Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 1-1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC (4 Tiết) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.38 KB, 7 trang )

Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
Bài 1
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC (4 Tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Hình thành thế giới quan duy vật khoa học, giúp các em nắm được bản chất của thế giới là vật
chất, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và hiểu và nắm được định nghĩa vật chất
của Lênin.
2. Yêu cầu (trọng tâm)
- Định nghĩa vật chất của Lênin.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- Nguồn gốc, bản chất của ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
II. Giảng bài mới
Nội dung Giáo viên
I. VẬT CHẤT
1. Bản chất của thế giới
- Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vô cùng
phong phú và đa dạng.
- Chia thành hai lĩnh vực: vật chất và ý thức.
Khi giải quyết vấn đề vật chất và ý thức để tìm ra
bản chất của thế giới lại có 2 quan điểm trái
ngược nhau về bản chất của thế giới: duy vật hoặc
duy tâm.
a. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
- Bản chất thế giới là ý thức:
+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết
định vật chất.
+ Ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời và tồn
tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Chủ nghĩa duy tâm có hai loại:
+ Duy tâm chủ quan: ý thức có trước tồn tại


khách quan bên ngoài con người.
+ Duy tâm chủ quan: ý thức của con người quyết
định sự tồn tại của các sự vật trong thế giới.
b. Quan điểm duy vật về bản chất thế giới
- Bản chất của thế giới là vật chất
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của
con người về thế giới, về vị trí vai trò của con
người trong thế giới ấy. Triết học xuất hiện khi con
người phải có được vốn hiểu biết nhất định và xã
hội phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao
động trí óc >TH ra đời từ thực tiễn có nguông gốc
từ nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm có hai mặt:
+ Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào
có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Con người có khả năng nhận thức thế giới hay
không?
? Các bạn hãy kể những sự vật hiện tượng xung
quanh bạn?
- Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là
cái có trước và quyết định ý thức của con người
được coi là các nhà duy vật, các học thuyết của họ
hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa
duy vật.
- Những người cho rằng ý thức, tinh thần có trước
giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm, học
thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau
của chủ nghĩa duy tâm.
Trang 1
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An

+ Ngoài thế giới vật chất không còn thế giới nào
khác.
+ Các sự vật hiện tượng chỉ là những biểu hiện cụ
thể những dạng vật chất.
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết
định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất
vào đầu óc con người.
- Chủ nghĩa duy vật biểu hiện dưới những hình
thức:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Quan điểm nhị nguyên
- Vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên
tồn tại song song. Không cái nào có trước, cái nào
có sau > Duy tâm chủ quan.
2. Phạm trù vật chất
a. Quan niệm của các nhà duy vật học trước
Mác:
- Các nhà duy vật cổ đại đi tìm khởi nguyên của
vũ trụ từ một dạng vật thể.
- Thời cổ đại:
+PhươngTây:
Nhà triết học Talet kết luận rằng nước là nguyên
lí, là chất đầu, là nguyên tố của tất cả.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tử là chất đầu.
+ Phương Đông:
Charơvac (Ấn Độ)cho rằng khởi nguyên của vũ
trụ gồm 4 yếu tố: đất, nước, không khí và lửa.
Phái ngũ hành(Trung Quốc) cho rằng 5 yếu tố:

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Thời cận đại
Xpinoda: vật chất là nguyên nhân của bản thân nó
với vô số những thuộc tính vốn có.
Hônbách: vật chất là tất cả những gì tác động vào
giác quan ta. Những thuộc tính khác nhau của vật
chất mà ta biết được nhờ cảm giác”.
- Triết học duy vật siêu hình đồng nhất vật chất
với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào
đó. Như chủ nghĩa Phorot, chủ nghĩa Toma
mới…
b. Quan niệm triết học Mác-Lênin về vật chất.
Nhà triết học Talet (Thales) ở thành phố Milê
(Milet) sống ở thế kỉ thứ 7 sang thế kỉ thứ 6 trước
công nguyên, đã suy nghĩ và kết luận rằng nước là
nguyên lí, là chất đầu, là nguyên tố của tất cả:
“Không có gì có thể xuất phát từ không có gì, tất cả
xuất phát từ nước và rồi trở lại về nước”. Đung
nóng nước thấy nước biến thành không khí (hơi
nước), cho bay hơi nước (nước biển) thu được đất
(muối).
Anaximen (Anaximène) sống khoảng giữa thế kỉ
thứ 6 trước công nguyên cho không khí là chất đầu.
Xênôphan (Xenophane) cùng thế kỉ cho đất và
nước là chất đầu. Hêraclit (Heraclite) (540 – 480
trước công nguyên) coi lửa là chất đầu.
Trang 2
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
Tư tưởng cơ bản của Mác-Ăngghen: đối lập giữa
vật chất và ý thức, tính thống nhất của thế giới,

