Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau tại Công ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả, Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 107 trang )

CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã được sự cảm ơn.
Tác giả khóa luận
Phan Thị Thùy Linh
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi, đặc biệt
là các quý thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng những người đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Trần
Đình Thao, giảng viên bộ môn Phân tích định lượng đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn Công Ty Tư Vấn & Đầu Tư Phát Triển
Rau Hoa Quả đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và điều kiện giúp đỡ
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Phan Thị Thùy Linh
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty Tư vấn và Đầu Tư Phát Triển Rau Hoa Quả thuộc Viện Nghiên
cứu Rau Hoa Quả Gia Lâm, Hà Nội là một công ty sản xuất kinh doanh có sự
quản lý của Nhà nước. Hoạt động chính của công ty là tư vấn, chuyển giao


công nghệ, đào tạo sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cho các đối tượng
nông nghiệp nói chung và rau hoa quả nói riêng. Tuy nhiên trong những năm
vừa qua thì thị trường phát triển mạnh nhất của công ty là sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm đậu tương rau. Đậu tương rau là một sản phẩm vẫn còn tương đối
mới ở thị trường Việt Nam, sản phẩm đậu tương rau đem lại năng suất cao
trong sản xuất. Sản xuất đậu tương rau làm tăng thu nhập cao, tạo công ăn
việc làm làm cho lao động nông thôn. Thời gian sinh trưởng ngắn, đậu tương
rau thích hợp cho việc sắp xếp cơ cấu cây trồng trong năm. Giá trị thu nhập
sản xuất đậu tương rau cao hơn đậu tương thường. Nói chung đậu tương rau
là một loại cây trồng có giá trị kinh tế và thành phần dinh dưỡng cao. Với đề
tài khóa luận tốt nghiệp là “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đậu tương rau tại Công ty Tư Vấn & Đầu Tư Phát Triển Rau Hoa Quả” của
tôi, luận văn cũng đã nêu lên một số nội dung sau:
Đối với sản xuất đậu tương rau công ty TV & ĐTPT RHQ không trực
tiếp sản xuất mà công ty chỉ sản xuất và cung ứng giống cho người nông dân,
hướng dẫn khoa học kỹ thuật và chịu trách nhiệm tiêu thụ đậu tương rau cho
người dân. Trong những năm qua Công ty đã ngày càng mở rộng được quy
mô diện tích sản xuất đậu tương rau. Năm 2011 diện tích gieo trồng đậu
tương rau của Công ty là 48,8 ha với năng suất 87,39 tạ/ha đến năm 2012 diện
tích trồng đậu tương rau của Công ty tăng lên 63,50 ha với năng suất 89,39 ha
và năm 2013 diện tích trồng đậu tương rau của Công ty là 85,72 ha với năng
suất là 85,72 tạ/ha. Công ty cũng đã tạo điều kiện cho người dân với các chính
sách hỗ trợ về vốn, cung ứng giống cho người dân với giá thành thấp. Hàng
iii
năm Công ty lại mở các đợt tập huấn giúp cho người dân nắm rõ hơn quy
trình gieo trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch đậu tương rau. Tuy nhiên bên
cạnh những hộ có ý thức chăm sóc và tuân thủ các yêu cầu công ty đã đề ra
thì vẫn còn những hộ vẫn còn bảo thủ và sản xuất theo kinh nghiệm làm cho
năng suất đậu tương rau vẫn chưa có tính ổn định.
Về tiêu thụ Công ty có 3 kênh tiêu thụ chính đó là tiêu thụ cho xuất

