Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiệc ngọt mùa cưới - tại sao không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 6 trang )

Tiệc ngọt mùa cưới - tại
sao không?

Có nhiều lý do khiến các gia đình và
các cặp uyên ương không lựa chọn
hình thức tiệc ngọt cho đám cưới của
mình.
Những năm trở lại đây mọi người
nghe nói rất nhiều về chuyện các lễ
cưới cả nông thôn và thành thị tổ chức
quá linh đình tốn kém. Nhiều gia đình
sau khi tổ chức lễ cưới cho con xong
đã phải lao đao vì chuyện nợ nần, các
đôi uyên ương không biết sau lễ cưới linh đình có vui vẻ
không khi phải đối mặt với những khoản nợ nần trước mắt
do đã phải vay mượn để có một buổi tiệc hoành tráng. Vì
thế rất nhiều gợi ý được đưa ra để khuyến khích người dân


không nên chi phí quá mức cho những buổi tiệc cưới bởi sẽ
gây tốn kém không cần thiết với chính các gia đình và các
cặp uyên ương.
Hiện nay hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” tại rất nhiều địa phương ở các
tỉnh thành đã thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức cưới
hỏi. Nhiều gia đình thay vì tổ chức những buổi tiệc măn
trong hai, ba ngày đã thay vào tổ chức buổi tiệc ngọt đơn
giản, gọn nhẹ trong một ngày. Mọi người đến chung vui,
uống trà nước ăn bánh kẹo, gọi là mừng cho hạnh phúc của
đôi bạn trẻ.
Nhưng mặc dù tổ chức tiệc ngọt được cho là đơn giản, giúp


các gia đình không quá vất vả nhưng hầu hết các bậc cha
mẹ và đôi trẻ khi quyết định kết hôn vẫn không mấy mặn
mà với hình thức tổ chức cưới theo “nếp sống mới” này.
Theo họ có rất nhiều lý do khiến họ không lựa chọn hình
thức tổ chức tiệc ngọt. Không phải chỉ ở nông thôn, nơi suy
nghĩ còn lạc hậu, còn nhiều hủ tục, các gia đình mới tổ
chức cưới hỏi linh đình, mà ở các thành phố lớn sự tốn kém
xa hoa của các đám cưới mới thực sự khiến nhiều người
kinh ngạc. Mặc dù mấy năm trở lại đây nhiều gia đình đã
có xu hướng đơn giản hóa các lễ cưới bằng việc tổ chức
tiệc ngọt thay vì tổ chức ăn uống. Nhưng ngay ở thành phố
số gia đình tổ chức cưới tiệc ngọt cũng không nhiều.
Có nhiều lý do khiến các gia đình và các cặp uyên ương
không lựa chọn hình thức tiệc ngọt cho đám cưới của mình.
Nhiều bạn trẻ lý giải cưới là việc trọng đại của cả đời người
vì vậy tốn kém một chút có thành vấn đề gì đâu. Có người
lại nghĩ cưới hỏi là dịp để cho bạn bè, anh em thấy gia đình
mình hào phóng, giàu có, khách khứa toàn những người
quan trọng… Có muôn vàn lý do để họ rút hầu bao, chạy
đôn chạy đáo thậm chí vay mượn để có được một buổi tiệc
cưới “hoành tráng” khiến bà con cô bác phải ngưỡng mộ.
Trong đó không ít gia đình còn biến dịp cưới hỏi thành dịp
để kiếm lời, và biến buổi tiệc trở thành một buổi kinh
doanh.
Một lý do nữa theo các cặp đôi cho biết thực tế ở các thành
phố nếu tổ chức tiệc ngọt cũng chưa hẳn đã tiết kiệm hơn
tiệc mặn. Bởi nếu chỉ tổ chức tiệc ngọt đơn giản theo kiểu
có bánh kẹo ngon, nước trà thơm thì đúng là sẽ tiết kiệm
chi phí khá nhiều. Nhưng lại nảy sinh vấn đề đó là có
những lễ cưới diễn ra vào ngày đẹp nhưng không phải cuối

tuần nên mọi người phải đi làm. Vì thế chỉ có thể tranh thủ
mời mọi người vào giờ ăn trưa, hoặc ăn tối. Nếu tổ chức
tiệc ngọt chẳng nhẽ mọi người đến chỉ ăn bánh kẹo không
rồi ôm bụng đói ra về.
Các gia đình ở phành phố hiện nay nói là tổ chức tiệc ngọt
nhưng thực ra là tổ chức theo lối tiệc buffet. Xu hướng làm
tiệc buffet ngày càng thịnh hành, nhưng loại cỗ này ngoài
những ưu điểm cũng có bất tiện. Nhược điểm là lộn xộn,
thường phải đứng trong khi ăn, nhất là phải chen chúc khi
lấy đồ ăn, và nếu gặp loại thực khách "no bụng đói con
mắt" tham lam thì họ thường lấy đồ ăn quá nhiều, rồi ăn
không hết để thừa mứa rất lãng phí, chưa kể có những món
ăn được nhiều người cùng ưa thích thì có thể bị thiếu. Tiệc
buffet còn làm nhiều người lớn tuổi lúng túng, thậm chí
bực mình vì không quen với việc phải mang đĩa đứng chờ
lấy đồ ăn. Tiệc đứng thường phù hợp với tuổi trẻ hoặc
những người đã quen kiểu "tây". Trong khi đó lễ cưới có
nhiều thành phần khách khác nhau nên đôi khi cũng làm
cho nhiều thực khách không thoải mái. Ngoài những bất
tiện trên nếu tổ chức tiệc buffet thì chi phí không hề rẻ hơn
tiệc mặn.
Lý do cũng không kém phần quan trọng nữa là con cái lập
gia đình luôn là thời điểm anh em, bạn bè thể hiện tình cảm
với nhau, không chỉ tinh thần mà còn về mặt vật chất. Ông
cha ta vẫn có câu “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Vì
vậy tôi đã từng mừng đám cưới của con anh thì đến khi con
tôi cưới anh lại đáp lễ là chuyện tất yếu. Cưới xin là dịp
thích hợp nhất để danh chính ngôn thuận “trả nợ” nhau mà
cả hai bên đều thấy thoải mái. Bởi “có đi có lại mới toại
lòng nhau” là lối sống và là truyền thống văn hóa của người

Việt Nam.
Anh Trung (Dịch Vọng – Hà Nội) cho biết: “Tôi chuẩn bị
kết hôn. Lúc đầu tôi cũng bàn với gia đình tổ chức tiệc ngọt
cho đơn giản và đỡ tốn kém. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tham
khảo ý kiến mọi người thấy tiệc ngọt cũng có nhiều bất tiện
còn nếu làm tiệc buffet chưa chắc đã tiết kiệm nên lại thôi.
Chúng tôi sẽ làm tiệc mặn, có điều mình sẽ chọn mức giá
hợp lý nhất sao cho tiệc cưới vừa vui vừa không tốn kém
quá.”
Có thể nói có rất nhiều lý do khiến cho các đôi uyên ương
và gia đình không tổ chức cưới tiệc ngọt dù được khuyến
khích và được cho là tiết kiệm.

×