tính khái quát của phạm trù vật chất.
Lê nin phát triên thành định nghĩa vật chất: Vật
chất là một phạm trù triết học chỉ thực tại khách
quan, được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại chép
lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm
giác.
Nội dung định nghĩa:
+ Phạm trù triết học: vật chất là một phạm trù
rộng nhất, khái quát nhất là vô cùng vô tận,
không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm
vật chất thường dùng trong đời sống hằng ngày,
vì thế không thể quy vật chất hoặc đồng nhất vật
chất với vật thể.
+ Thực tại khách quan: thuộc tính chung của vật
chất tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm
giác.
+ Đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác chụp lại chép lại, phản ánh: Cảm giác,
tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Vật
chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián
tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan. Điều
này có khẳng định rằng, con người có khả năng
nhận thức được thế giới vật chất.
- Ý nghĩa định nghĩa vật chất:
+ Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo lập
trường duy vật biện chứng, chống lại tất cả các
quan điểm duy tâm, siêu hình, nhị nguyên, bất
khả tri…
+ Mở rộng phạm trù vật chất không chỉ ở lĩnh tự

nhiên mà còn ở lĩnh vực xã hội thể hiện sự thống
nhất giữa CNDVBC và CNDVLS.
+ Trang bị thế giới quan duy vật và phương pháp
luận khoa học.
3. Vận động của vật chất
a. Định nghĩa vận động
- Theo nghĩa đầy đủ: vận động là phương thức
tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
b. Nguồn gốc của vận động
Vận động của vật chất là vận động tự thân, do
mâu thuẫn bên trong, do sự tác động qua lại giữa
các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa các sự
vật với nhau.
c. Những hình thức của vận động
- Có 5 hình thức vận động
+ Vận động cơ học.
+ Vận động lý học.
+ Vận động hóa học.
- Theo nghĩa hẹp là sự dịch chuyển vị trí trong
không gian từ chỗ này sang chỗ khác.Vd:
- Nội dung: Vật chất tồn tại bằng vận động, không
có vận động thì vật chất không tồn tại.
VD:
- Chủ nghĩa duy tâm: vận động là từ “thần linh”,
“thượng đế” hay “ý niệm tuyệt đối” mà ra.
- Chủ nghĩa duy vật:
VD:
Vận động của vật chất có nhiều hình thức khác

nhau,giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với
nhau có khả năng chuyển hóa cho nhau.
VD cho mỗi hình thức.
Trang 3
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
+ Vận động sinh học.
+ Vận động xã hội.
- Khi nghiên cứu các hình thức vận động cần đảm
bảo các nguyên tắc:
+ Các hình thức vận động khác nhau về chất nên
không được quy hình thức vận động này vào hình
thức vận động khác.
+ Các hình thức vận động có mối liên hệ phát
sinh, hình thức vận động cao ra đời từ hình thức
vận động thấp.
+ Các hình thức vận động luôn chuyển hóa cho
nhau, chung luôn được bảo toàn.
+ Hình thức vận động cao bao hàm hình thức vận
động thấp. Hình thức vận động xã hội là cao nhất
bao hàm mọi hình thức vận động.
- Ngày nay, các hình thức vận động được chia
thành 3 nhóm chính: tự nhiên vô sinh, tự nhiên
hữu sinh và xã hội. Tuy nhiên những cách phận
chia này vẫn không nằm ngoài các hình thức vận
động mà Ăng ghen đã đề ra.
d. Vận động và đứng im
- Vận động là tuyệt đối vì vận động là phương
thức tồn tại của vật chất là thuộc tính cố hữu của
vật chất.
- Đứng im chỉ là tương đối, tạm thời: đứng im chỉ

