện và cơ hội cho cho doanh
nghiệp xuất khẩu tăng thu lợi nhuận biên, còn có biến cơ hội
đó thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng
kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đó.
- Các chính sách và biện pháp kinh tế và tài chính điển
hình thường được sử dụng gồm có:
+ Chính sách thuế và lệ phí;
+ Chính sách tỷ giá hối đoái;
+ Chính sách tín dụng và lãi suất;
+ và vvv.
18
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp
được thể hiện trên các mặt sau đây:
+ Người tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là Chính
phủ và hoặc các tổ chức tài chính quốc tế;

+ Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tài trợ không
hoàn lại và không đền bù;
+ Thời hạn tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp phụ
thuộc vào thời hạn hiệu lực của chính sách hoặc biện
pháp tài chính do Chính phủ quy định;
+ Bất cứ doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế hoạt
động trong lĩnh vực thương mại quốc tế đều có quyền
hưởng những điều kiện hoặc cơ hội có lợi do tài trợ
thương mại gián tiếp đem lại, không phân biệt mức độ
tín nhiệm, quy mô kinh doanh hoặc ngành nghề của
người nhận tài trợ.
- Kinh nghiệm cho thấy, hiệu ứng của tài trợ thương
mại quốc tế gián tiếp rất cao và đặc biệt nhậy cảm, nếu Chính
phủ ban hành đúng đắn các chính sách và biện pháp tài chính
và quản lý có hiệu quả, ngược lại, hậu quả xấu khó lường.
3- Căn cứ vào phương tiện tài trợ, có thể chia ra tài trợ
tài chính, tài trợ hàng hoá và dịch vụ, tài trợ “ chữ tín”:
3.1- Tài trợ tài chính (International Financial
Sponsorship).
- Tài trợ tài chính là loại tài trợ bằng tiền, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài trợ thương mại quốc tế. Người tài trợ
dùng vốn huy động của mình để tài trợ cho khách hàng trong
thời hạn thoả thuận. Hết hạn, người nhận tài trợ sẽ hoàn trả
vốn và đền bù bằng tiền lãi cho người tài trợ.
- Đặc trưng của loại hình tài trợ tài chính thể hiện trên
các mặt sau đây:
+ Ngân hàng thương mại là người cung ứng tài trợ tài
chính cho các doang nghiệp hoạt động thương mại quốc tế;
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người tài trợ và người
nhận tài trợ, điều kiện cung ứng và sử dụng tài trợ đều được

quy định trong hợp đồng tài trợ;
19
+ Người cung ứng tài trợ tài chính thường xuyên phải
đối mặt đối với rủi ro tín dụng như nợ xấu, lãi suất biến động,
tiền tệ mất giá, con nợ phá sản, khủng hoảng tài chính và tín
dụng.v.v.
- Các loại hình tài trợ tài chính gồm có tín dụng xuất
nhập khẩu, ứng trước tiền, chiết khấu chứng từ, cho vay cầm
cố, thế chấp, bao tín dụng tương đối và tuyệt đối vvv
3.2- Tài trợ bằng hàng hoá, dịch vụ của người cung
ứng tài trợ.
- Tài trợ bằng hàng hoá hoặc dịch vụ là hình thức tài
trợ thương mại quốc tế phát triển lâu đời nhất so với loại hình
tài trợ tài chính.
- Người cung ứng tài trợ loại này không phải là các tổ
chức trung gian tài chính như ngân hàng, mà là các nhà sản
xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ hoạt động trong thương
mại quốc tế.
- Các hình thức tài trợ bằng hàng hoá và dịch vụ
thường gồm có bán chịu trả chậm bằng hối phiếu kỳ hạn, cho
thuê tài chính, hàng đổi hàng, thương mại bù trừ vvv
3.3- Tài trợ bằng “ chữ tín” của người tài trợ.
- Người tài trợ mang toàn bộ địa vị, uy tín và thương
hiệu của mình đứng ra cam kết thanh toán hay cam kết bồi
thường cho người thụ hưởng, nếu người nhận tài trợ không
hoàn thành nghĩa vụ quy định trong thư tín dụng, thư bảo
lãnh.
- Người tài trợ chủ yếu của loại hình tài trợ này là các
tổ chức trung gian tài chính và các tổ chức của Chính phủ, tuy
nhiên chủ yếu vẫn là các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với

