Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo thủy sản "Kỹ thuật nuôi tôm tại Nam Ô – Đà Nẵng" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 13 trang )

PHẦN 1.
Kỹ thuật nuôi tôm tại Nam Ô – Đà Nẵng
I.Tìm hiểu về cơ sở thực tập
1. Vị trí địa lý
Trang trại nuôi tôm anh Hậu tại Nam Ô – Đà Nẵng, trang trại nằm gần sát
biển để thuận tiện cho quá trình lấy
nước vào bể nuôi
2. Các đối tượng nuôi
Chủ yếu ở trang trại này là nuôi tôm
thẻ chân trắng
II. Kỹ thuật nuôi
1. Hệ thống bể xử lý nước. Hình 1.1. Bể nuôi tôm giống
- Một trại giống bao giờ cũng phải có hệ thống bể lọc nước, bề rộng của bể
1m X 1m hoặc 2m X 2m, độ sâu 1,2m – 1,5m. Dưới đáy bể lọc người ta
thường bỏ một lớp đá cuội, cát, sỏi để lọc các cặn bẩn khi bơm nước biển
vào và tạo khe hở cho nước đi xuống. Thiết kế bể lọc theo dạng 2 bể, bể
trên chảy xuống bể dưới, mục đích lọc như vậy là hạn chế tối đa chất bẩn,
tạp chất có trong nước. Hệ thống bể xử lý nước củng như bể lọc bên trong
ta thường quyét sơn mục đích ngăn nước thấm, rạn nứt thành bể, nếu như
xẩy ra mầm bệnh củng dễ xử lý hơn bể không sơn, vì khi bể không sơn
mầm bệnh sẽ thẩm thấu vào trong tường khi đó xử lý thì rất khó.
2. Hệ thống bể nuôi tôm giống
 Hệ thống bể nuôi bao gồm hệ thống ống dẫn khí, hệ thống cấp nước
vào bể, hệ thống ống dẫn nước thải ra biển… Nước lọc sau khi lọc được
đưa vào bể nuôi qua một túi lọc ( túi cát mịn) rồi được đưa vào bể nuôi, sau
đó sử dụng hóa chất để diệt khuẩn, nấm vì trong nước biển tập đoàn nấm
nhiều, khử trùng nước bằng Chlorin, EDTA, thuốc tím (KMnO
4
) và thuốc
lắng để trung hòa môi trường nuôi…
Độ mặn thích hợp để nuôi tôm giống khoảng 27 – 30


0
/
00
, nhiệt độ 27-30
0

C,
nhiệt độ thấp hoặc cao quá cũng ảnh hưởng đến tôm giống như nhiệt độ
thấp thì tôm bắt mồi kém. Độ mặn và nhiệt độ ta sử dụng thiết bị đo. Đặc
thù con tôm là không cần ánh sáng nhiều, trên mỗi bể nuôi ta thường phủ
bạt, khi ta muốn quan sát thì sử dụng đèn soi để kiểm tra. Hệ thống bể nuôi
còn có một cái van ở dưới đáy, khi muốn tháo nước vệ sinh bể nuôi ta chỉ
cần tháo van là được.
 Ngoài hệ thống bể nuôi còn có thêm hệ thống ấp actemin, có thể cho
ấp trong xô, sục khí, nó củng có đường vào và đường ra, khi muốn thu
actemin cho tôm ăn thì ta tắt hệ thống sục khí, vỏ actemin nổi lên và mình
tiến hành tháo van xả nước, đưa vợt vào hứng phần con, còn phần vỏ đã nổi
lên trên.
Hình 1.2. Hệ thống ấp actemin
 Kích thước bể nuôi phụ thuộc vào từng trại, kích thước bể khoảng
2,4- 2,5m, độ sâu khoảng 1,5m đối với tôm con, và 80cm đối với tôm bố
mẹ. Tôm bố mẹ được bắt trong tự nhiên, mỗi con có giá từ 2-10 triệu/con,
tùy vào thời vụ trong năm. Trọng lượng tôm mẹ sinh sản tốt nhất từ 1-
1,5g/con, tôm to quá cũng không tốt vì khi đó tôm đã già, sức sinh sản
kém. Chọn tôm bố mẹ có màu sắc vỏ sáng, mỏng và quan trọng là bộ phận
sinh dục phải tốt nghĩa là nó đã hình thành túi tinh, túi tinh phải cao, đồng
đều, mềm và không bị thoái hóa. Nên chọn xa thời gian lột xác, đặc tính
của con tôm là sau khi lột xác đồng nghĩa với túi tinh củng mất luôn, để
khắc phục đặc tính đó ta tiến hành thêm một động tác nữa là ghép tinh cho
con cái.

