Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.15 KB, 14 trang )

CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC
(4 tiết)
I. VẬT CHẤT
1. Bản chất của thế giới.
a. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới:
* Quan điểm duy tâm cho rằng: bản chất của thế giới là ý thức.
Theo quan điểm này, trong mối quan hệ giữa vât chất và ý thức thì ý thức là cái
có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất; Ý thức là cơ sở, nguồn
gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới.
- CNDT có hai loại: CNDT khách quan và CNDT chủ quan.
+ CNDTKQ là trường phái triết học cho rằng : Ý thức không phải là ý thức
của con người, mà là một thực thể tinh thần siêu vật chất, có trước thế giới vật chất,
sinh ra và quyết định thế giới vật chất, có nhiều tên gọi khác nhau như: “Ý niệm”,
“Ý niệm tuyệt đối”, “ tinh thần thế giới”. Tiêu biểu cho quan điểm này là Platon và
Hêghen.
Ví dụ: CNDTKQ quan niệm rằng: Thượng đế là đấng sáng tạo ra thế giới
+ CNDTCQ cho rằng: Ý thức, cảm giác của con người là cơ sở quyết định
sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Họ cho rằng: “sự vật chỉ là tổng
hợp của cảm giác”, “xoá bỏ cảm giác là xoá bỏ sự vật”.
Tiêu biểu cho quan điểm trên là hai nhà triết học người Anh thế kỷ XVIII Becơly
và Hium.
b, Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới.
* Quan điểm DV khẳng định rằng: bản chất của thế giới là vật chất. Ngoài
thế giới vật chất ra không có thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu
hiện cụ thể những dạng khác nhau của thế giới vật chất mà thôi.
- Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất
vào đầu có con người. Điều này đã được những khoa học cụ thể và thực tiễn chứng
minh.
- Trong lịch sử triết học CNDV được biểu hiện dưới những hình thức:


+ CNDV cổ đại, mộc mạc, chất phác gắn với phép biện chứng sơ khai, tự
phát
+ CNDV siêu hình, máy móc TK XVII - XVIII (là phương pháp xem xét thế
giới trong thế cô lập, không vận động).
+ Đỉnh cao là CNDV biện chứng của Mác và Ănghen ( xem xét sự vật, hiện
tượng, quá trình của thế giới trong sự vận động, tác động qua lại lẫn nhau).
Quan điểm DV khẳng định bản chất của thế giới là vật chất tồn tại khách
quan là quan điểm đúng dắn, khoa học. Nó đã đem lại cho con người niềm tin vào
sức mạnh của mình trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
* Ngoài ra, còn có quan điểm Nhị nguyên cho rằng: vật chất và ý thức là
hai nguyên thể đầu tiên cùng song song tồn tại. Không cái nào có trước, cái nào có
sau; không cái nào quyết định cái nào. Thực chất quan điểm Nhị nguyên chỉ là một
dạng của CNDTCQ cho rằng: ý thức tồn tại không lệ thuộc vào vật chất.
2. Phạm trù vật chất.
a, Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mac.
* Thời cổ đại: Các nhà triết học duy vật Phương Đông cũng như Phương Tây
đều có xu hướng đi tìm khởi nguyên vũ trụ, từ một dạng vật thể nào đấy.
Ở Phương tây: Talet cho là - Nước; Anaximen cho là - không khí; Hêraclit
cho là - Lửa; Đêmôcrit cho là - nguyên tử ....
Ở Phương đông: phái Charơvac (Ấn Độ) cho là 4 yếu tố: đất, nước, không
khí, lủa; phái Ngũ hành (Trung Quốc) cho là 5 yếu tố: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ... ..
họ xem đó là vật nguyên thuỷ, có trước sinh ra mọi vật gọi là vật chất.
* Thời cận đại: lịch sử triết học đã xác nhận công lao to lớn của các nhà triết
học duy vật thời kỳ này: Bêcơn, Hôpxơ, Xpinôda, Điđrô, Hônbach ... đã có những
đóng góp nhất định vào việc phát triển quan niệm về vật chất.
Chẳng hạn: Xpinôda quan niệm: vật chất là nguyên nhân của bản thân nó,
với vô số những thuộc tính vốn có. Đặc biệt là Hônbách đã tiến gần đến phạm trù
vật chất. Theo ông: “ vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta. Những
đặc tính khác nhau của các chất mà ta biết được là nhờ cảm giác”
Đến cuối TK XIX đầu TK XX vật lý học phát triển, người ta phát hiện ra