các tài trợ ngắn hạn.
- Loại tài trợ này rất thông dụng ở các nước có nền sản
xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Từ cuối thế kỷ 20, trên
thế giới đang chứng kiến một trào lưu các nước thực hiện cải
cách cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường trên cơ sở
công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó, nhu cầu đối với loại
hình bảo lãnh thanh toán và hoặc bảo lãnh đầu tư rất là lớn.
20
Bên cạnh sự gia tăng về tốc độ cũng như về quy mô của loại
hình bảo lãnh đơn, loại “đồng bảo lãnh” cũng phát triển rất
ngoạn mục.
- Các loại hình tài trợ bằng “ chữ tín” thường gồm có
như bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng, Chấp nhận thanh toán
hối phiếu, Tín dụng dự phòng, Tín dụng chứng từ, Thư uỷ
thác mua vvv, trong số đó, Tín dụng chứng từ và Bảo lãnh
ngân hàng phổ biến hơn cả.
3.4- Tài trợ bằng dịch vụ tài chính và ngân hàng.
- Trong kinh doanh thương mại quốc tế, khách hàng
không thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến
thanh toán quốc tế, hối đoái, ký gửi và bảo quản tiền tệ, séc,
thẻ ngân hàng, hối phiếu và các chứng từ có giá khác vvv mà
phải uỷ thác cho các tổ chức trung gian tài chính thực hiện.
- Đặc trưng của loại hình tài trợ này là người cung ứng
tài trợ sẽ thu phí từ khách hàng sau khi hoàn thành nghĩa vụ
cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Thực ra, người cung ứng
dịch vụ có thể thu phí trước, bởi vì một khi chưa hoàn thành
nghĩa vụ cung ứng dịch vụ, thì cũng chưa có cơ sở để tính
phí. Ngoài ra do đặc tính của thương mại dịch vụ là sản xuất
và tiêu thụ dịch vụ xẩy ra đồng thời, nhu cầu dịch vụ đến đâu
thì sản xuất dịch vụ cung ứng đến đó, cho nên việc tính chi

phí dịch vụ chỉ có thể sau khi cung ứng dịch vụ đã được thực
hiện.
- Từ góc độ trên cho ta nhận xét rằng đặc trưng của
thương mại dịch vụ là bán chịu hay nói một cách văn hoa
hơn, thương mại dịch vụ gắn liền với tài trợ dịch vụ là lẽ
đương nhiên. Theo thống kê phổ cập từ ngân hàng các nước
phát triển, phí dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu
nhập của ngân hàng thương mại, có khi tới trên dưới 40%
hàng năm.
4- Căn cứ vào nguồn tài trợ huy động trong nước hay
ngoài nước, có thể chia ra tài trợ thương mại quốc tế và tài trợ
thương mại quốc gia.
4.1- Tài trợ thương mại quốc gia
21
- Tài trợ thương mại giữa Người cư trú với nhau,
không có sự tham gia của Người phi cư trú gọi là tài trợ
thương mại quốc gia.
- Nguồn tài trợ từ trong nước chủ yếu được huy động
từ thị trường tín dụng và thị trường vốn trung và dài hạn. Thị
trường tín dụng cung ứng nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu. Thị
trường tín dụng được cấu thành bởi hai thị trường: Thị trường
tín dụng ngân hàng và Thị trường tín dụng thương mại.
Đặc trưng của thị trường tín dụng ngân hàng là nơi
huy động tất cả các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hình thành
trong xã hội vào trong tay ngân hàng để tái phân phối bằng
tiền cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Còn
thị trường tín dụng thương mại là nơi mà các doanh nghiệp và
hoặc các tổ chức kinh tế (không phải là tài chính) cho vay lẫn
nhau không bằng tiền, mà bằng hàng hoá hoặc dịch vụ.
-Thị trường vốn trung và dài hạn mà chủ yếu là thị

