Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giao an Dia ly dia phuong tinh THANH HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.1 KB, 13 trang )

Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 31/Tiết 47
Ngày soạn: 2/4/2010
Ngày giảng:6/4/2010
BÀI 41:ĐỊA LÍ TỈNH THANH HOÁ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Bổ xung và nâng cao những kiến thức về đòa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội. Có
được các kiến thức về đòa lí đòa phương (tỉnh Thanh Hoá)
-Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra,
những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với đòa phương trong sản xuất và
quản lí xã hội
-Hiểu rõ thực tế đòa phương để có ý thức tham gia xây dựng đòa phương, từ đó bồi dưỡng
những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.
II. Thiết bò dạy học:
-Bản đồ Việt Nam, bản đồ tỉnh Thanh Hoá.
-Tranh ảnh về tự nhiên, hoạt động sản xuất, dân cư, xã hội ở tỉnh Thanh Hoá.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn đònh tổ chức:(1
/
)
2. Giới thiệu:(1
/
) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam và tỉnh


Thanh Hoá.
Yêu cầu HS xác đònh vò trí, phạm vi lãnh thổ,
diện tích của tỉnh và nêu ý nghóa vò trí đòa lí
đối với phát triển kinh tế, xã hội ?
HS trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng
hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức cơ bản.
H: Dựa vào bản đồ tỉnh Thanh Hoá, đọc tên
và xác đònh ranh giới các đơn vò hành chính.
HS xác đònh. GV chuẩn xác kiến thức.
8
/
I. Vò trí đòa lí, phạm vi lãnh thổ và sự
phân chia hành chính.
1. Vò trí và lãnh thổ.
- Thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện
tích 11.168,33 km
2
.
- Phía bắc giáp Sơn La, Hoà Bình, Ninh
Bình; nam giáp Nghệ An; đông giáp
Biển Đông; tây giáp Lào với đường
biên giới là 192 km.
2. Sự phân chia hành chính.
- Thời lập nước: là 1 bộ của Văn Lang,
mang tên Cửu Chân, tiếp đó qua nhiều
triều đại Thanh Hoá lần lượt có tên Ái
Châu, rồi Trại, Phủ, Trấn, Lộ Thanh
Hoá, Phủ Thiệu Xương, từ năm 1841
- 1 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá

Hoạt động 2:
Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên tỉnh Thanh
Hoá.
H: Nêu những đặc điểm chính của đòa hình
tỉnh Thanh Hoá ? Ảnh hưởng của đòa hình tới
phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã
hội ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Với đặc điểm vò trí và đòa hình như vậy,
khí hậu có những đặc trưng gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp
và chuẩn xác kiến thức.
H: Xác đònh những sông lớn của tỉnh Thanh
Hoá ?
Hướng chảy và vai trò đối với đời sống và
sản xuất ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Xác đònh các hồ lớn trong tỉnh và nêu vai
trò của hồ ?
HS xác đònh và trả lời. GV chuẩn xác.
30
/

đến Nay có tên là Thanh Hoá
- Hiện có 1 thành phố, 2 thò xã, 24
huyện
(8 huyện đồng băng, 5 huyện ven biển,
11 huyện miền núi, trung du)

II. Điều kiêïn tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên.
1. Đòa hình.
- Khá phức tạp, chia cắt nhiều.
Nghiêng và thấp dần theo hướng Tây -
Đông
+ Từ phía Tây sang Đông có các dải
đòa hình núi và trung du, đồng bằng,
ven biển
+ Đòa hình núi có độ cao trung bình
600-700 m so với mực nước biển.
+ Đồng bằng được hình thành và phát
triển do sự bồi tụ của hệ thống sông
Mã, Chu, Yên.
+ Đòa hình trung du có độ cao TB 150-
200 m chủ yếu đồi thấp, thoải.
2. Khí hậu.
- Thanh Hoá nằm trong khu vực nhiệt
đới, gió mùa có 2 mùa rõ rệt; mùa
nóng trùng với mùa mưa, mùa lạnh
trùng với mùa khô, có sự xuất hiện gió
tây vào mùa nóng
- Nhiệt độ TB 23-24
0
C
- Lượng mưa: 1600-1800mm
=> Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh
sáng dồi dào thuận lợi cho phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Thuỷ văn.

