Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
CHƯƠNG I
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cở sở khách quan
a. Bối cảnh LS hình thành TTHCM
* Bối cảnh LS Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền
nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,
đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc
và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế
mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo
vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
- Chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của TD
Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của TD Pháp trên toàn
cõi VN.
Vì sao lại bị mất nước một cách dễ dàng như vậy?
- Triề u đình nhà Nguyễ n vì lợi ích riêng đã thi hành chính sách phản động:
Đối với nhaân dân thì đàn áp khốc liệt; Đối với kẻ thù thì bạc nhược.
- Nhân dân: Vừa phải chống triều đình, vừa chống Pháp
à
Không có đủ sức
mạnh
- Ngườ i cầ m quyề n củ a nhà Nguyễ n : Không có tầm nhìn xa trông rộng; Không
biết dựa vào dân; Không thực sự quyết tâm cùng nh.dân chống Pháp
- Ngườ i lãnh đạ o PTYN , là các sỹ phu (N.T.Thuật, N.Q.Bích; P.Đ.Phùng,
TrầnTấn; Tr.Định, N.Tr.Trực… đều mang ý thức hệ PK, do đó: không có đường lối
kháng chiến rõ ràng; không biết dựa vào nhân dân; không quyết tâm cùng nhân dân
kháng chiến; không tin vào thắng lợi…
- Cuộc khai thác của Pháp khiến cho XH nước ta có sự biến chuyển và phân
hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện tạo ra những
tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc VN đầu TK 20.
- Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư”, “tân báo” và trào lưu cải cách ở
Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, trào lưu yêu nước chuyển dần sang xu
hướng tiểu tư sản.
Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây.
Trước hoàn cảnh nước mất nhà tan, hàng loạt các sĩ phu yêu nước tiêu biểu cho các ý
thức hệ khác nhau đã lần lượt đứng lên khởi nghĩa:
Trang 1
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
+ Ý thức hệ phong kiến: Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương,
Nguyễn Trung Trực…
+ Ý thức hệ nông dân: Cụ Hoàng Hoa Thám lập căn cứ chống Pháp suốt 30 năm
với cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổi tiếng.
+ Ý thức hệ dân chủ tư sản: Cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu.
+ Ý thức hệ tư sản: Cụ Nguyễn Thái Học với tổ chức VN Quốc Dân Đảng.
à
Tất cả đều lâm vào thất bại và bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng
hoảng về đường lối cứu nước.
“Đám mây đen của chủ nghĩa thực dân vẫn bao phủ bầu trời Việt Nam, dân tộc
Việt Nam rơi vào cuộc khủng hỏang đường lối cách mạng”
è Phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi, phải đi
theo một con đường mới.
Nhận thấy rõ con đường mà các bậc cha anh đi là không đem lại hiệu quả, Anh
phải ra đi tìm một con đường khác: “Ra đi là cuộc đánh liều
Mưa mai ai biết, nắng chiều ai hay”
Dân ca Nam Bộ
* Bối cảnh thời đại
Trong giai đoạn cuối tk 19 đầu XX trên thế giới có những sự kiện gì nổi bật?
Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô
tả tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Lênin dựa trên quan
điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn liền
đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất đai thế
giới. Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít
(30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung là diện tích và dân số các thuộc địa lớn
gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc. Đây là tư tưởng cơ bản
của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới. Tại Đại hội V quốc
tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết phục như: thuộc địa của
Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số
nước Anh.
- CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập
quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. CNĐQ đã trở thành kẻ thù
chung của các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc
thuộc địa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thời đại: mâu thuẫn giữa tư bản và vô
sản ở các nước phát triển, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu.
Khẩu hiệu của Mác đã được mở rộng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong
trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.
Trang 2
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- Nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản diễn ra, đỉnh cao
là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á”, lật
đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô Viết mở ra một thời kỳ mới trong lịch
sử loài người.
- Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-
1919), phong trào công nhân trong các nước TBCN phương Tây và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau
hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là CNĐQ
b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận
* Giá trị truyền thống dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng –lý
luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất …
ĐH 2 (2/1957) HCM khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn,
đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
- Tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, hiếu hòa. Vd: Truyền thuyết
trăm trứng nở trăm con, “lá lành đùm lá rách”, “tắt lửa có nhau”, “bầu ơi…”, “gà
cùng một mẹ chớ hoài…”
- Ý thức cố kết cộng đồng, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách,
thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài…
- Hiếu học: Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền,… “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc
thư cao”
- Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện trong muôn vàn gian khó vẫn vững tin vào
chính nghĩa thắng gian tà, vào tương lai tất thắng của dân tộc Việt Nam:
“ Hôm nay châu chấu đá voi
Ngày mai voi sẽ bị lòi ruột ra ”
“ Lạ thay châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng”
- Trong các giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm
cao quý thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của
người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của XH. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến
thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động
của mỗi con người. Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước.
* Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trang 3
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu
hiện đại của văn minh phương Tây- chính là nét đặc sắc trong qua trình hình thành
nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh
HCM là sản phẩm của sự kết hợp sự khôn ngoan của Phật, Từ bi bác ái của Chúa;
Thông minh của Các Mác; nhiệt tình cách mạng của Lênin .“Những ai muốn biết thế nào
là một con người thực sự. Vẻ đẹp của thế giới ở đâu? Sự chiến thắng của chân lý trên trái
đất ở đâu? Ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thăm cuộc đời của CT HCM, sự tồn tại điển
hình của 1 anh hùng của thời đại chúng ta”
Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân; Giesu có
ưu điểm là lòng nhân ái cao cả; Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc
cách mạng; Chủ nghĩa Tam dân có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với chúng
ta. Khổng tử, Giesu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? họ
đều là người muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội, nếu hôm nay họ
còn sống trên đời này, nều họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung
với nhau rất hoàn mỹ giống như những người bạn thân.
PVĐ: “HCM cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ
đại, coi sáng mà không choáng ngợp, mới gập lần đầu mà như thân thuộc từ lâu”
- Tinh hoa văn hóa phương Đông
+ Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, đó là:
triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành động giúp đời, ước vọng về một XH bình
trị, hòa mục, triết lý nhân sinh, tu nhân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra
truyền thống hiếu học.
Cần nói rõ là cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi mà thực dân Pháp ra sức đàn áp
mọi sự chống đối để áp đặt nền thống trị của chúng thì ở Việt Nam vẫn có hai hạng
nhà nho. Một bên gồm các kẻ sĩ “trọng nhân”, “trọng dân” được coi là “chân nho”
như Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp… bị thực dân chặt đầu, đào
mồ. Một bên nữa cũng là nhà nho nhưng là “ngụy nho”, hay nói như các nhà nghiên
cứu Trung Quốc là “dương nho, âm Pháp”. Họ cũng nói nhân nghĩa nhưng quyền mưu
cơ biến, móc ngoặc với bọn thực dân để bán nước hại dân, đục nước béo cò, như
Nguyễn Thân đào mồ Phan Đình Phùng, đốt xác bắn ra biển, Phạm Ngọc Quát chặt
đầu Trần Quý Cáp để được thưởng công.
Vùng Nghệ An Hà Tĩnh là vùng nổi tiếng Nho học – trước khi nổi tiếng là vùng
Cách mạng Cộng sản HCM tự giới thiệu gia đình mình theo đạo Nho, các thanh niên
đều học đạo Nho là chỉ “chân nho”, “chính nho” trái ngược với “ngụy nho”, “tà nho”.
HCM chỉ tiếp thu Nho giáo nguyên thuỷ (tức Khổng Mạnh) mà ít nói đến Hán
Nho, Tống Nho, và trong 4 vế tư tưởng chính trị – đạo đức của Khổng Mạnh là Tu
thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, người chỉ nhấn mạnh vế thứ nhất là Tu thân.