khẩu, tiêu thụ cho công ty chế biến nông sản và tiêu thụ cho người mua buôn.
Về xuất khẩu thì công ty mới chỉ có một thị trường duy nhất đó là Trung
Quốc, tuy nhiên lượng đậu tương rau xuất khẩu cho Trung Quốc hàng năm rất
cao, năm 2011 đạt 182 tấn, năm 2012 tăng lên 238 tấn và đến năm 2013 là
296 tấn. Về thị trường tiêu thụ trong nước thì công ty chủ yếu tiêu thụ cho 4
công ty chế biến nông sản đó là CTCBNS Hưng Yên, CTCBNS Bắc Giang,
CTCBNS Hải Dương, CTCBNS Nghệ An, khối lượng đậu tương rau tiêu thụ
cho các công ty trong những năm qua đều có xu hướng tăng mạnh. Còn số ít
còn lại công ty bán cho người mua buôn, mặc dù tiêu thụ cho người mua buôn
có giá bán khá cao tuy nhiên công ty chỉ bán với khối lượng nhỏ vì tiêu thụ
cho người mua buôn không có tính ổn định.
Ngoài sản xuất đậu tương rau công ty cũng tiến hành sản xuất hạt giống
đậu tương rau với mục đích chính là bán cho các hộ nông dân có hợp đồng
với công ty, còn lại một số ít thì tiêu thụ ra bên ngoài.
Về doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất đậu tương rau hạt giống và quả
thương phẩm trong những năm qua cũng khá cao. Năm 2013 lợi nhuận đem
lại từ sản xuất đậu tương rau là 300.856.000 đồng, năm 2012 tăng lên
393.394.000 đồng và năm 2013 tăng lên đến 488.512.000 đồng.
Nói chung tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau của Công ty tư
vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả mang lại hiệu quả khá cao tuy nhiên vẫn
còn gặp phải một số vấn đề khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm
đậu tương rau của Công ty nhìn chung được ưa chuộng trên thị trường do chất
iv
lượng khá tốt, có uy tín đối với những thị trường truyền thống nhưng chưa mở
rộng được thị trường mới do công ty chưa có các biện pháp tốt để tìm thị
trường mới.
Như vậy trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp kết hợp với các
hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau để công ty ngày
càng một phát triển hơn.
v

MỤC LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng đậu tuơng rau của các nước trên thế giới 21
Bảng 2.2: Tỷ lệ sản phẩm đậu tương ra tiêu dùng nội địa và xuất khẩu 24
Bảng 2.3 Khối lượng đậu tương rau cấp đông xuất khẩu tới các thị trường 25
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 34
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng lao động và sử dụng lao động Công ty qua 3 năm
2011-2013 36
Bảng 3.3 Tài sản cố định và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 3 năm
2011 - 2013 39
Bảng 3.4 Báo cáo nguồn vốn của Công ty 40
Bảng 3.5 Số mẫu điều tra 41
Bảng 4.1 Biến động diện tích trồng đậu tương rau năm 2010 – 2013 46
Bảng 4.2 : Diện tích và cơ cấu trồng đậu tương rau của công ty tại ba huyện
Phúc Thọ, Phú Xuyên, Đan Phượng giai đoạn 2011-2013 47
Bảng 4.3 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương rau ở Phúc Thọ,
Phú Xuyên và Đan Phượng giai đoạn 2011-2013 49
Bảng 4.4 Cơ cấu sản phẩm đậu tương rau của công ty giai đoạn 2011-2013. 51
Bảng 4.5 Mùa vụ sản xuất ĐTR tại Công TVĐT & PT RHQ 53
Bảng 4.6 Quy mô và sản lượng sản xuất hạt giống đậu tương rau tại Công ty
53
Bảng 4.7 Cơ cấu giống đậu tương rau gieo trồng qua các năm 55
Bảng 4.8 Năng suất bình quân theo giống của công ty giai đoạn 2011-2013.56
Bảng 4.9 Tình hình hỗ trợ kỹ thuật của Công ty đối với người sản xuất qua 3
năm 2011-2013 59
Bảng 4.10 Thông tin chung của các hộ điều tra 59
Bảng 4.11 Tình hình sản xuất đậu tương rau của các hộ điều tra 61
Bảng 4.12 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất đậu tương rau của
hộ điều tra 62