Thanh hoá có 20 sông lớn nhỏ chảy từ
TB xuống ĐN với 4 hệ thống sông
chính là: Sông Mã, Sông Lạch Bạng,
sông Yên, sông Hoạt
- 2 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
GV giới thiệu về nguồn nước ngầm ở Thanh
Hoá và chuẩn xác kiến thức cơ bản.
H: Thanh Hoá có những loại đất nào ? Phân
bố của các loại đất chính, ý nghóa của đất và
hiện trạng sử dụng đất ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Dựa vào bản đồ tỉnh, cho biết hiện trạng
thảm thực vật tự nhiên của Thanh Hoá ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.
H: Cho biết các loại động vật hoang dã và giá
trò của chúng ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác.
H: Xác đònh các vườn quốc gia trong tỉnh ?
HS xác đònh.
H: Xác đònh trên bản đồ các loại khoáng sản
chính và sự phân bố của chúng ? Nêu ý nghóa
của khoáng sản đối với phát triển các ngành
kinh tế ?
HS xác đònh, trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác
kiến thức.
4. Thổ nhưỡng.
- Thanh Hoá có 10 nhóm đất với 28
loại khác nhau trong đó nhóm có diện

tích lớn là nhóm đất đỏ vàng, đất phù
sa bồi tụ, đất mặn, đất cát.
+ Đỏ vàng (Feralít) chủ yếu miền núi,
trung du chiếm 58%.
+ Nhóm đất phù sa: đồng bằng, ven
biển chiếm 13%.
+ Còn lại các nhóm khác.
5. Tài nguyên sinh vật.
- Diện tích rừng gồm 430,4 nghìn ha,
chiếm 36,8% diện tích tự nhiên.
- Các loài động vật hoang dã có voi, bò
tót, nai, hiêu, hổ, báo, gấu, hoẵng, sơn
dương, các lioà vượn, voọc, khỉ
6. Khoáng sản.
- Tương đối đa dạng với 185 điểm
quặng với 42 loại thuộc các nhóm KS
kim loạ, nhiên liệu, nguyên liệu
- Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng
lớn so với cả nước như đá vôi, đá ốp
lát, sét, crôm, sêcpntin (đặc biệt là
crôm là mỏ duy nhất ở VN và ĐNA -
Cổ Đònh Triệu Sơn)
- 3 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
GV tổng kết bài học về đặc điểm tự nhiên và
ý nghóa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống,
kinh tế – xã hội.
4. Củng cố:(4
/
) Cho HS nêu nội dung bài học.

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1
/
) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bò bài 42.
Tuần 32/Tiết 48
Ngày soạn: 10/4/2010
Ngày giảng:13/4/2010
BÀI 42: ĐỊA LÍ TỈNH THANH HOÁ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:(Xem tiết trước)
II. Thiết bò dạy học:(Xem tiết trước)
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Ổn đònh tổ chức và KTBC :(4
/
)
2. Giới thiệu:(1
/
)GV liên hệ kiến thức tiết trước để vào bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV giới thiệu qua về dân số, gia tăng tự
nhiên của dân số, gia tăng cơ giới của tỉnh
Thanh Hoá.
GV chuẩn xác kiến thức cơ bản cho HS.
H: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động
dân số ? Tác động của gia tăng dân số tới đời

sống và sản xuất ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu về kết cấu dân số theo độ tuổi,
giới tính, lao động, dân tộc và ảnh hưởng tới
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh
Hoá và tổng hợp, chuẩn xác kiến thức cơ bản
cho HS.
25
/
III. Dân cư và lao động.
1. Gia tăng dân số.
- Số dân: 3.673.225 người (2005)
- Thanh Hoá là tỉnh đông dân thứ 3
trong 63 tỉnh thành phố cả nước sau
TPHCM, Hả Nội.
2. Kết cấu dân số.
+ Theo giới tính: tỉ lệ nữ 51,01%, tỉ lệ
nam 48,99%.
+ Theo độ tuổi: Dưới 14 tuổi 35,3%, từ
15 đến 64 tuổi 56,2%, trên 64 tuổi:
8,5%
+ Theo lao động: trong độ tuổi LĐ
1.792.370 người (97,7%), ngoài độ
tuôit LĐ42.238 người 2,3%
- 4 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
GV cho HS dựa và kiến thức đã học để tính
mật độ dân số.
GV chuẩn xác kiến thức.

