Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
Bài 5
LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHỮNG QUY LUẬT CƠ
BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng vè lịch sử. Phê phán những quan điểm sai
trái.
2. Yêu cầu:
- Vấn đề sản xuất vật chất và phương thức sản xuất của xã hội.
- Nội dung ý nghĩa và những quy luật cơ bản.
II. Giảng bài mới:
Nội dung Giáo viên
I. LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sản xuất ra của cải vật chất là yêu cầu khách
quan cảu sự tồn tại và phát triển của xã hội
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật siêu hình về lịch sử
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho sự vận động phát
triển của xã hội có nguyên nhân, động lực là từ những
vĩ nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách và tôn giáo thì cho
nguyên nhân và động lực đó trong các lực lượng siêu tự
nhiên như “ý niệm tuyệt đối”, chúa, thượng đế…
- Triết học duy vật siêu hình giải thích về những vấn đề
của xã hội vẫn không tránh khỏi duy tâm. Chẳng hạn
cho tôn giáo là lực lượng chính cảu sự phát triển lịch
sử, là căn cứ để phân biệt các thời kì lịch sử.
Quan điểm của triết học Mác-Lênin
- Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan, là cơ sở của
sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.
- Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành các loại quan
điểm tư tưởng, các quan hệ và các thiết chế xã hội khác
nhau.
- Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.
Sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của
con người và xã hội loài người.
Theo Ăngghen “điểm khác nhau căn bản giữa
xã hội loài người và xã hội loài vật là ở chỗ:
loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con
người là sản xuất.”
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất
cho sự tồn tại và phát triển của mình, con
người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt
của đời sống xã hội. từ nhà nước, pháp quyền,
đạo đức, nghệ thuật… đều hình thành biến đổi
trên cơ sở sản xuất vật chất.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử
dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên,
cải biến các dạng vật chất của tự nhiên nhằm
tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn
tại và phát triển của con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người
không thõa mãn với những cái đã có sẵn trong
giới tự nhiên mà luôn tiến hành sản xuất vật
Trang 1
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
2. Cấu trúc và vai trò của phương thức sản xuất
Cấu trúc của phương thức sản xuất
- Lực lượng sản xuất: mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, là trình độ chinh phục tự nhiên của con người,
là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất. Lực lượng
sản xuất bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động
với trình độ kỹ thuật, kỹ năng và thói quên trong lao
động của họ. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao
động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là
yếu tố động nhất luôn đổi mới theo tiến trình phát triển
khách quan của sản xuất vật chất.
- Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với nhau
trong quá trình sản xuất, là mặt xã hội của phương thức
sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức, quản lý,
phân công lao động và quan hệ trong phân phối sản
phẩm lao động. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất là mặt quyết định các quan hệ khác.
Có hai kiếu cơ bản trong quan hệ sở hữu: sở hữu tư
nhân và sở hữu xã hội. Tùy theo kiểu quan hệ sở hữu
dẫn đến sự khác nhau trong tổ chức, quản lý và phân
công lao động cũng như trong phân phối sản phẩm lao
động.
Vai trò của phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất quyết định tính chất của xã hội.
- Phương thức sản xuất quyết định kết cấu của xã hội.
- Phương xuất sản xuất quyết định sự chuyển hóa của
xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Nhận thức vai trò của phương thức sản xuất đối với sự
phát triển của xã hội, Đảng ta chủ trương: “Phát triển
kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa lầ nhiệm vụ
trung tâm”. “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn
đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.
II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN
ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
a. Khái niệm về tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất
- Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân
hay tính chất xã hội trong việc sử dụng tư liệu lao
động, mà chủ yếu là công cụ lao động trong việc chế
chất nhằm tạo ra các tư liệu sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa
dạng của con người.
Phương thức sản xuất là cách thức con người
thực hiện qua trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn lịch sử nhất định của xa hội loài
người.
Lực lượng sx và qhsx là hai mặt của ptsx,
chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động
qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo
thành quy luật “Sự phù hợp của qhsx với tính
chất và trình độ của llsx- quy luật cơ bản nhất
của sự vận động, phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là
không ngừng phát triển. Sự phát triển đó suy
cho cùng là bắt nguồn từ sự phát triển của llsx
mà trước hết là công cụ lao động.
Trình độ của llsx trong từng giai đoạn lịch sử
Trang 2
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
tạo sản phẩm.
- Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển
khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, công cụ lao
động, phân công lao động và người lao động. Trong đó,
phân công lao động và trình độ chuyên môn hóa là sự
biểu hiện rõ ràng nhất. Công cụ lao động là tiêu chí
quan trọng nói lên trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình
độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để
đảm bảo cho phù hợp.
+ Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và
trình độ thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo để đảm
bảo phù hợp.
+ Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất
mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng phải mất đi và
quan hệ sản xuất mới phải ra đời để đảm bảo sự phù
hợp.
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:
+ Nếu quan hệ sản xuât phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, ngược lại nếu quan hệ sản xuất không
phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượng sản
xuất.
+ Quan hệ sản xuất được gọi là phù với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất khi nó tạo ra những tiền
đề, những điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản
xuất kêt hợp với nhau một cách hài hòa trong quá trình
sản xuất.
+ Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản
xuất không chỉ xuất hiện một lần mà là một quá trình,
một “cân bằng động” đáp ứng diễn biến nhanh chóng
của lực lượng sản xuất.
Vận dụng quy luật trong đường lối đổi mới của Đảng ta
- “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán
và lâu dài chính sách phát triển kinh tế và hàng hóa
nhiều thanh phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa”.(Đại hội IX)
- “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của co
người. trình độ của llsx biểu hiện ở trình độ
của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm
và kỹ năng lao động, trình độ tổ chức và phân
công lao động của con người, trình độ ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của llsx là tính chất của
llsx. Trong lịch sử xã hội llsx phát triển từ chỗ
tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa cao.
Khi sx dựa trên công cụ thủ công, phân công
lao động thấp kém thì llsx mang tính chất cá
nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ co khí, hiện
đại phân công lao động xã hội phát triển thì
llsx có tính chất xã hội hóa.
Sự vận động, phát triển của llsx quyết định và
làm thay đổi qhsx phù hợp với nó.
Llsx quyết định qhsx nhưng qhsx cũng có tính
độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát
triển của llsx.
Khi qhsx lỗi thời kìm hãm sự phát triển của
llsx thì tất yếu sẽ bị thay thế bằng một qhsx
mới phù hợp. Tuy nhiên việc giải quyết mâu
thuẫn giữa llsx và qhsx ko phải đơn giản mà
phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo
xã hội của con người thông qua đấu tranh giai
cấp, cách mạng của xã hội.
Trang 3
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo”.(Đại hội X)
2. Quy luật giữa mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a. Khái niệm về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp
thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội
nhất định bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ
sản xuất tàn dư của hình thái kinh tế xã hội trước đó và
quan hệ sản xuất mầm mống của hình thái kinh tế xã
hội tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị là
chủ đạo và chi phối các quan hệ sản xuất khác và làm
nên đặc trưng của một loại cơ sở hạ tầng nào đó.
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư
tưởng (chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn
giáo, triết học…) và những thiết chế tương ứng (nhà
nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng…)
được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định và
phản ánh cơ sở hạ tầng đó. Trong kiến trúc thượng
tầng, nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
+ Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng
dựng trên nó phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng.
+ Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì nó đòi hỏi kiến trúc
thượng tầng cũng phải biến đổi theo để đảm bảo sự
tương ứng.
- Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
+ Trong tình huống nào thì kiến trúc thượng tầng cũng
ra sức bảo vệ cơ sở hạ tầng.
+ Nếu kiến trúc thượng tầng tiên tiến sẽ thúc đẩy cơ sở
hạ tầng phát triển. Ngược lại nếu kiến trúc thượng tầng
bảo thủ, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ
tầng.
c. Sự vận dụng của Đảng ta
- Xây dựng một cơ sở hạ tầng không thuần nhất với
nhiều kiểu quan hệ sản xuất khác nhau. Trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập
thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống chính trị-xã hội của nước ta mang bản chất
giai cấp công nhân, Đảng là người lãnh đạo duy nhất
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng chính trị và kim chỉ nam cho mọi
hoạt động.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng do cơ sở
hạ tầng quyết định.Trong xh có giai cấp, giai
cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng
chiếm địa vị chính trị và đời sống tinh thần
của xã hội. Các cuộc đấu tranh về chính trị là
biểu hiện đối kháng trong đời sống kinh tế.
Trong đó chính trị pháp luật thay đổi nhanh
chóng, còn những yếu tố như tôn giáo, nghệ
thuật chậm thay đổi.
Trang 4
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
- Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị đều xác định
mục tiêu chung là chủ nghĩa cộng sản, lấy con người
làm trung tâm cho mọi hoạt động của mình.
Giáo viên hướng dẫn duyệt Giáo viên tập sự
Nguyễn Văn Trang Lê Thị Mỹ An
Trang 5