Phúc Thọ 62
vii
Phú Xuyên 62
Đan Phượng 62
20 62
25 62
30 62
100 62
100 62
100 62
Bảng 4.13 Tình hình đầu tư vào sản xuất đậu tương rau của hộ điều tra 62
Bảng 4.14 Tình hình thực hiện quy trình thu hoạch của hộ điều tra 64
Bảng 4.15 Kết quả và hiệu quả sản xuất đậu tương rau của các hộ điều tra 65
Bảng 4.16 Khối lượng và giá thu mua của công ty đối với các hộ nông dân
trong 3 năm 2011-2013 68
Bảng 4.17 Tình hình tiêu thụ đậu tương rau tại công ty TVĐT & PTRHQ giai
đoạn 2011-2013 70
Bảng 4.18 Tình hình tiêu thụ đậu tương rau của Công ty đối với các doanh
nghiệp chế biến trong nước 72
giai đoạn 2011-2013 72
Bảng 4.19 Giá bán đậu tương rau bình quân của công ty trong3 năm 2011-
2013 75
Bảng 4.20 Kết quả hoạt động sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau của công ty
trong 3 năm 2011-2013 78
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của việc áp dụng kỹ thuật được đào tạo đến năng suất,
chất lượng đậu tương rau 81
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch sản phẩm đến
chất lượng quả thương phẩm 83
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp 5
Sơ đồ 2.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp 6
21
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu tiêu thụ giống đậu tương rau của công ty giai đoạn năm 54
2011-2013 54
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTR : Đậu tương rau
XDCB : Xây dựng cơ bản
DT : Doanh thu
CC : Cơ cấu
BQ : Bình quân
LĐ : Lao động
CP : Chi phí
SX : Sản xuất
LN : Lợi nhuận
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
CBNV : Cán bộ nhân viên
CTCBNS : Công ty chế biến nông sản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
x
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn được gọi là đậu
lông, có đặc điểm quả và hạt kích thước lớn, thu hái và sử dụng lúc quả còn
xanh Đậu tương rau là một trong những loại rau quan trọng, được trồng và
phát triển mạnh tại các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Tại Đài
Loan, trong những năm gần đây đậu tương rau được mở rộng trồng tại hầu hết

các tỉnh miền nam Đài Loan, thời vụ trồng hàng năm vào mùa thu và mùa
xuân với diện tích khoảng 10.000 ha, sản lượng đạt 70.000 tấn/năm. Tại Nhật
Bản, từ thế kỷ XIII, người ta đã biết sử dụng đậu tương rau như là món ăn phổ
biến và độc đáo, còn được biết đến với tên gọi “đậu bia” (beer bean) hoặc
Edamame.Một số nghiên cứu cho rằng đậu tương rau chứa rất nhiều chất dinh
dưỡng như protein, canxi, vitamin A, vitamin B1,B2, vitamin C, với hàm
lượng cao hơn các loại rau khác, đặc biệt có vị ngọt và hương vị đặc sắc do
thành quả còn có đường Sucarose, Glucose, axit Glutamic và Analine.
Ngoài ra trồng đậu tương rau cũng có lợi rất nhiều mặt như có thể cải
thiện chế độ dinh dưỡng cho con người, tăng thu nhập cao cho người nông
dân nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Thời gian sinh
trưởng ngắn, đậu tương rau thích hợp cho việc sắp xếp cơ cấu cây trồng trong
năm. Giá trị thu nhập sản xuất đậu tương rau cao hơn rất nhiều so với đậu
tương thường. Nói chung đậu tương rau là một loại cây trồng có giá trị kinh tế
và thành phần dinh dưỡng rất cao.
Đậu tương rau là một trong những sản phẩm được Công ty tư vấn và
đầu tư phát triển rau hoa quả đưa vào sản xuất kinh doanh. Trên thực tế Công
ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả đã đạt được một số thành quả nhất
định nhưng vẫn gặp phải một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ
1
sản phẩm đậu tương rau. Để làm rõ hơn điều này và từ đó đưa ra một số định
hướng, giải pháp cho Công ty tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau
tại Công ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả, Viện nghiên cứu rau
quả Hà Nội ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau tại
công ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả từ đó đưa ra định hướng và
giải pháp trong việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm đậu tương rau.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau tại
công ty. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đậu tương rau.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm đậu tương rau của công ty trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu
tương rau tại Công ty Tư Vấn và Đầu Tư Phát Triển Rau Hoa Quả.
Đối tượng khảo sát của đề tài: các hộ trồng đậu tương rau có hợp đồng
với Công ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm đậu tương rau
2
+ Phạm vi không gian: Công Ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa
quả, Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội
+ Phạm vi thời gian của số liệu: (năm 2011-2013)
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 24/1/2014 đến ngày 4/6/2014
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau của công ty
trong 3 năm qua như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương
rau của công ty
- Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu
tương rau
- Những giải pháp đưa ra nhằm tăng hiệu quả sản xuất và mở rộng thị

