Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án đề thi KĐCL cuối năm học 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.95 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2009 - 2010
Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh
để đánh giá một cách tổng quát kết quả bài làm của thí sinh. Chủ động, linh
hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
- Nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10). Không yêu cầu quá cao đối
với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản của đề ra, bảo đảm tính hợp lý và có sức thuyết phục giám khảo phải
linh hoạt trong việc xác định điểm đúng thực chất kết quả bài làm.
- Việc chi tiết hóa điểm số(nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không
sai lệch với hướng dẫn chấm và phải thống nhất trong hội đồng chấm thi.
Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Câu Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
1
a Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,25
2,0
b - Câu rút gọn: " Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào
đó rồi bịa ra lời mà hát."
- Thành phần câu được rút gọn: Chủ ngữ.
0,5
0,25
c - Phần trích chủ yếu sử dụng phép lặp.
- Từ được dùng để thực hiện phép lặp: "tôi", "hát",
"Lời", "bịa".


0,5
0,5
2 a - Chép đúng khổ thơ theo yêu cầu của đề.
- Chép được khổ thơ nhưng mắc từ ba đến bốn lỗi
- Mắc từ năm lỗi trở lên
1,0
0,5
0,0
b - Về kiến thức: Biết đặt khổ thơ trong mối quan
hệ chung với cả bài để trình bày.Cụ thể:
* Ý nghĩa của hình ảnh thơ trong khổ cuối mang
tính hàm súc:
+ Khổ cuối có ý nghĩa tả thực về nét riêng của
thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: nắng, mưa,
sấm, hàng cây
+ Khổ cuối còn mang nét nghĩa ẩn dụ: Khi con
người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác
động bất thường của cuộc đời Với nét nghĩa này,
hình ảnh thơ trong khổ cuối mang ý nghĩa tượng
trưng.
* Khổ cuối đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà
thơ.
* Ý thơ trong khổ cuối trở nên sâu sắc và giàu chất
suy tư.
- Về kỹ năng:
+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch.
+ Diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng.
+ Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
- Biểu điểm:
+Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch nhưng không bám
vào nội dung đoạn thơ để trình bày hoặc biết bám
vào nội dung đoạn thơ nhưng đoạn văn lại không
trình bày theo kiểu diễn dịch.
Lưu ý: - Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn
cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Đặc biệt khuyến khích những bài viết giàu
cảm xúc và có tính sáng tạo.
2,0
1,0
3 - Về kiến thức: Biết đặt sự việc được nêu trong đề trong
mối quan hệ với tác phẩm để trình bày. Thí sinh có thể
có những cảm nhận khác nhau nên giám khảo đặc biệt
trân trọng những cảm nhận khác nhau đó của các em. Sau
đây là những ý nên có trong bài:
* Sự việc đó hàm chứa nhiều ý nghĩa:
+ Tạo ra được một nghịch lý trớ trêu: Nhĩ phát hiện
ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông và khao khát
được đặt chân lên bãi bồi ấy khi anh không thể đi lại
được. Còn với Tuấn, việc đến bãi bồi bên kia sông là điều
dễ dàng nhưng anh lại không hiểu làm việc đó để làm gì
vì anh không thấy được vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông
và càng không hiểu được khao khát của cha mình.
+ Từ sự việc trên, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta
thấy con người ta khó tránh khỏi những ham muốn xa
vời: Hiện tại của anh con trai chính là quá khứ của Nhĩ
Anh con trai đang sống những tháng ngày như Nhĩ đã
từng sống, đang ham mê những điều như Nhĩ đã từng
ham mê và đang không nhận ra giá trị của cái bình dị,
thân thuộc, gần gũi như Nhĩ đã từng không nhận ra. Cũng

như Nhĩ trước đây, anh con trai đang bị lôi cuốn bởi
những điều " vòng vèo", " chùng chình"
+ Sự việc trên còn còn có ý nghĩa thức tỉnh: Cuộc
chơi phá cờ thế mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là những
ham muốn xa vời luôn lôi cuốn con người ta Từ đó nhà
văn muốn khẳng định: người ta khó có thể nhận ra và tìm
đến được với vẻ đẹp bình dị mà bền vững của cuộc sống
đời thường chừng nào vẫn còn bị những ham muốn xa vời
lôi cuốn. Và đừng vì những ham muốn xa vời mà thờ ơ,
hờ hững để rồi lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống.
Hãy biết khám phá và biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của
cuộc sống khi chưa muộn
* Sự việc trên có thể gợi cho các em nhiều suy nghĩ khác
về con người, cuộc sống và những bài học sâu sắc khác
- Về kỹ năng:
+ Viết được bài văn nghị luận với bố cục hoàn chỉnh,
hợp lý.
+ Biết kết hợp nhiều phép lập luận khi làm bài: giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận
+ Lập luận chặt chẽ, có kỹ năng xây dựng đoạn văn.
+ Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng.
+ Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
- Biểu điểm:
+ Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
+ Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn mắc một
số lỗi thuộc về kỹ năng.
+ Trình bày ý chưa chặt chẽ, chưa thuyết phục, kỹ năng
làm bài hạn chế.
+ Bài viết sơ sài, kỹ năng yếu.
Lưu ý: - Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ

5,0
4,0
2,0
1,0
vào thực tế bài làm để xác định.
- Giám khảo cần khuyến khích những bài viết
sáng tạo và có cảm xúc.

×