Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.75 KB, 18 trang )

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Khái niệm chung và vai trò của tài trợ thương mại quốc tế.
1.1.1 Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế.
Thương mại là một lĩnh vực không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào, theo
tiến trình lịch sử thương mại đã vượt qua biên giới một quốc gia và trở thành
một hoạt động quan trọng thúc đấy nền kinh tế của một quốc gia phát triển. Mỗi
quốc gia có một lợi thế so sánh nhất định trên một mặt hàng nào đó do những
điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau quy định. Nếu chỉ dựa vào nền sản xuất
trong nước không thể cung cấp đủ cho những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế, ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và
những lợi thế kinh tế vốn có, hoạt động thương mại ngoài việc phục vụ nhu cầu
trong nước còn có thể tạo nên những sản phẩm dư thừa có thể XK sang nước
khác, góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nướcdo vậy hoạt động XNK trở thành
hoạt động tất yếu.
Tài trợ thương mại chính là sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện tài
chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán
và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như đảm bảo các quá trình
thanh toán liên quan. Phạm vi của tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm tài trợ cho
xuất khẩu(cả trong giai đoạn sản xuất) và tài trợ cho nhập khẩu trong thời gian
từ ngắn hạn đến dài hạn.
Tài trợ Thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ
về tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế
tham gia trong lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lời.
Xét về mặt hình thức thức tài trợ thì tài trợ TMQT được thực hiện dưới hai
hình thức là:
Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc
hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh TMQT của DN
thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn, trung, dài hạn để tài trợ cho


hoạt động XNK nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền công
nghệ máy móc thiết bị, hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch
vụ tiền tệ, tín dụng, NH như các dịch vụ TTQT (tín dụng chứng từ, nhờ thu), bảo
lãnh, bao thanh toán tương đối (Factoring), bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting),
thuê mua (Leasing).
Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các biện pháp hình thức
hữu hiệu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh TMQT thuận lợi cho các DN như:
chính sách thuế XNK; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trường pháp lý ổn định
phù hợp với thực tiễn TMQT; chính sách lãi suất.
Nếu căn cứ vào người cung ứng tài trợ thì tài trợ TMQT có thể chia thành:
Tài trợ thương mại quốc tế của nhà nước, đặc trưng của hình thức này
là tài trợ gián tiếp thông qua NHTƯ, các tổ chức tín dụng NH và phi NH, các cơ
quan của chính phủ bằng các biện pháp thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ bình ổn giá,
quỹ dự phòng rủi ro, quỹ xúc tiến phát triển, dưới các hình thức bảo lãnh, tái chiết
khấu, và thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ ở tầm vĩ mô.
Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng trung ương, ở đâyNHTƯ
trở thành người thực hiện các chính sách cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, cấp
bảo lãnh nhà nước, thực hiện các chính sánh tài chính - tiền tệ như tỷ giá, lãi
suất, phá giá tiền tệ,...
Tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tín dụng, đặc trưng của
hình thức tài trợ này là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ,
không phải qua các kênh trung gian khác, thông qua cho vay, bảo lãnh, chiết
khấu, bao thanh toán, thuê mua tài chình, tín dụng chứng từ, nhờ thu,...
Tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, với các công cụ sử
dụng thường là tín dụng thương mại như hối phiếu trả chậm, thanh toán ghi sổ,
ứng tiền trước khi giao hàng,...
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhằm tạo sự bình đẳng cho các
chủ thể kinh doanh, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã dần được bãi bỏ,
cũng tương tự như vậy sự can thiệp của các hình thức tài trợ TMQT do các chủ
thể như nhà nước và NHTƯ ngày càng bị hạn chế, thu hẹp thậm chí bị cấm