diên ra trong mối quan hệ nhất định, nhưng trong
mối quan hệ khác lại là vận động. Thực chất đứng
im là một dạng vận động đặc biệt – đứng im trong
trạng thái cân bàng ổn định.
 Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối là
một trong những nguyên tắc cơ bản của phép biện
chứng duy vật.
4. Không gian và thời gian
a. Những quan niệm khác nhau
- Triết học duy tâm: không gian, thời gian là hình
thức tri giác chủ quan của con người (Can-tơ); là
yếu tố trong sự phát triển của “ý niệm tuyệt
đối”(Hêghen); là sự thống nhất liên kết chặt chẽ
của “chuỗi cảm giác”(Ma-khơ).
- Triết học duy vật siêu hình: tuy thừa nhận không
gian, thời gian tồn tại khách quan nhưng không
gắn với vận động vật chất.
b. Triết học Mác – Lênin:
+ Không gian, thời gian là hình thức tồn taij của
vật chất; không gian xét về mặt “quãng tính”, thời
gian xét về mặt “trường tính”.
+ Không gian, thời gian mang tính khách quan vô
tận, vô hạn.
+ Không gian xã hội là hoạt động sống của con
người trong các chế độ xã hội, thời gian xã hội là
thước đo của các quá trình biến đổi xã hội.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Vd
Vd
Vd

Vd
VD:
Vd:
Trang 4
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
- Trong nhận thức, xem xét, đánh giá sự vật hiện
tượng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
5. Tính thống nhất của thế giới
a. Những quan niệm khác
- Triết học duy tâm: Thế giới thống nhất ở tinh
thần.
-Triết học duy vật cổ đại: thế giới thống nhất ở
một dạng vật thể cụ thể.
b. Triết học Mác – Lênin
- Thế giới thống nhất ở vật chất
- Biểu hiện:
+ Chỉ có duy nhất một thế giới đó là thế giới vật
chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con
người.
+ Các sự vật hiện tượng đều chịu sự chi phối bởi
những quy luật khách quan của thế giới vật chất.
c. Ý nghĩa
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, lấy
đó làm tiền đề, điều kiện cho hoạt động của mình.
II. Ý THỨC
1. Phạm trù ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan hay là hình ảnh của thế giới khách quan
được di chuyển vào đầu óc con người và được cải

biến đi.
2. Nguồn gốc ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc con người và thế giới
khách quan.
- Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ.
3. Bản chất của ý thức
a. Khái quát về lý luận phản ánh của Lênin
- Phản ánh là sự ghi dấu ấn của hệ thống vật chất
này lên hệ thống vật chất khác khi giữa chúng có
sự tương tác nhau.
- Bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan bởi óc người. Phản ánh là thuộc tín
của mọi dạng vật chất.
- Đặc trưng của các loại phản ánh:
+ Dạng vô cơ: mang tính thụ động đơn giản,
không có sự lựa chọn.
+ Dạng hữu cơ bậc thấp: mang tính chọn lọc,
định hướng, thường là trao đổi chất với môi
trường.
+ Dạng hữu cơ bậc cao: phản ánh có yếu tố tâm
lý trong các mối quan hệ.
b. Phản ánh của óc người với hiện thực khách
quan
- Phản ánh có trình tự theo 3 giai đoạn:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng, có
chọn lọc và định hướng.
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy.
Trang 5
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
+ Hiện thực hóa đối tượng qua hoạt động thực

tiễn.
- Phản ánh mang tính chủ động tích cực, sáng tạo.
+ Phản ánh gián tiếp.
+ Phản ánh khái quát hóa.
+ Phản ánh trừu tượng hóa.
Lênin nói “Ý thức không chỉ phản ánh hiện thực
mà còn sáng tạo hiện thực”.
III. QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC
1. Những quan điểm khác nhau
- Chủ nghĩa duy tâm: Ý thức có trước, vật chất có
sau nên ý thức quyết định vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật tầm thường: Vật chất có
trước, ý thức có sau vật chất quyết định ý thức.
2. Triết học Mác – Lênin
a. Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất là tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho mọi sự
ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Không có
sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ
não người sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm
của một dạng vật chất có tổ chức cao là não
người.
- Vật chất quyết định cả nội dung, bản chất và
khuynh hướng vận động, phát triển của ý thức.Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, nội dung của ý thức mang tính khách quan,
do thế giới khách quan quy định. Vật chất
quyếtđịnh phương thức, kết cấu của ý thức.
b. Ý thức tác động trở lại vật chất.
- Sự tác động của ý thức phải thông qua hoạt

động của con người.
+ Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc
người, giúp con người hiểu được bản chất, quy
luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Trên cơ sở hình thành phương hướng, mục tiêu và
những phương pháp, cách thức thực hiên mục
tiêu, phương hướng đó.
+ Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng
bộc lộ nhiều khả năng. Nhờ có ý thức, con người
có thể lựa chọn khả năng thực tế, phù hợp mà
thúc đẩy sự vật phát triển đi lên.
Giáo viên hướng dẫn duyệt Giáo viên tập sự
Nguyễn Văn Trang Lê Thị Mỹ An
Trang 6
Giáo án chính trị Lê Thị Mỹ An
Trang 7

×