 Sau khi đưa tôm bố mẹ về nuôi ta tiến hành cắt mắt, dụng cụ cắt mắt
thường sử dụng là sợi chỉ, kéo… mục đích cắt một mắt là trong hốc mắt
của con tôm mẹ có tuyến kích dục tố, khi ta cắt mắt kích thích tôm lên
trứng nhanh, hiệu quả cao, nếu không cắt mắt thì hiệu số lên trứng thấp.
Trong quá trình nuôi tôm mẹ đẻ được khoảng 5-6 lần, nhưng cho trứng cao
nhất là từ 2- 3, mỗi lần đẻ cho ra 70- 1 triệu con tôm sú giống và tôm thẻ
chân trắng cho từ 20- 25 vạn con tôm giống. Khi tôm lột xác sau 1-2
h
(nuôi
ghép 1con cái với 1 con đực) nó bắt đầu tự giao vị với nhau, sau đó thì
chúng không thể giao vị được nữa vì khi đó vỏ cứng, khả năng vận động
lớn nên con đực không giao vị được.
 Thức ăn của con tôm mẹ là ốc ma, thịt bò, mực tươi xay, nghiền nhỏ,
cắt sợi cho ăn. Những thức ăn này giàu đạm tôm rất thích ăn. Quá trình cho
ăn được chia làm nhiều lần, bình quân cứ 3 tiếng cho ăn một lần, tránh cho
ăn nhiều quá sẽ gây ra dư thừa thức ăn, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát
triển.
 Tôm chuẩn bị đẻ ta chuyển sang bể đẻ, cho tôm đẻ, cứ 3 tiếng đảo
trứng một lần, khi tôm đẻ ta tắt thiết bị sục khí để tránh trứng bị dập và
trứng đẻ không cần oxy, mục đích của đảo trứng là tránh hiện tượng trứng
chồng lên nhau, khả năng nở rất kém. Quan sát tôm đẻ sử dụng đèn soi.
Tôm không đạt chất lượng là tôm mang buồng trứng có hiện tượng đứt
quảng không liền nhau, tôm đẻ ra cũng không được nhiều, lợi nhuận cũng
không cao. Đặc điểm của tôm là đẻ vào ban đêm từ 8- 12h. Khoảng 5- 7h
tối thì mình dùng đèn đi kiểm tra con nào thấy chuẩn bị đẻ (thấy trứng đậm
hơn, sà xuống 2 cánh) ta chuyển sang bể đẻ, còn con chưa đẻ thì vẩn để lại
cho ăn bình thường. Vì chỉ có hồ nuôi mới có thức ăn, còn hồ đẻ không có
thức ăn, con tôm sau khi đẻ xong thì quay về bể nuôi ăn, bể đẻ luôn đảm
bảo sạch. Tôm đẻ là nó bơi quanh bể, phun trứng ra ngoài trong vòng một
phút là kết thú quá trình đẻ.