những dạng mới của vật chất như dạng trường, hạt ... quan niệm về vật chất được
tiến thêm một bước song cũng không thoát khỏi quan niệm siêu hình về vật chất.
Sai lầm chung có tính phổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật chất là đã
đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
b, Quan nệm triết học Mác - Lênin về vật chất.
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học trước đây, đặc biệt
là tư tưởng của Mác và Ănghen về vật chất , cùng với thành quả của khoa học tự
nhiên và nhu cầu thực tiễn Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về phạm trù
vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Định nghĩa trên có những nội dung cơ bản sau:
- “Vật chất là một phạm trù triết học”. Với tính cách là một phạm trù triết
học, vật chất không tồn tại cảm tính, nghĩa là nó không đồng nhất với các dạng tồn
tại cụ thể, mà ta thường gọi là vật thể. Vật thể là những cái có hạn, có sinh, có diệt
và chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Còn vật chất là vô cùng, vô tận, vô
sinh, vô diệt. Vậy không thể quy vật chất về vật thể và cũng không thể đồng nhất
vật chất với vật thể.
- Thuộc tính chung nhất của vật chất là “ thực tại khách quan”, tồn tại bên
ngoài không lệ thuộc vào cảm giác. Như đã biết, là vật chất vô tận, vô hạn, nên có
vô vàn những thuộc tính, trong đó thuộc tính chung nhất là “thực tại khách quan”.
Nó được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất với những cái không phải là
vật chất, kể cả trong tự nhiên lẫn xã hội. Có nghĩa là, bất cứ cái gì tồn tại khách
quan đều là vật chất, và ngược lại, cái gì tồn tại không khách quan thì đều không
phải là vật chất.
- vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp
lai, chép lại, phản ánh” ... vật chất tồn tại khách quan, nhưng không phải tồn tại
trừu tượng, mà tồn tại hiện thực qua các sự vật cụ thể. Khi tác động vào giác quan,
gây nên cảm giác. Được cảm giác chúng ta ghi lại, chứng tỏ con người nhận thức

được thế giới.
* Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa to lớn:
- Nó đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật
biện chứng, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức,
ý thức là sự phản ánh vật chất. Qua đó tự nó chống lại những quan điểm duy tâm,
siêu hình, bất khả tri, .... trong quan niệm về vật chất.
- Định nghĩa này đã trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận khoa
học, mở đường cho các ngành khoa học cụ thể phát triển, đi sâu vào thế giới tìm
thêm những dạng mới của vật chất, đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận
thức và cải tạo thế giới.
3. Vận động của vật chất.
a, Định nghĩa vận động
Vận động hiểu theo nghĩa hẹp, giản đơn là sự di chuyển vị trí trong không
gian. Còn vận động được hiểu theo nghĩa đầy đủ, khoa học như Ănghen chỉ ra:
“ Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất thảy mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư
duy”
Định nghĩa trên bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất tồn tại
bằng phương thức vận động, không có vận động thì vật chất không tồn tại.
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên vận động và vật chất không
thể tách rời nhau. Không ở đâu (xét về không gian), không khi nào (xét về thời
gian), có vật chất mà không có vận động, cũng như có vận động mà không có vật
chất.
b, Nguồn gốc của vận động.
- CNDT cho rằng vận động là từ “thần linh”, “thượng đế”, “Ý niệm tuyết
đối” mà ra.
- Triết học Mac - Lênin cho rằng:
+ Vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong.
+ Vận động của vật chất còn do tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận

khác nhau trong bản thân sự vật, hay giữa sự vật này với sự vật kia.

Như vậy, nguồn gốc vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu
thuẫn bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa
các sự vật với nhau.
c, Những hình thức của vận động.
Dựa vào những thành tựu của khoa học cụ thể TK XIX, Ănghen chia vận
động thành 5 hình thức cơ bản:
- Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
- Vận động lý học: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản,
các quá trình cơ, nhiệt, điện ....
- Vân động hoá học: là sự vận động của các qúa trình hoá hợp và phân giải
các chất.
- Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống.
- Vận động Xã hội: là sự vân động, biến đổi của các chế độ xã hội, thông qua
hoạt động của con người.
Khi nghiên cứu các hình thức vận động, cần chú ý các nguyên tắc:
- Các hình thức vận động khác nhau về chất, nên không được quy hình thức
vận động này về hình thức vận động khác.
- Các hình thức vận động được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, trong đó
hình thức vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.
- Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, hình thức vận động cao ra
đời từ hình thức vận động thấp. Hình thức vận động cao hơn bao hàm hình thức
vận động thấp hơn.
- Các hình thức vận động chuyển hoá cho nhau, chúng luôn được bảo toàn.
- Mỗi sự vật có thể tha gia nhiều hình thức vận động nhưng luôn luôn có một
hình thức vận động đặc trưng
Ví dụ: Quạt điện có vận động cơ giới, hoá học, vật lý, nhưng vận động đặc
trưng là vận động cơ giới; Hay như, đối với con người thì vận động xã hội là vận
động đặc trưng, nếu tách khỏi vận động xã hội thì con người sẽ không tồn tại.

d, Vận động và đứng im.
Triết học Mác - Lênin cho rằng: "Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương
đối", đây là một trong những nguyên lý của phép biện chứng duy vật.
- Vận động là tuyệt đối vì: vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là
thuộc tính cố hữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào có vật chất mà lại
không có vận động. Do vậy, với nghĩa đó vận động là tuyệt đối.
- Đứng im là tương đối vì:
+ Nó chỉ xảy ra với một hình thức vận động, có tính chất cá biệt.

×