trường tiêu thụ của công ty trong những năm tới.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ
2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp, điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có
hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta miêu tả mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f (X1,X2, ,Xn)
Trong đó:
Q là biểu thị một loại sản phẩm nhất định
X1, X2, ,Xn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất
2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ
* Khái niệm: Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử
dụng của hàng hóa. Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chuyển từ hình thái
hiện vật sang hình thái giá trị, vòng chu chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất
kinh doanh, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và
phát triển của người sản xuất.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố:
+ Chủ thể kinh tế tham gia tiêu thụ là người bán, người mua.
+ Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ.
+ Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ người bán và người mua.
- Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ phải thông qua thị trường. Thị trường
là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau để thỏa mãn nhu
cầu hai bên.
4

- Các quy luật cơ bản của thị trường: Quy luật giá trị, quy luật cung
cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật thặng dư.
* Kênh tiêu thụ
- Khái niệm: kênh tiêu thụ là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người
sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao sản phẩm, hàng
hóa đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Các yếu tố cấu thành hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm:
+ Người cung ứng: Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, là khâu
đầu tiên trong hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm, đóng vai trò quyết định số
lượng, chất lượng sản phẩm đầu ra.
+ Trung gian thương mại: nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng
cuối cùng là thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối, các trung gian
thương mại có nhiệm vụ đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu mà
+ Người tiêu dùng: Là người tiêu dùng và mua sắm các sản phẩm dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu
dùng những sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là
một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người, (giáo trình marketing
căn bản- ĐH Kinh Tế Quốc Dân – 2006)
*Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp: Là kênh đưa sản phẩm trực tiếp từ người sản
xuất tới người tiêu dùng mà không cần thông qua trung gian.
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp
- Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp: Sản phẩm không được chuyển
trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà phải thông qua trung
gian. Ở hình thức tiêu thụ này có thể có một hoặc nhiều trung gian thương
mại tham gia:
Người sản xuất Người tiêu dùng
5
a. Kênh 1 cấp
b. Kênh 2 cấp

c. Kênh 3 cấp
Sơ đồ 2.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp
Việc lựa chọn kênh tiêu thụ ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Đặc điểm của sản phẩm: những sản phẩm dễ hư hỏng, thời gian từ
sản xuất đến tiêu dùng ngắn cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh,
nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển
và số lần bốc dỡ. Những hàng hóa không tiêu chuẩn hóa thường bán trực tiếp,
sản phẩm có giá trị cao thường được bán trực tiếp hoặc qua ít trung gian.
+ Đặc điểm của khách hàng: Xem xét về quy mô, cơ cấu, mật độ và
hành vi khách hàng để lựa chọn kênh phân phối. Khách hàng phân tán về mặt
địa lý cần kênh phân phối dài.
+ Đặc điểm của trung gian thương mại: cần phải xem xét có những
trung gian thương mại nào trên thị trường. Mặt mạnh, mặt yếu của từng trung
gian thương mại để có lựa chọn hợp lý.
Người sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà sản
xuất
Nhà bán
buôn
Người
bán lẻ
Người tiêu
dùng
Nhà sản
xuất
Đại lý Người bán
buôn
Người
bán lẻ
Người