Điều kiện nhiệt độ tốt thì khoảng 18h sau trứng tôm sẽ nở ra con Nauplius,
trong giai đoạn con Nauplius thì chưa phải cho ăn. Sau 12- 18h thì chuyển
con Nauplius về bể ươm, tùy thuộc vào nhiệt độ.
 Theo dõi khả năng lên trứng của con tôm, nếu thấy khả năng lên
trứng giảm dần, tiến hành loại bỏ bán thịt.
 Một bể nuôi có thể thả được khoảng 70- 1,5 triệu con Nauplius thẻ
chân trắng và 700 nghìn con Nauplius tôm sú. Trong bể nuôi ta thường sử
dụng vợt để vớt phân, thức ăn thừa, làm sạch môi trường nuôi.
 Giai đoạn Nauplius: Dinh dưỡng bằng noãn hoàn nên không cần cho
ăn mà duy trì sục khí nhẹ. Đậy bạt để tránh ánh sáng vì giai đoạn Nauplius
có tính hướng quang.
 Người ta có thể bán ở giai đoạn này, nhưng thường là nuôi đến giai
đoạn Postlarvace.
 Thu Nauplius: dùng đèn, tắt sục khí, ấu trùng sẽ tập về phía ánh
sáng, dùng vợt vớt sang bể ươm nuôi.
3. Kỹ thuật cho ăn
Các loại thức ăn trong sản xuất tôm bột:
- Giai đoạn cuối Nauplius 6 cho ăn gối tảo tươi
- Thức ăn sống được sử dụng cho giai đoạn Zoea, Mysis, Post.
- Thức ăn chế biến và thức ăn tổng hợp, tảo khô bổ sung chung cho giai
đoạn con nhỏ và cho ăn ở giai đoạn con lớn Post. Thức ăn chính hiện nay
đang dùng là tảo khô, Artemia, thức ăn tổng hợp.
4. Cách cho ăn:
- Chà thức ăn với kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn ấu trùng.
- Tạt đều thức ăn vào bể, tạt nhiều vào tâm sục khí.
- Các dụng cụ khi cho ăn xong phải rửa sạch và khử trùng bằng formol,
nước ngọt.
Hình 1.3. Thức ăn của tôm
Khẩu phần ăn:
- Nauplius đến Zoea 1: 0,2g/m

3
cứ 3h cho ăn một lần.
- Zoea 2: 0,25g/m
3
sau đó tăng giần lên 0,25 ÷ 1 g/m
3
tùy theo mật độ trong
Nauplius khoảng 120 ÷ 150 Nauplius /L.
- Mysis: 0,5 ÷ 1 g/m
3
/ lần.
- Post: 1 ÷ 2 g/m
3
/ lần.
Ngoài ra còn dựa vào đường phân ngắn hay dài có đều không để điều chỉnh
khẩu phần ăn phù hợp.
5. Chăm sóc và quản lý
5.1. Thay nước định kỳ:
Cần hạn chế thay nước thường xuyên. Giai đoạn Zoea thay 20%; giai đoạn
Mysis thay 10- 20%; giai đoạn Post thay 20%.
 Rút nước: Từ Zoea 3 có thể dùng vợt cỡ lưới lớn hút nước bẩn và vỏ
Artemina ra ngoài.
 Vệ sinh bể: Dùng dẻ sạch tẩm qua nước ngọt + formol 5000 ppm lau
dây sục khí và xung quanh thành bể.
 Cấp nước: Chú ý đến các điều kiện môi trường và chú ý cho nước
chảy nhẹ, tránh giao động mạnh.
 Si phon đáy: Sử dụng ống si phon vừa chà đáy vừa hún cặn thải, chỉ
si phon ở giai đoạn Zoea 3.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố môt trường hàng ngày 2-3 lần, nếu nhiệt
độ giảm ( mùa đông) cần tăng nhiệt độ bằng dụng cụ: Mayso, Usater…

