Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những ông bố xem con là cảnh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 6 trang )

Những ông bố xem
con là cảnh

Mải xem phim, thấy cô con gái 2 tuổi đang cầm tờ tranh
các con vật, giật giật áo hỏi "bố ơi con gì này?", anh
Hưng gắt lên, "con mèo, ra mà hỏi mẹ ấy!". Anh rất
ghét khi bị con làm phiền như vậy.




Nhưng sự thực thì Hưng, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội,
chẳng bao giờ có thời gian rảnh cho con cả. Về đến nhà, lúc
nào anh cũng "bận" một việc gì đó, không làm thêm thì vùi
đầu vào tivi xem các trận bóng đá triền miên trên kênh
nước ngoài, những trận bóng đá theo anh đều là "cực kỳ
quan trọng", hoặc các bộ phim kinh dị không thể bỏ qua.
Rảnh hơn thì anh phải "đi tiếp khách", đi nhậu với bạn hoặc
đơn giản là "ra quán giải sầu tí". Bé Hoa rất ít khi được nói
chuyện với bố. Chị Hương vợ anh đã cố gắng để hai bố con
chơi với nhau, bằng cách "xui" bé hỏi bố cái nọ cái kia,
nhưng Hưng thường bực mình cho rằng con bé phiền phức
quá.

Giống như Hưng, Lâm, một kỹ sư cơ khí tại Gia Lâm, Hà
Nội cũng chẳng mấy khi biết con mình đang làm gì, thậm
chí ngày sinh của con anh cũng mãi mới nhớ ra. Đi đâu anh
cũng tự hào khoe ảnh con vì thằng bé kháu khỉnh. Bạn bè
khen nó đẹp trai là anh nhấn mạnh ngay, "thằng cu nhà tớ
đấy, quá được phải không?". Ít người biết rằng khi con nôn
trớ, anh hầu như chẳng biết nên thay quần áo nào cho nó,


và cũng chẳng biết con đang uống loại sữa nào. Nếu nó đi ị
hoặc đi tè, anh hối hả gọi vợ hoặc mẹ đến thay đồ. Cũng
chưa bao giờ anh cho nó ăn được trọn bữa bột hay bữa sữa.
Đêm thằng bé khóc hờn, anh mặc kệ hai mẹ con đánh vật
với nhau, sang phòng khác "ngủ cho khỏe".

Trường hợp các ông bố hờ hững với con như Hưng và Lâm
không phải là hiếm, rất nhiều bà vợ phan phiền rằng chồng
mình hầu như không chịu mó tay vào việc nuôi dạy con, và
nếu đứa trẻ mắc lỗi thì đổ riệt "con hư tại mẹ". Có những
ông chồng khá hơn thì cũng chỉ dừng lại ở việc đi làm về
bế con nhong nhong vài phút, hoặc đi khoe với láng giềng,
rồi "trả" lại cho mẹ nó ngay, còn mình thì vẫn vô tư xem ti
vi, chơi game hoặc tán gẫu với bạn bè y như hồi còn độc
thân. Có những ông bố khi con hỏi chuyện thì khó chịu như
bị làm phiền, nếu có đọc sách cho con thì cũng quấy quá
cho xong chuyện.

Theo bà Trần Thị Hồng Hà, phó giám đốc Trung tâm tư
vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình thuộc Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam, những ông bố xem con là cảnh như
thế này phần lớn thuộc diện "vô tình mà có con", nghĩa là
họ sinh con nhưng chưa hề chuẩn bị tâm lý làm cha, không
ý thức được trách nhiệm nuôi dạy con của mình. Những
người này cũng thiếu sự hy sinh, vì thế khi bị đụng chạm
đến quyền lợi cá nhân (chẳng hạn bị mất thời gian do phải
chăm con, mất giấc ngủ…), họ dễ dàng cáu bẳn và phản
ứng tiêu cực.

"Nói thẳng thắn thì những người đàn ông đó chưa thực sự

trưởng thành, ích kỷ, ngại khó ngại khổ, bởi việc khi nuôi
dạy con thực sự cần đến tâm huyết, sự kiến nhẫn của các
bậc phụ huynh", bà Hồng Hà nói.

Những người đàn ông này thường đơn giản hóa công việc
chăm con để có lợi cho mình, và cũng không ý thức được
tầm quan trọng của việc bố mẹ gần gũi với con. Thậm chí
có người còn giành ti vi, giành đồ ăn ngon với con.

Lại có những trường hợp chính bà vợ "làm hư" chồng, khi
thấy chồng vụng về trong việc chăm con thì gạt ra để mình
làm "cho nhanh". Lâu dần, các ông bố thấy mình không cần
thiết nữa, nên dần dần cũng ỉ lại mọi việc cho vợ.

Trường hợp này, theo bà Hồng Hà, các bà vợ muốn "sửa"
đổi hành vi của chồng, nên nói khuyến khích chồng một
cách khéo léo, kiểu như "hình như em làm hư con rồi thì
phải, em không có khiếu nói chuyện với con lắm, em thấy
con rất nghe anh, anh thử xem sao". Bằng việc cho người
đàn ông thấy vai trò trong gia đình, các bà vợ có thể lôi
cuốn chồng vào cùng nuôi dạy con.

Cũng theo chuyên gia tâm lý, trước khi lập gia đình, các
bạn gái nên tìm hiểu quan điểm của chồng tương lai, và
chưa nên có con ngay nếu người đàn ông chưa chuẩn bị
tâm lý làm cha. Trong quá trình chung sống, hãy chuẩn bị
tinh thần cho họ bằng những câu chuyện về đứa con tương
lai, về cách chăm sóc bé…

Bà Hà cũng cho rằng sau khi sinh, người phụ nữ không nên

về nhà ngoại ngay để được bố mẹ chăm sóc. "Trong những
tháng đầu tiên đó, người chồng nếu được trực tiếp nuôi con,
được chăm sóc, thay tã, cho bé ăn, ngắm bé khi ngủ… sẽ
tạo mối quan hệ tình cảm bền chặt. Họ sẽ hiểu được rằng
nuôi một đứa trẻ không dễ dàng gì, và thông cảm chia sẻ
công việc với vợ hơn".

Theo bà Hà, một ý nghĩa khác của việc người cha chơi đùa
với con là giúp định hướng giới tính cho đứa trẻ. Nếu để
mặc người mẹ tự làm mọi việc, các bé, nhất là bé trai, sẽ bị
ảnh hưởng từ mẹ nhiều hơn, lớn lên sẽ phát triển thiên lệch.

×