tiêu dùng
6
2.1.2. Mục đích và vai trò của quá trình tiêu thụ
2.1.2.1 Mục đích của quá trình tiêu thụ
Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm vào 3 mục đích chính:
- Bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch, đúng hợp đồng
đã ký trên quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng và gắn bó
lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Đảm bảo ngày càng có nhiều khách hàng mới doanh nghiệp thông qua
công tác giao dịch, phương thức phân phối, tiêu thụ, thủ tục giao nhận và
thanh toán đối với khách hàng trên quan điểm coi khách hàng là thượng đế
của doanh nghiệp.
Đây chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn. Tăng
được lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người sản xuất
và mang lại lợi ích cao cho người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của
sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước
vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng.
Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến
quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt
cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo. Giá trị
sản phẩm được thực hiện cho phép doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất hợp lý
tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện
tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian
lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Như vậy tiêu
thụ tốt sản phẩm là cơ sở thông tin về thị trường cho người sản xuất. Ngược
lại sản phẩm không tiêu thụ được là tín hiệu xấu đòi hỏi doanh nghiệp phải

7
tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu
cầu thị trường. Trong thực tế tổ chức kinh doanh, nhịp độ cũng như các diễn
biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Có thể nói trong nền kinh tế thị
trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sản xuất.
Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời
nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu
dùng mới, đặc biệt với những sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường sản
xuất phải hướng đến tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hàng đầu, thông qua tiêu thụ
sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, mẫu
mã, chủng loại mặt hàng. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong lĩnh vực lưu thông có
nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu
dùng. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng
thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ
2.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
- Vốn sản xuất: Là tiền và những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng tổng số vốn sẽ làm
tăng khối lượng sản phẩm tạo ra.
- Lao động: Là yếu tố đặc biệt trong quá trình sản xuất, mọi hoạt động
của sản xuất đều do con người quy định. Chất lượng lao động thể hiện nhiều
khía cạnh khác nhau. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, chất lượng lao
động quyết định đến năng suất, kết quả, hiệu quả sản xuất.
- Đất đai: Là yếu tố không chỉ có ý nghĩa với ngành nông nghiệp mà
còn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp, dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố
8
định, lại bị giới hạn bởi quy mô nên người ta phải đầu tư thêm vốn là lao động

trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất đai.
- Khoa học công nghệ: Là yếu tố quyết định đến sự thay đổi năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng
dụng trong sản xuất giải phóng sự vất vả, độc hại cho người lao động và thúc
đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế.
- Cơ sở vật chất: hệ thống kênh mương, hệ thống giao thông và các
dịch vụ như khuyến nông,
- Các yếu tố khác: Quy mô sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, thị
trường đầu vào, đầu ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất.
* Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất:
Trong sản xuất thì có rất nhiều các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Những yếu tố
tham gia vào quá trình sản xuất còn gọi những yếu tố đầu vào và sản phẩm
được gọi là yếu tố đầu ra.
Các yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, đất đai, vốn, các loại phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Các yếu tố đầu ra là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố đầu vào thông
qua quá trình sản xuất. Những sản phẩm này thường được sản xuất ra nhằm
phục vụ nhu cầu của con người, nó có thể được tiêu dùng trực tiếp nhưng
cũng có thể trở thành các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất khác.
Mối quan hệ giữa các yếu tố như sau:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra: Được thể hiện qua
hàm sản xuất. Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên
giảm dần. Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu
giảm xuống tại một điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố được đầu tư trong
quá trình sản xuất đã có.
9
Do đòi hỏi trong quá trình sản xuất thì việc tổ chức các yếu tố đầu vào
phải cân đối với nhau và các đầu vào trong quá trình sản xuất phải được hạch
toán để tối thiểu hóa chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Vì vậy khi sản xuất cần chú