trường chứng khoán là kênh huy động và phân phối vốn trung
và dài hạn của nền kinh tế quốc dân bằng cách phát hành trái
phiếu và cổ phiếu trên thị trường sơ cấp.
- Các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế có
thể huy động vốn từ các thị trường nêu trên hoặc là để cấu
thành vốn cố định, hoặc là để bổ sung vốn lưu động đưa vào
quy trình tái sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu . Đặc trưng của
dòng vốn tài trợ từ thị trường vốn trong nước là bằng nội tệ,
do đó không chịu rủi ro tỷ giá hối đoái.
4.2- Tài trợ thương mại quốc tế.
- Tài trợ thương mại giữa Người cư trú và Người phi
cư trú hoặc giữa Người phi cư trú với nhau gọi là tài trợ
thương mại quốc tế. Ngày nay, người ta không căn cứ vào
quốc tịch khác nhau của những người cung ứng và người
nhận tài trợ để phân loại tài trợ quốc gia hay quốc tế.
- Tài trợ thương mại quốc tế bao giờ cũng là sự vận
hành hai chiều của dòng vốn tài trợ quốc tế khác nhau. Một là
dòng vốn cung ứng từ Người cư trú cho Người phi cư trú. Hai
là dòng vốn tiếp nhận của Người cư trú từ Người phi cư trú.
22
- Dòng vốn tài trợ thương mại quốc tế được cấu thành
bởi hai dòng vốn khác nhau : dòng vốn tài trợ từ các tổ chức
tư nhân, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại phân bổ
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại
quốc tế thông qua thị trường tín dụng, theo nguyên tắc cho
vay, có hoàn trả và đền bù bằng tiền lãi và dòng vốn từ các tổ
chức chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế được phân bổ
trực tiếp cho các nước thành viên và các tổ chức chỉ định của
nhà nước.
- Sự khác cơ bản của tài trợ thương mại quốc tế so với

tài trợ thương mại quốc gia là tài trợ bằng ngoại tệ.Trong thời
đại ngày nay, tỷ giá hối đoái của tiền tệ các nước được thả nổi
tự do, khủng hoảng tài chính khu vực thường xuyên nổ ra
không ở nơi này thì ở nơi khác, đô la Mỹ đồng tiền chủ yếu
của thế giới mất giá liên tục, thế giới chưa bao giờ ngớt tiếng
súng trong các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo hoặc khủng
bố mang tính toàn cầu vvv đã làm cho tiền tệ các quốc gia
biến động mãnh liệt thì rủi ro hối đoái như là “ người bạn
đường” của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
III.VAI TRÒ TÀI TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1-Tài trợ thương mại như là một chất súc tác cho sự
phát triển.
Các quốc gia ngày nay đang phải đối đầu với hai xu
hướng phát triển: Một là, toàn cầu hoá kinh tế thế giới trong
điều kiện giữa các nước có sự chênh lệch giầu nghèo, trình độ
phát triển và năng suất lao động của các nước rất khác nhau,
sự đối kháng sắc tộc và tôn giáo trên phạm vi toàn thế giới âm
ỉ kéo dài đang làm cho tình hình thế giới mất ổn định; Hai là,
khi mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang
đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì vấn
đề tăng trưởng bền vững, tốc độ cao và độ nhậy cảm thích
ứng nhanh trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế và xã hội trở
thành quy luật phát triển cho mọi nền kinh tế hiện đại.
23
Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra sự đan xen
ngày càng khăng khít các nền kinh tế của các nước với nhau.
Trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà sự tương
thích về địa lý đã trở thành tiền đề của đan xen và những lợi
ích kinh tế, chính trị cộng đồng có thể sáp gần với lợi ích của