H: Cho biết sự phân bố dân cư của tỉnh Thanh
Hoá ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Dân cư trong tỉnh cư trú theo những loại
hình nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn
xác.
H: Nêu các loại hình văn hoá dân gian, các
hoạt động văn hoá truyền thống của tỉnh ?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
H: Nêu tình hình phát triển giáo dục: số
trường, lớp, học sinh…qua các năm; hoạt động
y tế của tỉnh ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
+ Theo kết cấu dân tộc: Kinh 84,4%,
Mường 8,7%, Thái 6%, Hmông, Dao,
Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ
chiếm gần 1%.
- Dân số đông, nguồn LĐ dồi dào là
điều kiện, nguyồn lực quan trọng đối
với sự PT KTXH
3. Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số năm 2000 là 329
người/km
2
.
- Phân bố dân cư không đồng đều giữa
thành thò và nông thôn, giữa vùng núi

với đồng bằng. Hiện nay, số dân thành
thò ngày càng tăng.
- Loại hình cư trú chính là thôn, làng,
bản.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo
dục, y tế.
- Văn hoá giáo dục:
+ Giáo dục: năm 2000 tỉ lệ người biết
chữ 97,9% (tỉ lệ tốt nghiệp THCS trở
lên cao hơn mức TB của cả nước và
vùng BTB), Tháng 12/1997 đạt chuẩn
phổ cập GD Tiểu học, tháng 9/2006 đạt
chuẩn phổ cập GD THCS.
- Y tế: Năm 2005 tỉ lệ bác sỹ/1 vạn dân
là 13 (cả nước là 12). Mạng lưới y tế
được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở
vật chất (353/634 xã phường có bác sỹ)
- 5 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
Hoạt động 2:
GV giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế
trong những năm gần đây. Sự thay đổi trong
cơ cấu kinh tế, thế mạnh kinh tế của tỉnh.
GV tổng hợp kiến thức cơ bản cho HS.
H: So với cả nước, trình độ phát triển kinh tế
của tỉnh như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài học.
IV. Kinh tế.

1. Đặc điểm chung.
- Hiện này nền kinh tế có sự chuyển
biến và đạt được kết quả nhất đònh:
nền kinh tế tăng trưởng khá cao, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 9,1%/năm,
GDP năm 2005 đạt 430 USD (tăng 15
lần so với năm 2000).
- Cơ cấu các ngành: Nông, lâm, ngư
nghiệp - CN, xây dựng, dòch vụ trong
GDP năm 2005 tương ứng là 31,6% -
35,1% - 33,3%.
- Sản lượng lương thực tăng liên tục
qua các năm
- Tổng giá trò hàng hoá xuất khẩu tăng
bình quân hàng năm 22,9% (năm 2005
đạt 105,3 triệu USD)
4. Củng cố:(4
/
) Cho HS nêu nội dung bài học.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1
/
) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bò bài 43.
- 6 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
Tuần 33/Tiết 49
Ngày soạn: 17/4/2010
Ngày giảng:20/4/2010
BÀI 43: ĐỊA LÍ TỈNH THANH HOÁ (tiếp theo)

I. Mục tiêu:(Xem tiết 47 bài 41)
II. Thiết bò dạy học:(Xem tiết47 bài 41)
III. Tiến trình thực hiện bài học:
2. Ổn đònh tổ chức và KTBC :(4
/
)
2. Giới thiệu:(1
/
)GV liên hệ kiến thức tiết trước để vào bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV giới thiệu về vò trí của ngành công nghiệp
trong nền kinh tế của tỉnh, cơ cấu ngành công
nghiệp, phân bố công nghiệp và chuẩn xác
kiến thức cơ bản cho HS.
H: Cho biết các sản phẩm công nghiệp chủ
yếu của tỉnh ?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
GV giới thiệu về phương hướng phát triển
công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá và chuẩn
xác kiến thức cho HS.
GV giới thiệu về vò trí, cơ cấu ngành nông
nghiệp và phương hướng phát triển nông
nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.
GV tổng hợp kiến thức cơ bản cho HS.
25