ý đến giá trị các yếu tố đầu vào.
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào: Để tạo ra một loại sản phẩm thì
phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố đầu vào khác nhau và chúng có mối quan
hệ với nhau. Trong đó có 2 mối quan hệ chính là quan hệ bổ trợ và quan hệ
thay thế:
* Quan hệ bổ trợ: Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào được thể hiện là
khi tăng sử dụng yếu tố đầu này thì kéo theo việc sử dụng yếu tố đầu ra kia.
Trong sản xuất đậu tương rau được thể hiện đó là khi tăng mức sử dụng phân
đạm thì đồng nghĩa với việc tăng mức sử dụng phân lân hoặc kali để cung cấp
được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
* Quan hệ thay thế: Được thể hiện ở chỗ tăng mức sử dụng đầu vào này
có thể làm giảm mức sử dụng đầu vào kia. Ví dụ tăng mức sử dụng thuốc trừ
cỏ sẽ giảm công trừ cỏ, chăm sóc. Khi quyết định thay đổi sử dụng đầu vào
này bằng đầu vào khác người ta thường chú ý đến tỷ lệ thay đổi kỹ thuật biên
để giảm chi phí đầu vào khi sản xuất cùng một lượng sản phẩm.
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra: Các loại sản phẩm có mối quan
hệ với nhau theo chiều hướng bổ trợ, cùng tồn tại và cạnh tranh trên phương
diện sử dụng nguồn lực. Các quan hệ này do bản chất kinh tế, kỹ thuật, sinh
học của sản phẩm quyết định.
* Kết quả sản xuất:
Kết quả sản xuất là thành quả hoạt động liên tục của con người kết hợp
với tư liệu sản xuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Kết quả sản xuất phụ thuộc vào nhiều điều kiện (yếu tố) trong đó có
quy trình công nghệ sản xuất. Quy trình công nghệ là tổng thể các phương
10
pháp sản xuất, chế biến, thay đổi trạng thái, thuộc tính, hình thức nguyên liệu,
vật tư hay bán thành phẩm có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất.
Quy trình công nghệ là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và
là chỉ tiêu kinh tế của đơn vị sản xuất. Ngược lại, chất lượng sản phẩm phản
ánh một cách tổng hợp trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ, là tiêu chuẩn

kinh tế rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Mỗi loại sản phẩm thì có
những tiêu chuẩn về chất lượng và hình thái riêng, tùy thuộc vào mục đích
sản xuất và công nghệ sản xuất. Xét theo một khía cạnh nào đó thì sản phẩm
có ba loại: thành phẩm, bán thành phẩm và sản phẩm quy đổi.
2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nó quyết định tất cả các khâu khác. Vì thế việc lập chiến lược kinh
doanh là hết sức cần thiết của nhà doanh nghiệp. Việc lập chiến lược kinh
doanh cần chú ý tới các yếu tố sau:
Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp gồm sản phẩm, giá
cả, phân phối, hỗ trợ marketing
+ Sản phẩm: chất lượng, mẫu mã, quy cách, uy tín sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố về lâu dài thể hiện chỗ đứng của doanh nghiệp trên
thị trường, chất lượng sản phẩm thể hiện lợi ích mà khách hàng nhận được sẽ
tạo cho doanh nghiệp được sự ưu tiên của khách hàng trong việc lựa chọn sản
phẩm. Bên cạnh đó thì mẫu mã, quy cách sản phẩm cũng phải đa dạng, phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cái mà khách hàng cần chính là giá trị dịch
vụ mà sản phẩm đó mang lại, vì vậy phải làm sao cho sản phẩm đó đáp ứng
được yêu cầu khách hàng. Việc đảm bảo chất lượng thực hiện sản xuất theo
đúng kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ, muốn
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu, giảm rủi ro trong
kinh doanh và tăng doanh thu thì doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lý.
11
+ Giá cả
Giá cả do nhà sản xuất tự quyết định dựa trên chi phí, điều kiện sản
xuát và quan hệ cung cầu trên thị trường. Lựa chọn phương pháp định giá nào
hay định mức giá bán nào là phù hợp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các
quyết định chính xác. Giá cả cần có sự thay đổi theo giai đoạn và cao thấp
khác nhau để có thể thu hút khách hàng với các mức thu nhập khác nhau.