đoán. Thay vào đó, vai trò của các tổ chức tín dụng và các DN với các hình thức
tài trợ đa dạng, linh hoạt và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các hoạt
động TMQT ngày càng được nâng cao. Với tính chuyên nghiệp cao, tiềm lực tài
chính hùng mạnh và mạng lưới cơ sở rộng khắp, các NHTM đã trở thành nhà tài
trợ chủ yếu cho hoạt động TMQT. Chính vì vậy, trong chuyên đề này, tài trợ
TMQT sẽ được đề cập dưới giác độ nhà tài trợ là các NHTM; hay nói cách khác,
hoạt động tài trợ TMQT được đề cập ở đây được hiểu là hoạt động tài trợ TMQT
của NHTM.
1.1.2 Tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, khoảng cách giữa các quốc gia đang
ngày càng được thu hẹp dần, chính vấn đề này đó và đang thúc đẩy sự gia tăng nhanh
chóng nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế trên khắp thế giới.
Một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường chính là quy luật
cạnh tranh, khi tự do hóa thương mại được các quốc gia cùng thống nhất trên
một phạm vi rộng thì tính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Hoạt
động ngoại thương cũng thay đổi dần những cách thức kinh doanh cũ để phù
hợp với những thay đổi của nền kinh tế mới.
Bên cạnh những khó khăn trong kinh doanh thương mại nội địa, các DN
tham gia ngoại thương cũng phải chịu rất nhiều rủi ro tạo nên bởi đặc tính vốn
có của thương mại quốc tế như thời gian vận chuyển dài, khoảng cách địa lý xa,
giá trị hàng hóa thường lớn, sự khác nhau về loại tiền thanh toán, những biến
động trong tỷ giá hối đoái, sự khác biệt về văn hóa, luật lệ, tập quán kinh
doanh…
Vì vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ
cạnh tranh khác, các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương cần tranh thủ sự trợ
giúp từ mọi phía, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế đồng thời
giúp hàng hóa quay vòng một cách nhanh nhất. Chính vì những lẽ trên, tài trợ
ngoại thương của các NH ra đời như một tất yếu khách quan đáp ứng đòi hỏi
của thị trường, nhu cầu cấp thiết của DN.
1.1.3 Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế

1.1.3.1 Vai trò đối với doanh nghiệp
Trong hoạt động TMQT nhà xuất khẩu cần phải thực hiện các nhiệm vụ
bao gồm: tìm kiếm thị trường, tiếp xúc khách hàng, kí kết hợp đồng, chuẩn bị
sản xuất, thực hiện quá trình sản cuất, cung ứng sản phẩm, lắp ráp chạy thử,
giao hàng…
Còn NNK phải thực hiện kí kết hợp đồng nhận hàng, cung ứng, chuyển
giao, giao nhận, tiêu thụ hàng hóa. Trong suốt các quá trình trên, cả người nhập
khẩu và người xuất khẩu đều cần có sự tài trợ về vốn để có thể nâng cao uy tín,
tạo lòng tin với đối tác và đảm bảo có tài chính cho quá trình xuất nhập.Thông
qua tài trợ TMQT, DN có thể được cấp tín dụng (trực tiếp hay gián tiếp) phục vụ
cho hoạt động KDQT của mình.
Trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào nguồn vốn của doanh nghiệp
cũng đủ để tài trợ cho các chi phí phát sinh như mua hàng hóa, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu… Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, với giá trị hàng hóa giao dịch rất lớn, doanh nghiệp thường phải thông qua tài
trợ thương mại quốc tế mới có thể có khả năng chi trả hay cam kết chi trả cho đối tác
để đưa hàng hóa vào sản xuất hoặc kinh doanh.
Hoạt động tài trợ cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN khi
đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương. NXK thường muốn được thanh toán tiền
hàng càng sớm càng tốt còn NNK lại muốn trì hoãn thanh toán càng lâu càng tốt.
Ngân hàng thương mại bằng việc tài trợ thương mại quốc tế có thể giúp NXK có
những điều khoản ưu đãi thanh toán dành cho người nhập khẩu. Bằng việc người
nhập khẩu cam kết sẽ thanh toán với ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại
sẽ thanh toán cho người XK trong trường hợp người XK cần có nguồn vốn ngay
để kinh doanh còn NNK có thể trả chậm khoản tiền cần thanh toán.
Hoạt động tài trợ TMQT góp phần nâng cao uy tín DN trong kinh doanh.
Trong khi tìm kiếm đối tác, rất nhiều DN vấp phải vấn đề uy tín đặc biệt đối với
các DN vừa và nhỏ, mới thành lập. Đó chính là cơ sở để NH cho ra đời hình
thức tài trợ dưới hình thức bảo lãnh. Với hình thức này NH đã thay mặt DN
đứng ra bảo đảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ của DN trong hợp đồng, tôn thêm