Người VN muốn hoàn thiện mình, thì về đạo đức hãy đọc khổng tử; về cách mạng
hãy đọc tác phẩm của Lênin
HCM sử dụng gần như toàn bộ các mệnh đề của nho giáo, đưa vào nội dung mới:
Trang 4
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
Trung, hiếu
à
trung với nước, hiếu với dân
Dĩ hòa vi quý
à
Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ
lòng dân không yên
Khuyến học, học không biết chán, dậy không biết mệt
à
học không bao giờ đủ, còn
sống còn học, vì lợi ich 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng
người
Tu thân dưỡng tính, thể hiện qua 3 mối quan hệ:
Với cộng đồng: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ)
Với người khác: Kỷ sở bất dục, vật chi ưu nhân (điều mình không muốn người
khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác)
Với cá nhân: Giàu sang không quyến rũ, uy vũ không khuất phục (Trợn mắt coi
khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa các nhi đồng)
+ Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị
tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, nếp sống có đạo đức, trong sạch,
giản dị, chămlo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp; đề cao
lao động, chống lười biếng; chủ trương sống không xa lánh đời mà gắn bó với nhân
dân, tham gia vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc
Trần Nhân Tông người sáng lập thiền phái trúc lâm “phải lấy cái tâm làm gốc, lấy sự
thức tỉnh trong lòng làm điều căn bản” “lấy tâm truyền tâm không dùng văn tự”
“phật ở trong lòng lòng lặng lẽ sáng suốt đó là chân phật”
à
thú nhất tu tại gia…
Phật giáo Thiền tông vào Việt Nam đề ra luật chấp tác: Nhất nhật bất tác, nhất nhật
bất thực, thiền phái Trúc Lâm Việt Nam chủ trương nhập thế gắn với dân chống kẻ
thù xâm lược.
Phật tổ: “ta là phật đã thành, chúng sinh là phật sẽ thành”
+ CN Tam dân của Tôn Trung Sơn, thấy trong đó “những điều thích hợp với
điều kiện của nước ta”, đó là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
- Tinh hoa văn hóa Phương Tây:
+ Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và
cách mạng phương Tây (văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc CM ở Pháp và Mỹ)
+ Tiếp thu các giá trị Tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776.
Tóm lại, được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và được sự cổ vũ,
dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M.Casanh
(M.Cachin), P.V.Cutuyariê (Couturier), G.Môngmutxô (G.Monmousseau), Người đã
từng bước trưởng thành. Trên hành trình cứu nước, Người đã biết làm giàu trí tuệ
của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa gặt hái, vừa gạn lọc, kế
thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
Trang 5
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
* Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở TGQ và PPL của TTHCM
“Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”. Vai trò của chủ nghĩa
Mác-Lênin thể hiện:
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt
Nam thời Hiện đại.
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một
số điểm đáng chú ý:
- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin trên nền tảng những tri thức văn
hóa tinh túy được chát lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú,
được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc đến với CNMLN là tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong
phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị
đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho
chúng ta.”
- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách chọn lọc, theo phương
pháp macxit, nắm lấy cái tinh thân, cái bản chất. Vận dụng lập trường, quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết những vấn đề thực
tiễn của CMVN, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
Ý tại ngôn ngoại, tầm trương trích cú…
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”
HCM: “đọc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì không gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác-Lênin”
2. Nhân tố chủ quan
HCM có những phẩm chất ntn mà lại có thể khám phá ra chân lý của thời đại mới và tìm
ra con đường cứu nước?
HCM có đầy đủ tính cách của người dân xứ nghệ: Lý tưởng trong tâm hồn,
trung kiên trong bản chất, cứng cỏi trong giao lưu, khắc khổ trong sinh hoạt
- Bầu bạn thế giới: Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự? Vẻ
đẹp của thế giới ở đâu? Sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu? ở đâu có mùa
xuân? Xin hãy đến thăm cuộc đời của chủ tịch HCM. Sự tồn tại điểm hình của một
anh hùng của thời đại chúng ta.