+ Hình thức phân phối, bộ máy tổ chức phân phối:
Việc nhà sản xuất lựa chọn kênh phân phối nào là rất quan trọng. Nếu
phân phối gián tiếp qua nhiều kênh thì chi phí sẽ cao vì thế người tiêu dùng và
cả nhà sản xuất đều không có lợi. Vấn đề mở các đại lý tiêu thụ hoặc lựa chọn
các trung gian đều cần phải tính toán kỹ lưỡng. Bộ máy tổ chức phân phối nếu
tốt sẽ có tác động tích cực đến hoạt động tiêu thụ.
+ Phương thức thanh toán:
Người tiêu dùng thường sẽ chọn mua hàng của doanh nghiệp có
phương thức thanh toán đơn giản phù hợp. Doanh nghiệp cần đa dạng hóa
phương thức thanh toán đồng thời tạo điều kiện cho công tác thanh toán thuận
lợi. Có nhiều phương thức thanh toán như trả dần, trả tiền ngay tùy theo điều
kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt các phương thức thanh
toán khác nhau để lôi cuốn và giữ được khách hàng.
Các nhân tố khách quan
+ Những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô:
Các chính sách của nhà nước: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình
phát triển của doanh nghiệp. Trong một gia đoạn nhất định thì các chỉ tiêu kế
hoạch phát triển kinh tế xã hột đất nước hoặc vùng là điều kiện làm ăn cho
các doanh nghiệp. Chính sách có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động của các doanh nghiệp .Hoặc có tác động đến người tiêu dùng và từ đó ảnh
hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
12
Môi trường pháp lý: nếu lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp làm ăn chính đáng tiêu thụ sản phẩm.
Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng quốc gia: Môi trường sinh thái
tốt sẽ làm tăng năng suất lao động và tác động tích cực tới tiêu thụ. Các cơ sở
hạ tầng quốc gia tốt sẽ tạo điều kiện cho khâu vận chuyển cung ứng sản phẩm
cho các đại lý, khách hàng.
+ Khách hàng: Đây là nhân tố quyết định nhất tới khả năng tiêu thụ
của các doanh nghiệp bởi vì trong cơ chế thị trường thì khách hàng mới chính

là " thượng đế". Nhu cầu ngày càng tăng lên, thị hiếu tiêu dùng càng đa dạng,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì phải có sự
đầu tư thích đáng cho nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu sản phẩm,
+ Thị trường cung ứng và nhu cầu khách hàng: Doanh nghiệp cần tiến
hàng nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng và thị trường trước khi đưa ra quyết
định sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất.
+ Yếu tố cạnh tranh: Đây luôn là yếu tố mang tính động lực và khách
quan: nếu cạnh tranh tốt thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp luôn vận động để đổi
mới tự hoàn thiện mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Ngược lại, nếu
doanh nghiệp không đủ điều kiện năng lực và trình độ thì sẽ sớm bị loại khỏi
"cuộc chơi".
2.1.4. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ
Giữa sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau. Có sản xuất thì mới có sản phẩm để tiêu thụ và ngược lại
sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì qua quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp không thực hiện được.
Tiêu thụ sản phẩm không những là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
mà còn có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Qua tiêu thụ người sản xuất nắm bắt
được những thông tin về thị trường, từ đó xác định được nên sản xuất loại gì?
13
Sản xuất với số lượng bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Giá bán bao
nhiêu?
Thị trường là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu đó là sản xuất và
tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận sản phẩm hàng hóa đó thì quy mô sản xuất
sản phẩm đó sẽ được duy trì và hàng hóa tiêu thụ được có khả năng phát triển
mở rộng sản xuất sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ tác động mạnh đến sản xuất hàng hóa bởi các quy
luật cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật cung cầu.
Thị trường là đối tượng của sản phẩm hàng hóa và cũng điều tiết hàng
hóa đẻ sản phẩm trở thành hàng hóa.

