PHÒNG GD&ĐT GIO LINH
ĐỀ KIỂM TRA HS GỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (1,5đ)
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
(Từ ấy - Tố Hữu)
Từ "mặt trời" trong câu thơ trên sử dụng theo phép tu từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện
tượng 1 nghĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: (1,5đ)
Nếu phải viết bài để làm sáng tỏ nhận xét " Ngô Tất Tố và Nam Cao xứng đáng là nhà văn
của nông dân".
Em sẽ triễn khai những luận điểm nào của bài viết? Ghi các luận điểm mà em sẽ viết ở phần
thân bài theo thứ tự hợp lí?
Câu 3:(2đ)
Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị?
Câu 4:(5đ)
Nhà thơ Hải Như đã viết:
" Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn"
Từ những bài thơ đã học, đọc thêm của Bác em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
Từ "mặt trời" trong câu thơ được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Tuy nhiên đây không phải là
hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ mặt trời chỉ là
nghĩa chuyển lâm thời nó chưa thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
Câu 2:
Yêu cầu HS xác định và nêu được các luận điểm chính
- Ngô Tất Tố và Nam Cao rất am hiểu về nông thôn và người nông dân.
- Ngô Tất Tố và Nam Cao có tấm lòng yêu thương và sự cảm thông sâu sắc với nổi khổ của
người nông dân.
- Ngô Tất Tố và Nam Cao có cái nhìn đúng đắn, tiến bộ về người nông dân.
Câu 3:
- Đây là dạng đề mở, nhằm giúp HS cảm thụ, bộc lộ kĩ năng tổng hợp về văn thuyết minh,
miêu tả, biểu cảm.
- Về nội dung: + Chọn và thuyết minh được những nét cơ bản (vị trí, cảnh sắc, ý nghĩa )của
di tích lịch sử nói trên.
+ Trình bày được cảm xúc của mình về di tích, về quê hương
Câu 4:
- Yêu cầu chung: Xác định đúng kiểu bài nghị luận chứng minh: Làm rõ được ý của 2 câu
thơ: Tình cảm của Bác đối với trăng được thể hiện qua thơ Bác
- Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về đề tài trăng trong thơ Bác, dẫn 2 câu thơ của Hải Như
+ Thân bài:
* Bác có rất nhiều bài thơ viết về trăng, trong bất kì hoàn cảnh nào Bác cũng rung cảm trước
trăng (Ngắm trăng, Đêm thu, Trung thu, trong " Nhật kí trong tù", Rằm tháng giêng, Cảnh
khuya, Tin thắng trận, Việt Bắc )
- Trăng trong thơ Bác được miêu tả rất đẹp, giàu hình ảnh (dẫn chứng)
-> Bác là một người luôn giao hoà với thiên nhiên đặc biệt là ánh trăng (Người ngắm trăng
soi ngoài cửa sổ, Trăng vào cửa sổ đòi thơ )
+ Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của trăng trong thơ Bác.
BIỂU ĐIỂM:
Câu1: Trả lời đúng mỗi ý 0,5 đ
Câu 2: Nêu đúng mỗi luận điểm 0,5 đ
Câu 3: HS thuyết minh được những nét cơ bản về di tích và thể hiện được những cảm xúc
sâu lắng về ý nghĩa của di tích, văn viết tốt thực sự có năng khiếu thì chấm điểm tối đa, còn
lại tuỳ thuộc vào bài làm của HS mà GV chấm điểm cho phù hợp ( ở bài này không nặng nề
lắm về kiến thức mà cơ bản là phát hiện được HS thực sự có chất văn)
Câu 4:
Điểm 4,5 - 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, văn viết tốt, tỏ ra có năng khiếu,
chỉ có một vài lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 3,5 - 4: Bài làm cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề song một vài ý chưa sâu, hành
văn tốt, lập luận chặt chẽ, có một vài lỗi về diễn đạt và chính tả.
- điểm 2,5 - 3: Bài làm xác định được yêu cầu của đề song một trong hai luận điểm chứng
minh chưa trọn vẹn, văn viết đúng song chưa hay
- Điểm 1 - 2: Bài làm chưa tốt, xác định luận điểm chưa rõ hoặc chưa làm rõ được luận điểm,
diễn đạt thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi về chính tả và ngữ pháp.