Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi cha mẹ "khẩu chiến" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.28 KB, 5 trang )

Khi cha mẹ "khẩu chiến"

Những đứa trẻ sinh ra
trong gia đình luôn có
những cuộc khẩu
chiến giữa bố và mẹ
liệu có thể phát triển
được một cách bình
thường? Các chuyên
gia tâm lý đã cảnh
báo rằng: nhóm trẻ
này có nguy cơ cao,
dễ mắc chứng trầm
cảm, có thể dẫn tới
những phản ứng tiêu
cực: tự tử, đi hoang…
Bất ngờ, một buổi sáng thức dậy, hàng xóm nhà tôi
cứ ầm ầm cả lên vì cậu quý tử trong đêm đã thu vén
đồ đạc, trèo tường bỏ đi. Thằng bé mới học lớp 7,

Không nên cãi nhau trước mặt
các con
sao lại liều lĩnh thế? Hay nó chơi với đám bạn xấu, bị
rủ rê? Hay thằng bé nghiện rồi nên bỏ đi tìm thuốc?…
Dân làng đến hỏi chuyện và bàn tán xôn xao. Đôi vợ
chồng trẻ mất con thì như tâm thần. Anh chồng bảo:
"Tại cô lúc nào cũng lắm chuyện nên mới thế…". Chị
vợ cũng đáo để: "Tại anh lúc nào cũng thích gây sự
với tôi". Trong tiếng cãi cọ của đôi vợ chồng, tôi lờ
mờ hiểu nguyên nhân của cơ sự buồn nói trên.


Hóa ra vợ chồng lấy nhau không phải vì tình yêu. Chị
vợ cậy thế nhà giàu nên lúc nào cũng có tư tưởng
"Anh cưới tôi vì tiền. Gia sản này cũng là của cha mẹ
tôi cả đấy". Anh chồng lúc đầu cũng có vẻ hiểu thân
phận, thôi thì lặng im. Nhưng sau thì hậm hực và
những cuộc xô xát bắt đầu xảy ra. Cuộc hôn nhân có
lẽ đã dễ dàng tan vỡ nếu như giữa họ không có đứa
con. Nhưng cũng khổ thân cho thằng bé, bất đắc dĩ
trở thành thứ tài sản không thể chia đôi trong cái gia
đình đã hết hi vọng cứu vãn. Luôn phải chứng kiến
những cuộc "khẩu chiến" của bố mẹ, thằng bé bị mắc
bệnh trầm uất, lúc nào cũng lùi lũi như một cái bóng
trong nhà, gặp ai cũng tỏ vẻ sợ hãi. Cuối cùng thì cái
bi kịch không ngờ cũng đã đến. Một đêm, sau cuộc
cãi vã động trời của đôi vợ chồng, thằng bé bỏ nhà đi,
bỏ lại lá thư trên bàn học, chỉ một dòng chữ ngắn
ngủi: "Xin bố mẹ đừng cãi nhau nữa. Con buồn lắm".
Lời trẻ con ngây ngô nhưng người lớn thì có thể hiểu.
Chị vợ xót xa còn anh chồng thì cũng rưng rưng nước
mắt. Không biết, sau sự việc này, đôi vợ chồng có vì
con mà "nghĩ lại" hay không?
Lại tình cờ tôi nghe được câu chuyện: một gia đình
sống chẳng hề hạnh phúc, cũng lại là chuyện vợ
chồng thường xuyên "khẩu chiến". Quá sức chịu
đựng, cô con gái mới 15 tuổi bèn nghĩ ra một "chiêu":
cứ hễ khi nào bố mẹ cãi nhau là lôi thuốc ngủ ra
dọa… tự tử. Gói thuốc ngủ lúc nào cũng gối ở đầu
giường. Sợ con gái liều lĩnh nên đôi vợ chồng này cãi
nhau cũng phải… dè chừng. Không to tiếng được
cũng bức xúc, họ chuyển sang bài "không thèm nhìn

nhau". Mặc, việc ai nấy làm, không nói năng. Một
dạng "khẩu chiến" cay nghiệt nhưng dù sao như thế
cũng làm hài lòng cô con gái "thích tự tử". Dân làng
thì vẫn cứ tưởng "gia đình đó lại hạnh phúc rồi".
Việc đứa trẻ mới học lớp 7 đã bỏ nhà đi, việc em bé
15 tuổi lúc nào cũng gối thuốc ngủ ở đầu giường để
sẵn sàng tự tử… có phải là cách giải quyết bi kịch
"khẩu chiến" trong gia đình? Rõ ràng là không.
Nhưng những đứa trẻ còn quá nhỏ để phân biệt được
việc gì đúng, việc gì sai và chúng nên làm những gì.
Người lớn có cái lí để cãi vã, trẻ nhỏ cũng có cái lí để
bỏ đi. Suy cho cùng lỗi thuộc về người lớn chúng ta.
Nhiều cặp vợ chồng chưa xây dựng được một môi
trường tổ ấm hạnh phúc để trẻ có thể phát triển một
cách bình thường. Sống trong những gia đình luôn có
những cuộc khẩu chiến của bố mẹ, trẻ thường có dấu
hiệu trầm uất, ít giao lưu, khó hòa nhập, tệ hơn nữa
là trẻ rất dễ có phản ứng tiêu cực: tự tử, đi hoang…
Sự manh động của trẻ, suy cho cùng là cách trẻ
chống đối lại bố mẹ, để chứng tỏ rằng trẻ còn có giá
trị níu kéo, hàn gắn vết thương gia đình.
Đành rằng không có cuộc hôn nhân nào êm đẹp từ
đầu đến cuối. Chuyện xô xát trong gia đình là điều
không thể tránh khỏi. Nhưng người lớn hãy biết kiềm
chế, giảm bớt mức độ của những cuộc khẩu chiến.
Đừng để không khí gia đình luôn căng thẳng như một
quả bóng bơm quá căng và chỉ trực xì hơi. Cũng
đừng để trẻ hoài nghi về tình yêu và sự yêu thương
giả dối trong gia đình bạn. Bạn có muốn con mình
phát triển một cách bình thường?


×