/
2. Các ngành kinh tế.
2.1. Công nghiệp.
- Giữ vai trò chủ đạo, đóng góp vào sự
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng thời kì 1991-2000
11,6%, thời kì 2000-2005 17,5%
- Năm 2005 quy mô sản xuất công
nghiệp tăng gấp 2,2 lần so với năm
2000.
- Cơ cấu:
+ Công nghiệp khai thác 3,4%
+ CN chế biến 96,3%
+ CN điện - nước 0,3%
Số liệu năm 2005
2.2. Nông nghiệp.
- Là một trong những hoạt động kinh tế
chủ chốt, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi
và dòch vụ nông nghiệp thu hút 70-80%
lao động.
- Diện tích nông nghiệp 250 ngàn ha,
diện tích gieo trồng và sản lượng lương
thực chiếm trên dưới 10% toàn miền
Bắc.
- Cơ cấu:
* Ngành trồng trọt
+Cây lương thực: trong số 250 ha đất
nông nghiệp có hơn 140 ngàn ha đất
- 7 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá

Cho HS xác đònh trên bản đồ các tuyến đường
giao thông của tỉnh.
GV trình bày về hoạt động giao thông vận tải,
thương mại, du lòch của tỉnh Thanh Hoá và
tổng hợp kiến thức cơ bản cho HS.
GV giới thiệu một số tuyến đường giao thông,
mặt hàng xuất khẩu và đòa điểm du lòch của
tỉnh.
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về hoạt
động dòch vụ của tỉnh.
Hoạt động 2:
H: Cho biết những dấu hiệu suy giảm tài
nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh
Thanh Hoá ?
GV hướng dẫn HS liên hệ kiến thức đã học
và kiến thức thực tế để trả lời.
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp,
bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Cho biết những biện pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường ?
HS trả lời, nhâïn xét, bổ xung. GV chuẩn xác
và hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thêm.
lúa, màu.
+ Cây ăn quả: năm 2005 toàn tỉnh với
giá trò hơn 4% giá trò sản xuất của
ngành trồng trọt.
Cây thực phẩm: diện tích rau, đạu của
Thanh Hoá năm 2005 đạt 31 ngàn ha.
* Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi là một
trong hai ngành sản xuất chính cảu

nông nghiệp, giá trò chăn nuôi chiếm
1/4 - 1/5 tổng giá trò sản xuất nông
nghiệp Thanh Hoá.
2.3. Dòch vụ.
* GTVT:
- Đến năm 2005 chiều dài đường bộ
làm mới, nâng cấp: 8.150 km.
* Thương mại: mạng lưới ngày càng
được mở rộng hệ thống siêu thò ở đô thò

V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô
nhiễm môi trường: diện tích rừng thu
hẹp do nạn khai thác trộm, đốt rừng
làm nương rẫy, săn bắn động vật quý
hiếm, chất thải sinh hoạt, sản xuất, …
- Cần chấm dứt nạn chặt phá rừng bừa
bãi, giao, cấp đất cho người dân, xử lí
- 8 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, sưu tầm
tài liệu về phương hướng phát triển kinh tế
của tỉnh để viết bài tìm hiểu về phương hướng
phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá.
GV tổng kết bài học.
7
/

chất thải sản xuất và sinh hoạt…

VI. Phương hướng phát triển kinh tế.
4. Củng cố:(4
/
) Cho HS nêu nội dung bài học.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1
/
)Học bài, hoàn thiện việc tìm hiểu về phương hướng phát triển kinh tế của
tỉnh Thanh Hoá và các câu hỏi, bài tập cuối bài.
Chuẩn bò bài 44.
Tuần 34/Tiết 50
Ngày soạn: 24/4/2010
Ngày giảng:27/4/2010
BÀI 44:THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ
NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Có khả năng phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. Từ đó thấy
được tính thống nhất của môi trường tự nhiên.
-Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ.
II. Thiết bò dạy học:
-Bản đồ đòa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh Thanh Hoá.
-Dụng cụ học tập.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn đònh tổ chức và KTBC:(4
/
)
2. Giới thiệu:(1
/
) GV nêu mục tiêu của bài thực hành.
3. Các hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS thảo luận nhóm, dựa vào bản đồ và
14
/
Bài tập 1.
- 9 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
kiến thức đã học để phân tích mối quan hệ
giữa các thành phần tự nhiên theo gợi ý trong
SGK.
HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,
bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác
kiến thức.
Hoạt động 2:
Cho HS dựa và bảng số liệu sau để vẽ biểu
đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm
trong tỉnh Thanh Hoá (GDP) những năm 1991
– 2000.
GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ.
Cho HS nhận xét, đánh giá chéo biểu đồ của
bạn mình đã vẽ.
GV chuẩn xác lại biểu đồ một cách chính
xác. Cho điểm những bài vẽ chính xác, đẹp.
Chỉnh sửa những biểu đồ chưa chính xác,
chưa đẹp.