được hình ảnh của DN, tăng thêm niềm tin với bạn hàng, giành được ưu thế cạnh
tranh từ các đối thủ và dễ dàng dành được hợp đồng TMQT.
Hoạt động tài trợ TMQT của NHTM cũng là phương thức hiệu quả giúp DN
hạn chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Những rủi ro về
chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá sẽ được gánh vác bởi NHTM. Tất nhiên, để
NH chấp nhận gánh vác rủi ro thì các DN cũng phải đáp ứng những yêu cầu hết
sức chặt chẽ của NH và phải trả chi phí cho việc “chuyển rủi ro” này.
1.1.3.2 Vai trò đối với ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại bằng việc thực hiện tài trợ thương mại đã tạo ra
một khoản thu lớn từ các chi phí dịch vụ, phí bảo lãnh rủi ro. Các khoản thu này
thường có giá trị không nhỏ bởi lẽ bản thân giá trị của các hợp đồng tài trợ
thương mại quốc tế bao giờ cũng ở mức khá cao. Hơn thế nữa, phát triển hoạt
động tài trợ thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển nói chung của
các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng thương mại như: nghiệp vụ tín dụng,
nghiệp vụ TTQT, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đồng thời tạo ra mối liên hệ
gắn kết giữa các loại hình dịch vụ này với nhau. Nhờ vậy, NHTM sẽ thực hiện
hiệu quả việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng theo
đó nâng cao được sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tài trợ TMQT giúp các NHTM nâng cao độ an toàn và hạn chế rủi ro.
Thông qua hoạt động tài trợ TMQT, NHTM có thể kiểm soát được các nguồn
thanh toán một cách tập trung bằng các tài khoản thanh toán mở tại chính NH.
Bên cạnh đó, NHTM cũng có thể hạn chế được rủi ro từ việc hạn chế tìogkm m
o0knh trạng sử dụng vốn sai mục đích của bên được thanh toán.
Hoạt động tài trợ TMQT giúp NHTM tiếp cận được với thị trường tài chính
ngân hàng toàn cầu, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các NHTM nước ngoài, nắm
được các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động của các NHTM. Từ đó, NHTM
có điều kiện nâng cao vị thế cũng như nâng cao uy tín của mình, sẵn sàng tham gia
vào các tiến trình tự do hóa thị trường tài chính – ngân hàng và xu hướng hội nhập
kinh tế.
1.1.3.3 Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân

Tài trợ thương mại quốc tế có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển thông qua việc tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lưu thông trôi chảy, thực
hiện thường xuyên, liên tục, thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần tăng tính năng
động của nền kinh tế, ổn định thị trường. Mặt khác, tài trợ TMQT góp phần
phân phối vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn thông qua việc thúc đẩy bình quân
hóa lợi nhuận trước hết là trong ngành thương mại, và sau đó là trong ngành sản
xuất công nghiệp. Do vậy, vốn đầu tư toàn xã hội sẽ được sử dụng một cách có
hiệu suất cao hơn, làm nền kinh tế phát triển tối ưu hơn.
Tài trợ TMQT góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
từ việc thúc đẩy NK dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều
kiện để DN phát triển quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng năng lực
cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.
Cuối cùng, tài trợ TMQT giúp gắn liền thị trường quốc gia với thị trường
quốc tế. Hành vi XK của nước này đồng thời là hành vi NK của nước kia và ngược
lại. Hàng hóa dịch vụ tương ứng từ một nước sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh gay
gắt từ hàng hóa, dịch vụ của nước khác. Do vậy, để tồn tại và phát triển việc sản
xuất hàng hóa, dịch vụ trên bình diện quốc gia phải gắn liền với việc cạnh tranh
trên bình diện quan hệ thị trường quốc tế; và tài trợ TMQT là một trong những cầu
nối hữu hiệu để thắt chặt thêm sự gắn kết giữa thị trường quốc gia và thị trường
quốc tế.
1.2 Cơ sở của các hình thức tài trợ thương mại quốc tế
1.2.1 Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay.
Nghiệp vụ cho vay trực tiếp để tài trợ cho các DN thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh XNK là nghiệp vụ truyền thống của NH. Các NH thường cấp tín dụng trực
tiếp bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ cho các DN để hỗ trợ về tài chính cho DN này
tiến hành kinh doanh XNK nguyên nhiên vật liệu, máy móc, hàng tiêu dùng...
 Nếu xét về thời hạn cho vay, gồm:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng
cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị,
chiếm tỷ trọng lớn tại các NH.

Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy theo quy
định của mỗi nước. Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu tư, mua sắm tài sản
cố định, xây dựng mới, cải tạo mở rộng, hiện đại hóa công nghệ...
 Nếu xét mục đích cho vay, gồm:
Tín dụng NK:
Các NH có thể cấp tín dụng cho người NK với thời hạn ngắn, trung, dài
hạn, tùy thuộc vào đối tượng NK. Nếu NK hàng nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu
dùng NH sẽ cấp tín dụng ngắn hạn. Nếu NK máy móc, thiết bị thì NH sẽ cấp tín
dụng trung hoặc dài hạn, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa NK. Có thể nói, tín
dụng NK là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho NNK. Đối với người NK có
uy tín, quan hệ tín dụng sòng phẳng, các NHTM có thể cho họ hưởng một số ưu
đãi về tín dụng như chi trong trường hợp cần vốn ngay.
Các hình thức cấp tín dụng NK
+ Bảo lãnh thanh toán hàng NK như phát hành bảo lãnh (L/C), bảo lãnh séc,
kỳ phiếu. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia TMQT, tránh được các rủi
ro có thể phát sinh trong các giao dịch không thường xuyên đòi hỏi phải có bảo
lãnh của bên thứ 3 cam kết bồi thường thiệt hại do đối tác gây ra.
+ Ký chấp nhận trả tiền hối phiếu kỳ hạn của NH. Trong một số trường
hợp, do cạnh tranh gay gắt trên thị trường XK nên có thể NXK phải mời chào các
điều khoản thanh toán ưu đãi. Bằng cách “chấp nhận” hối phiếu, NH tạo ra một
cam kết vụ điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đó định vào
ngày quy định cụ thể trên hối phiếu. Do đó, chính NH đó thay thế cấp tín dụng
cho người đi vay, và trong quá trình đó NH tạo ra một công cụ lưu thông có thể
mua bán tự do. Kỳ hạn tài trợ tùy thuộc quan hệ giữa hai bên mua - bán hoặc toàn
bộ thời gian cần thiết để xử lý các hàng hóa được tài trợ.
Tín dụng XK: Tùy theo tính chất hàng hóa, mặt hàng XK mà tín dụng XK
được cấp theo các thời hạn khác nhau. Xét về góc độ nghiệp vụ kỹ thuật, tài trợ
XK của NH thường đựợc chia làm hai loại theo công đoạn quá trình sản xuất và
lưu thông của NXK
+ Tài trợ XK trước khi giao hàng: Mục đích của loại tài trợ này là nhằm

tài trợ nhu cầu vốn lưu động cho NXK để thực hiện đơn đặt hàng của NNK
nước ngoài. Thời hạn tín dụng này thường là ngắn hạn hoặc trung hạn.

×