các quốc gia thì khả năng hình thành khối kinh tế sẽ xuất
hiện.
Lịch sử đã cho thấy từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ
hai tới nay, lần lượt các khối hoặc khu vực kinh tế ra đời như:
Cộng đồng kinh tế Châu Âu nay là Liên minh Châu Âu ( EU),
Hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN (SEV), Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội mậu dịc tự do
Bắc Mỹ (NAFTA), Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) vvv.
Thế giới kinh tế như một chiếc bánh vốn đã bị chia
nhỏ thành những mẩu quốc gia hàm chứa khá nhiều khác biệt,
nay được gộp lại thành những miếng bánh lớn hơn không thể
một sớm một chiều xoá bỏ ngay được các sự khác biệt đó,
ngược lại nó lại tạo ra những khác biệt lớn hơn giữa các khối
hay các khu vực kinh tế khiến cho toàn cầu hoá kinh tế trở
nên căng thẳng và phức tạp hơn.
Để giữ cho được vị thế của mình như là một thành tố
hữu cơ trong khối hay khu vực kinh tế, các quốc gia đã đưa
khoa học, kỹ thuật và công nghệ “ lâm trận” làm cho các cuộc
đua tranh kinh tế và thương mại giữa các nước, các khối hoặc
khu vực kinh tế trở nên quyết liệt, thậm chí dẫn đến các cuộc
chiến tranh thương mại bùng nổ và kéo dài hàng thập kỷ.
Các quốc gia không phân biệt giầu nghèo, phát triển
hay đang phát triển đã và đang săn đuổi các nguồn lực như
các nguồn tài trợ tài chính, công nghệ kỹ thuật hiện đại, công
nghệ quản lý kinh tế và xã hội để gia tăng phát triển nội lực
của mình nhằm một mặt duy trì vị thế hiện có trong cộng
đồng, còn mặt khác là bành trướng thế lực.
Một thực trạng là hiện nay trên thế giới có nhiều quốc
gia nắm trong tay nguồn dự trữ ngoại hối to lớn do trong một

24
thời gian dài họ thường xuyên dư thừa trong cán cân thanh
toán vãng lai. Có thể coi họ như những “ người khổng lồ” tài
trợ thương mại trên quốc tế. Tuy nhiên,“ trời không cho
không ai cái gì, nhưng cũng không lấy không của ai cái gì”,
cho nên việc sử dụng các nguồn tài trợ thương mại từ những
người khổng lồ này cần phải tính đến các điều kiện kèm theo.
Những người khổng lồ có dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ
USD tính đến nửa đầu năm 2009 phải kể đến là Trung Quốc
2.131 tỷ, Nhật Bản 1.057 tỷ, khu vực đồng EURO 685 tỷ,
Nga 400 tỷ, Đài Loan 321 tỷ, Ấn Độ 271 tỷ , Hàn Quốc 237
tỷ, Brazin 213 tỷ, Đức 201 tỷ, Hong Kong 193 tỷ, Singapore
170 tỷ, Switzerland 164 tỷ, Algeria 145 tỷ, Pháp 125 tỷ,
Thailand 118 tỷ và Italy 107 tỷ USD.
Ngược lại, đa số các quốc gia đang sống trong tình
trạng nghèo khổ, nợ nần chồng chất hàng nghìn tỷ USD. Tuy
nhiên các quốc gia nghèo khổ lại là những thị trường nguyên
nhiên vật liệu đa dạng, phong phú chưa được khai thác và
chính họ là những thị trường tiêu thụ to lớn các hàng hoá tiêu
dùng, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí “ế thừa” của các nước
công nghiệp phát triển. Một dòng vốn tài trợ tài chính từ các
nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển để đổi lại
nguyên nhiên vật liệu quý hiếm và nhân công rẻ từ các nước
này đồng thời tạo cho các nước này có vốn để nhập hàng từ
các nước tài trợ.
Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó. Điều kỳ diệu có đến
với các nước nghèo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc
thu hút, khai thác và quản lý các nguồn vốn tài trợ tài chính từ
các nước giầu quyết định.
Cái khó là “ lượng sức mình” và “ mược sức người”

như thế nào để gia tăng nội lực cho sự phát triển. Hiện nay
trên thế giới có cả trăm nước ban hành luật đầu tư nước ngoài
và có chiến lược thu hút và khai thác các nguồn vốn tài trợ từ
nước ngoài, nhưng đã có mấy nước thành công, có chăng chỉ
có vài “con rồng” ở Châu Á và một số ít ỏi “con hổ” ở Châu
Mỹ La tinh. Cái bí quyết thành công phần lớn phụ thuộc vào
25

×