Trang 6
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- HCM là người biết được 5 cái biết (ngũ tri) của văn hóa phương đông: tri
kỷ( biết mình); tri bỉ ( biết người); tri thời (biết thời thế); tri túc (biết chừng mực); tri
biến ( biết mọi sự biến đổi)
Trương Đức Duy- Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: “Lãnh tụ vĩ đại, công bộc
của dân; anh hùng dân tộc; chiến sĩ quốc tế; cả đời cách mạng; đức cao vọng trọng;
sáng như nhật nguyệt; quý trọng tình nghĩa; hữu nghị thủy chung; bạn thân Hoa hạ;
muôn đời truyền mãi”
- Lịch sử dân tộc VN có tứ bất tử, nay có ngũ bất tử: Thánh Tản Viên (Sơn
tinh, chống thiên tai); Thánh gióng (chống xâm lược); Thánh Chử đồng tử (phát triển
các ngành nghề, phát triển cộng đồng); Thành bà chúa Liễu (khát vọng giải phóng,
hạnh phúc gia đình), và Hồ Chí Minh
- HCM cũng nắm, hiểu rõ tư tưởng Lục Hòa của văn hóa phương Đông:
Thần hòa đồng trụ
à
Tinh thần hòa hợp
Ngôn hòa đồng hiểu
à
Lời nói hòa hợp
Ý hòa đồng tâm
à
ý chí hòa hợp
Giới hòa đồng tu
à
các giới hòa hợp
Kiến hòa đồng giải
à
chính kiền hòa hợp
Lợi hòa đồng quân
à
lợi ích hòa hợp
Sống lâu không tại số trời,
Người mà biết sống là người sống lâu
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn , làm phong phú
thêm hiểu biết của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những
thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận
+ Hồ Chí Minh đã khám phá các quy luật vận động xã hội… để khái quát
thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Nhờ vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa
học
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
+ Thể hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầu óc có phê phán, tinh tường,
sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.
+ Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi;
nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
+ Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, tâm hồn của
một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái
tim yêu nước, thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
hạnh phúc của ND.
Trang 7
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong
thời đại mới, xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về cách
mạng Việt Nam, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa
cách mang đến thắng lợi.
Suốt 30 năm bôn ba ở nước ngòai, Người đẫm mình trong thực tiễn của phong
trào cách mạng thế giới để tìm hiểu số phận từng dân tộc, từng quốc gia, từng giai
cấp để tìm ra mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn .
Có thể nói: Hồ Chí Minh là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản
nhiệt thành , một trái tim nhân hậu yêu nước thương dân sâu sắc, thương yêu những
người cùng khổ, sẵn sàng hy sinh cao nhất vì độc lập tự do của tổ quốc vì hạnh phúc
của nhân dân không mảy may vì quyền lợi và danh vọng cá nhân, người viết:
“Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được độc lập , dân ta
được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được học hành…Nay tôi
vâng lệnh quốc dân đồng bào trông coi việc chính phủ, sau này quốc dân đồng bào
cho tôi nghỉ, tôi sẽ trở về vui cùng các cụ đi kiếm củi, vui cùng các cháu chăn trâu
nơi núi non thôn dã”
“ Như đỉnh non cao tự dấu mình
Trong rừng xanh lá gét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha bước kịp mình “
Tố Hữu “Nhớ lời di chúc theo chân Bác”
Tóm lại: TT HCM là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ
quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với thực
tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với
một phương pháp khoa học, biện chứng, TT HCM đã trở thành tư tưởng Việt Nam
hiện đại.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTHCM
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.
- Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung chịu ảnh hưởng tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu
thuẫn cho mọi cuộc cải cách của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc [“Quan trường thị nô
lệ, trung chi nô lệ, hựu nô lệ”] ; chịu ảnh hưởng đức tính nhân hậu, đảm đang, sống
chan hòa với mọi người của mẹ là Bà Hoàng Thị Loan; lòng yêu nước, thương nòi
trong mối quan hệ và sự tác động của ba chị em của Người; ảnh hưởng của truyền
thống văn hóa, giàu lao động, chống ngoại xâm của quê hương Nghệ Tĩnh; tấm
gương của các lãnh tụ yêu nước, của các anh hùng, liệt sĩ của quê hương…
- Quê hương: Nghệ Tĩnh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại
xâm, quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng (Mai thúc Loan. Nguyễn Biểu, Phan
Đình Phùng, Phan Bội Châu…). thấm máu các anh hùng chống Pháp. Nguyễn Sinh
Trang 8
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
Cung đau sót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, cùng cực, bị bóc lột của đồng bào,
thấy được tội ác của thực dân và thái độ ươn hèn của triều đình, quan lại….
