Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những loài vật có khả năng kháng độc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.86 KB, 7 trang )



Những loài vật có khả năng kháng độc

Mỗi một loài động vật có mang độc tố đều có một kẻ
báo ứng, đó là những loài được miễn dịch với nọc độc
của chúng.
Từ những loài cá hề đến loài rắn Mỹ không nọc độc, ễnh
ương hay chồn mật, các loài vật này đã được thiên nhiên
ban tặng món quà giúp chúng bảo toàn mạng sống. Một
con mồi, nếu có các biện pháp đối phó với kẻ săn mồi, sẽ
có thể thay đổi cán cân giữa sự sống và cái chết.

1. Sóc đất (Ground Squirrels)



Nếu tự vệ bằng chân tay không thành, loài sóc đất này sẽ
sử dụng hệ miễn dịch kháng độc của mình như một biện
pháp cuối cùng để chống lại kẻ săn mồi đáng sợ - rắn
chuông. Nọc độc rắn chuông là một vũ khí chết người,
làm con mồi bị mất máu nghiêm trọng dẫn đến chết.

2. Rắn Mỹ không độc (King snake)



Cuộc sống đối với loài rắn chuông có lẽ hơi khắc nghiệt.
Trong lúc phải vất vả săn những con sóc không chết vì
nọc độc của mình, chúng cũng phải luôn ngó chừng phía
sau cảnh giác một “kẻ ám sát” hay lảng vảng ở những


vùng đất hoang. Rắn Mỹ không có độc, nhưng chúng lại
được miễn dịch với nọc độc rắn chuông và lại rất thích
ăn rắn chuông. Vì không có nọc độc để hạ sát con mồi
nên nó dùng cách bạo lực hơn: siết con mồi cho đến chết
rồi nuốt nguyên con.

3. Cá hề (Clownfish)





Cá hề thật ra không được miễn dịch với độc tố của các
loại hải quỳ, nhưng chúng vẫn sống nhởn nhơ giữa hàng
trăm xúc tu đầy nọc độc. Cả 28 loài cá hề đều có một lớp
màng nhầy bao bọc cơ thể chúng, giúp ngăn chặn hải quỳ
phóng ra những nang trâm độc. Các nhà khoa học vẫn
chưa rõ cá hề lấy những chiếc “áo giáp” này ở đâu và
bằng cách nào, hoặc là chúng tự sản xuất hoặc là chúng
lấy từ hải quỳ khi cọ mình vào những chiếc xúc tu.

4. Ễnh ương (Bullfrogs)



Loài ễnh ương chỉ được miễn dịch khi đến tuổi trưởng
thành. Lúc còn ở giai đoạn nòng nọc, chúng rất dễ bị tổn
thương bởi nọc độc của các loài rắn nước nên là món mồi
ngon của chúng. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành chúng
lại tự phát triển được khả năng kháng độc với cả rắn

nước và rắn cạn. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ chúng có
được khả năng này bằng cách nào, nhưng sự miễn dịch
này rõ ràng rất có ý nghĩa với chúng: vì ở tuổi trưởng
thành chúng sống trên cạn nên chúng cần có vũ khí để
đối phó với những kẻ săn mồi ở môi trường này.

5. Chồn mật (Honey Badger)



Chồn mật rất thích ăn mật, vì thế chúng thường tấn công
các tổ ong mật để cướp mật và nhộng. Ngoài ra chúng
cũng ăn bất cứ thứ gì, từ những con linh dương con cho
đến báo cheetah con, và các loài rắn độc cũng là một
món ăn dễ xơi đối với chúng. Các nhà động vật học chưa
biết rõ chuyện gì xảy ra đối với hệ miễn dịch cũng như
thần kinh của chồn mật (vì chúng quá gan dạ), nhưng
thực tế là chúng thường đi săn các loài rắn hổ mang cho
bữa ăn tối. Có một trường hợp được ghi chép lại: một
con chồn mật tấn công và giết được một con hổ mang,
nhưng trước đó hổ mang đã cắn vào mặt nó. Con chồn
này sau đó nằm yên bất động như đã chết, nhưng một lúc
sau nó tỉnh dậy và ăn chiến lợi phẩm của mình như chưa
có chuyện gì xảy ra.

6. Cầy mangut (Mongooses)





Cũng giống như chồn mật, loài vật này cũng thích ăn các
loài rắn độc. Để tóm được con mồi, chúng dựa vào sự
nhanh nhẹn linh hoạt của mình. Hơn nữa, nọc độc của
rắn không có ảnh hưởng gì đến chúng, vì vậy chúng là kẻ
thù đáng sợ của các loài rắn.

7. Nhím Âu (Hedgehogs)



Nhím Âu đạt danh hiệu là thợ săn rắn đáng yêu nhất.
Chúng nhỏ nhắn, tròn trịa, và khiêm tốn. Nhưng đối với
các loài rắn thì chúng lại là những cơn ác mộng biết đi.
Bộ áo giáp tua tủa của nhím khiến rắn hoàn toàn bất lực
trong việc sử dụng răng nọc để tấn công, và trong bất kỳ
cuộc vật lộn nào thì rắn đều chịu thua thiệt. Ngay cả nếu
không may bị một nhát cắn, nhím ta vẫn không hề hấn gì
nhờ vào chất kháng độc tự nhiên có trong máu của mình.
Nói tóm lại, trong trò chơi “ai sẽ là bữa ăn trưa?” thì rắn
độc hoàn toàn không phải là đối thủ của loài nhím này.




×