Vậy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khi nghiên cứu tiêu thụ phải nghiên
cứu thị trường trước qua đó nắm bắt nhu cầu của thị trường thì sản phẩm sản
xuất ra tiêu thụ mới được dễ dàng.
2.1.5. Nguồn gốc và các đặc điểm liên quan đến sản phẩm đậu tương rau
2.1.5.1 Nguồn gốc về sản phẩm đậu tương rau
Cây đậu tương rau (Glycin Max (L.) Merill) có nguồn gốc từ Trung
Quốc, còn được gọi là “đậu lông” (Mao dou), có đặc điểm quả và hạt kích
thước lớn, thu hái và sử dụng lúc quả còn xanh. Đậu tương rau chính là cây
đậu tương vẫn được trồng và sử dụng lấy hạt khô, nhưng khi làm rau thì
được thu hoạch lúc quả còn xanh, khi hạt đã phát triển đầy ô hạt nhưng
chưa cứng và vỏ quả vẫn còn xanh, chưa đổi mầu. Tuy nhiên, không phải
giống đậu tương nào cũng có thể sử dụng làm rau được. Các giống đậu
tương rau phải có tỷ lệ quả 2 hạt trở lên cao, quả và hạt to, chiều dài quả từ
4,5 cm trở lên, chiều rộng quả từ 1,3 cm trở lên, quả sau khi rửa, luộc phải
có mầu xanh sáng, đồng thời hạt phải có hàm lượng đường cao để khi ăn có
vị ngọt.
Sản phẩm đậu tương rau (hạt tươi) được sử dụng rất đa dạng, từ luộc
14
cả quả, làm đông lạnh rời, nấu súp hoặc đóng hộp. Đậu tương rau được sử
dụng nhiều tại Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc….Trong đó nổi
bật là Nhật Bản và Đài Loan.
2.1.5.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đậu tương rau
Đậu tương rau chính là cây đậu tương vẫn được trồng và sử dụng lấy
hạt khô nhưng khi làm rau thì được thu hoạch lúc quả còn xanh, khi hạt đã phát
triển đầy ô hạt nhưng chưa cứng và vỏ quả vẫn còn xanh, chưa đổi màu. Tuy
nhiên không phải giống đậu tương nào cũng có thể sử dụng làm rau được. Các
giống đậu tương phải có tỷ lệ quả 2 hạt trở lên, quả và hạt to, chiều dài quả từ
4,5cm trở lên, chiều rộng quả từ 1,3cm trở lên, quả sau khi rửa, luộc phải có
màu sáng, đồng thời hạt phải có hàm lượng đường cao để khi ăn có vị ngọt.

Đậu tương rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh ý nghĩa về dinh
dưỡng, trực tiếp phục vụ cho sức khoẻ con người, đậu tương rau với đặc tính có
khả năng cố định đạm tự do, được coi là một trong những cây trồng cải tạo đất
tốt, góp phần phục hồi độ phì cho đất. Mặt khác, do có thời gian sinh trưởng
tương đối ngắn (65-80 ngày), lại có tính thích ứng rộng, đậu tương rau rất dễ
đưa vào trồng xen với các cây trồng khác, nhất là cây lâu năm để tận dụng
không gian vừa tăng thu nhập vừa hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
Kết quả nghiên cứu đậu tương rau ở Đài Loan cho thấy: đậu tương rau
yêu cầu đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, tưới tiêu tốt. Nhiệt độ và ánh sáng, chế độ
phân bón của nó cũng tương tự như đậu tương.
Nhiệt độ: Đậu tương tuy có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây
chịu được rét. Tuỳ theo đặc tính của giống mà tổng tích ôn biến động khoảng
1700-2700
0
C. Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh trưởng, phát
triển và các quá trình sinh lý khác của cây đậu tương. Đậu tương có thể sinh
trưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 27- 42
0
C. Nhiệt độ tối thiểu và
tối đa cho đậu tương nảy mầm nằm trong phạm vi từ 10-40
0
C. Dưới 10
0
C thì
sự vươn dài của trục mầm dưới lá bị ảnh hưởng. Nhiệt độ thích hợp cho quá
15

×