Làng sen đóng khố quanh năm
Ít cơm nhiều cháo tảo tần quanh năm
Thanh Chương là đất cày bừa
Nam Đàn đàn dệt vải hát hò thâu canh
- - -
Là nơi địa linh nhân kiệt
La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp gọi Nam Đàn nói riêng và Nghệ An nói chung là
“trung lai danh thắng địa”
Phan Sào Nam coi đây là “cổ lai đa hào kiệt”
Chí khí của người Nghệ Tĩnh: nguyễn biểu an cỗ đầu người
à
bị chém bêu đầu
giữa chợ, Lý Tự Trọng ra pháp trường mà còn đọc Nguyễn Du
- Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp
bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cùng với thái độ ươn hèn của bọn phong
kiến Nam triều thêm đó là sự thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất
cả điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm một con đường mới để cứu nước,
cứu dân.
- Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật và ý tưởng “ỷ Pháp cầu tiến”,
Nguyễn Tất Thành đã tự định ra cho mình một hướng đi mới là phải đi ra nước Pháp
và các nước khác.
HCM lớn lên, sống trong nỗi đau mất nước, được giáo dục về lòng yêu nước,
thương dân, sớm tham gia phong trào chống Pháp; băn khoăn trước thất bại của
các sĩ phu; ham học hỏi, muốn tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới
Hành trang của HCM trước lúc ra đi: Các giá trị truyền thống của dân tộc
(CNYN, thương dân); Vốn văn hóa dân tộc; vốn hiểu biết ban đầu về văn hóa
phương Tây; kinh nghiệm đầu tiên về hoạt động đối ngoại (tiếp xúc với các chí sỉ
yêu nước, tham gia biểu tình chống thuế ở Huế)
Lựa chọn của HCM: không theo lối mòn của tiền bối; chọn con đường sang
Pháp (quê hương của từ TD-BĐ-BA; tìm hiểu rõ về kẻ thù, đến với nền văn minh
mới )…
Tư tưởng yêu nước thương nòi của HCM được hình thành từ đâu? Từ truyền
thống của dân tộc; từ chính sách bóc lột của thực dân; từ việc theo cha gặp gỡ
những người yêu nước…
2. Thời kỳ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều nước, Người xúc động
trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy, ở đâu
nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột.
Trang 9
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- Từ sự đồng cảm với những người đồng cảnh ngộ trên toàn thế giới, Người đã
nảy sinh ý thức về sự cẩn thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho
nguyện vọng và quyền lợi chung.
- 1919, Nguyễn Ái Quốc gởi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị
Vécxay đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của
nhân dân VN.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được “sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã “cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng… vui mừng đến phát khóc”. Chính luận cương đã giải đáp
cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Trước khi tiếp xúc với CN Mác- Lênin, HCM đã thấy sự tương đồng giữa các
dân tộc cùng cảnh ngộ, đó là gì? – Dù màu da khác nhau, nhưng chỉ có hai gống
người: người đi bóc lột và người bị bóc lột
3. Thời kỳ 1921 – 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN
- Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập mối quan
hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và CMVS ở chính quốc, khẳng định CM GPDT
thuộc địa là một bộ phận của CMVS thế giới.
- Các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh
(1927), Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930) chứa đựng nhiều nội dung căn bản sau:
+ Bản chất của chủ nghĩa thực dân (CNTD) là “ăn cướp” và “giết người” và
CNTD là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân
lao đông toàn thế giới.
+ CM GPDT trong mọi thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản
là là 1 bộ phận của CMTG.
+ CM GPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít
với nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. CM GPDT có thể bùng nổ và giành thắng
lợi trước CMVS ở chính quốc.
+ CM thuộc địa trước hết là một cuộc dân tộc cách mệnh, đánh đuổi bọn ngoại
xâm, giành độc lập, tự do.
Trang 10
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
+ Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo trong xã
hội, vì vậy CM GPDT muốn thắng lợi phải thu phục, lôi kéo được nông dân đi theo,
xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho CM.
+ CM muốn thắng lợi trước hết phải có sự lãnh đạo của ĐCS.
+ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân do đó cần quy tụ, tập hợp quần
chúng tham gia vào cách mạng.
- Tháng 2/ 1930, với cương vị ủy viên bộ phương đông phụ trách cục phương
nam, Nguyễn Ái Quốc đứng ra hợp nhất ba tổ chức cách mạng để thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam
Người noi gương cách mạng tháng mười Nga để hình thành con đường cách
mạngViệt Nam, Người viết: “Nước Nga có chuyện lạ đời
Biến người nô lệ thành người tự do”
4. Thời kỳ 1930 - 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường CM
- Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng
sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh hướng này trực tiếp ảnh hưởng
đến phong trào CMVN.
- Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về
vấn đề dân tộc và vấn đề giải phóng dân tộc. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám 1945 và sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hóa đã thể hiện sự thắng lợi của tư
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh.
5. Thời kỳ 1945 – 1969: TT HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
Sau năm 1945 tư tưởng Hồ Chí Minh từng bước được phát triển, hoàn
thiện cho phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam.
- Thời kì 1945-1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh được cụ thể hoá và phát triển
thông qua chủ trương "kháng chiến, kiến quốc".
- Từ 1946-1954: tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.
- Từ 1954-1969: tư tưởng Hồ CHí Minh được thể hiện thông qua việc tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền để thực hiện một mục
tiêu chung giành độc lập cho dân tộc và thống nhất nước nhà.
Trong hoàn cảnh mới, tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới trong
đó nổi bật là các nội dung lớn sau:
+ Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc;
+ Tu tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính;
+ Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là Đảng cầm quyền.
Trước khi qua đời (1969) Hồ Chí Minh đã để lại Di chúc, kết tình trong đó cả tinh
hoa tư tưởng, đạo đức và tấm lòng gắn bó tha thiết với toàn Đảng, toàn dân của
Trang 11
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
Người.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là
quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận về cách mạng Việt Nam, vận
dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết những vấn đề
thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Qua tìm hiểu các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh các bạn
hãy cho biết giai đoạn nào quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh và giai đoạn nào
mạng tính chất vạch đường cho cách mạng Việt Nam? Vì sao?
III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. TT HCM soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc
a. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
TT HCM là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản
vô giá của dân tộc ta.
- TT HCM đã tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hóa văn hóa, tư tưởng “vĩnh
cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác – Lênin bên cạnh đó còn đáp
ứng nhiều vấn đề, của thời đại của sự nghiệp CMVN và thế giới.
- Tính sáng tạo:
+ Tính sáng tạo của TT HCM được thể hiện ở chỗ: trung thành với những
nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng
những nguyên lý đó, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với
điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải
quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.
+ TT HCM đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn với những hoạt động cách
mạng của Người. Nét đặc sắc trong TT HCM là những vấn đề xung quanh việc giải
phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
b. Nền tảng TT HCM và kim chỉ nam cho hành động của CM Việt Nam
- TT HCM soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, TT HCM giúp chúng ta nhận thức đúng
những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và
bảo đảm quyền con người.
- TT HCM là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn,
là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân ta đi tới thắng lợi.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
a. Phản ánh khát vọng thời đại
Trang 12
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc,
của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến
bộ.
- Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của CMVN trong TT HCM, trong
đó có cả các vấn đề về CNXH và xây dựng của CNXH, về hòa bình, hợp tác, hữu nghị
giữa các dân tộc… có giái trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều
vấn đề quốc tế ngày nay.
b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
- Có thể nói đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác
định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con
đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh
hàng trăm triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa lạc hậu.
- Giá trị của TTHCM đối với thế giới còn là ở chỗ, ngay từ rất sớm, Người đã
nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm thời đại,
Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn CMVN với cách mạng thế giới.
- Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh đã đề
ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp CM đúng đắn cho sự nghiệp cứu
nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
- Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, người thầy thiên tài của CMVN,
nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ
kiên cường của phong trào GPDT trong TK20.
- Trong lòng nhân dân thế giới, chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt. Bạn bè năm châu
khâm phục và coi Hồ Chí Minh là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”.
Trang 13