Cho HS phân tích, nhận xét biểu đồ đã vẽ
theo hướng dẫn trong SGK.
GV tổng hợp, chuẩn xác kiến thức và tổng
kết bài thực hành.
25
/

- Các nhân tố tự nhiên luôn có mối
quan hệ tác động qua lại với nhau tạo
nên sự thống nhất của môi trường tự
nhiên.
Bài tập 2.
4. Dặn dò:(1
/
) Học bài, chuẩn bò tiết sau ôn tập.
Bảng tỉ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh
Thanh Hoá (GDP) những năm 1991 – 2000 (%)
Các ngành 1991 1995 1999 2000
Nông, lâm, ngư nghiệp 71,01 55,58 58,82 57,76
Công nghiệp – xây dựng 5,15 17,94 20,36 17,89
Dòch vụ 23,84 26,48 20,82 24,35
Tổng GDP 100 100 100 100
Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm trong tỉnh Thanh Hoá (GDP)
những năm 1991 – 2000

- 10 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
Tuần 35,36 /Tiết 51,52
Ngày soạn: 30/4/2010
Ngày giảng:4/5/2010

ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Củng cố các kiến thức đã học từ bài 38 đến hết bài 44.
-Rèn luyện kó năng quan sát bản đồ. Vẽ biểu đồ, tổng hợp, khái quát hoá.
II. Thiết bò dạy học:
-Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam.
-Bản đồ tỉnh Thanh Hoá.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn đònh tổ chức:(1
/
)
2. Giới thiệu:(1
/
) GV nêu mục tiêu của tiết ôn tập.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HS trình bày về biển và đảo nước ta,
phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – đảo Việt Nam.
HS bổ xung. GV tổng hợp kiến thức cơ bản.
Cho HS hỏi những vấn đề chưa nắm rõ. GV
cùng HS giải đáp.
Hoạt động 2:
GV cho HS xác đònh vò trí đòa lí, phạm vi lãnh
thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh
Thanh Hoá trên bản đồ.

Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, dân cư và lao động, kinh tế, bảo
vệ tài nguyên và môi trường, phương hướng
phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá.
HS bổ xung. GV chuẩn xác kiến thức cơ bản.
Cho HS hỏi những vấn đề chưa nắm rõ. GV
cùng HS giải đáp.
Hoạt động 3:
15
/

22
/

5
/

1. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo
vệ tài nguyên, môi trường biển–đảo.
2. Đòa lí tỉnh Thanh Hoá.
3. GV hướng dẫn HS vẽ một số dạng
biểu đồ thường gặp.
- 11 -
Phạm Chi Thọ THCS Trí Nang Lang Chánh Thanh Hoá
GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ kết hợp.
GV tổng kết tiết ôn tập.
4. Dặn dò:(1
/
) Học bài, chuẩn bò tiết sau thi học kì II.
Tuần 37/Tiết 53

Ngày soạn: 8/ 05/2010
Ngày giảng:11/5/2010
THI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
-Nắm lại các kiến thức đã học.
II. Chuẩn bò:
-GV: Ra đề trắc nghiệm.
-HS: Ôn tập chuẩn bò kiểm tra.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Ổn đònh tổ chức .
2. Phát đề và hướng dẫn cách làm.
-GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, chính xác.
-GV thu bài, kiểm tra số lượng bài khi hết giờ.
(ĐỀ KIỂM TRA CHUNG)
- 12 -
Phaïm Chi Thoï THCS Trí Nang Lang Chaùnh Thanh Hoaù
- 13 -

×