5.2. Sục khí:
Giai đoạn trứng ta nên sục trứng nhẹ hoặc không cần sục.
Nauplius sục nhẹ vừa
Zoea sục vừa
Mysis sục mạnh để nâng đở cơ thể, vì giai đoạn này chúng di chuyển bằng
cách búm người.
Giai đoạn post cũng cần sục khí mạnh, vì giai đoạn này hô hấp mạnh.
6. Phương pháp thu tôm giống.
Khi tôm đạt kích cỡ: post khoảng 12-15mm có thể xuất bể, tôm có đường
sắc tố màu đen, màu tro thẫm, thon dài, cân đối.
- Phương pháp thu:
 Si phon đáy
 Rút bớt nước
 Dùng vợt vớt con Post vào bể, xô thau.
 Dùng túi nylon cỡ 2/3 lít khoảng 1000post/l hoặc 1400 – 1600post/L,
sau đó bơm O
2
, thêm ít Nauplius của Artemina vào đề phòng quá
trình vẫn chuyển chúng ăn nhau hoặc hạ nhiệt độ xuống nhằm mục
đích gây tê.
- Phương pháp thu đếm mẩu: Dùng phương pháp so màu là chính.
Người ta thương dùng gáo múc ra 10 bát sau đó đếm 1 bát ra bao nhiêu rồi
nhân 10 lên. Yêu cầu bát nào cũng phải đồng đều.
7. Phương pháp phòng trị bệnh
Hình 1.4. Các loại thuốc dùng cho tôm
Trong sản xuất tôm giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại
hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít
hiệu quả
a.Phòng bệnh:
Phòng bệnh cho tôm phải hiểu theo hai nghĩa sau:

- Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius
khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không thể xảy ra hiện tượng
sốc trong quá trình nuôi, tôm sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh
tật.
- Phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoae bằng hóa
chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn
ít hiệu quả. Trong sản xuất giống có hai loại nấm thường gặp, có thể gây
chết 100%, có ấu trùng tôm trong 1-2 ngày sau khi nhiễm, đó là nấm
Lagenidium callinectes và Sirolpidium. Thực hiện phòng 2 loại nấm này
theo bảng sau:
Giai đoạn Nồng độ(ppm) Lần cho/ngày
Nauplius 0,01 1
Zoae 0,03 2
Mysis 0,06 2
PL1 PL4
0,08 2
PL5
0,1 2
Ghi chú: Cách pha dung dịch Treflan
- Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44%
- Lấy 10ml Treflan vào 1000ml nước cất ta có dung dịch A
- Để Treflan 0.01 ppm, ta lấy 1ml dung dịch A cho vào 1m
3
nước bể
nuôi ấu trùng.
b. Trị bệnh:
Phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính hiển vi, khi thấy xuất
hiện dấu hiệu gây bệnh, phải trị ngay mới mang lại hiệu quả.
Bệnh vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria)
Bệnh này thường gặp ở giai đoạn Postlarvae, các sợi nấm bám đầy các

phần phụ của tôm, làm cho Postlarvae khó bơi, ăn yếu và sẽ xuất hiện
các bệnh khác kèm theo như hoại tử (necrosis), nếu phát hiện sớm có
thể trị bệnh có hiệu quả. Trị bệnh bằng Sunfat đồng (CuSO4) với nồng
độ 0,15 - 0,25ppm trong 24h.
Bệnh hoại tử (necrosis)
Bệnh hoại tử có 2 dạng: Vi khuẩn ăn mòn các phần phụ hoặc các phần
phụ bị chết (chẳng hạn như hoại tử các nhánh chân bụng). Trong 2 dạng
nhiễm bệnh trên, dạng thứ 2 khó trị hơn. Nếu phát hiện sớm có thể điều
trị có hiệu quả bằng cách sử dụng, hay Oxytetracylin 5 - 10ppm, hay
Furazon 2-3ppm, trị liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi. Nếu phát hiện chậm, tỷ lệ
sống PL5 sẽ thấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường
không thuận lợi.
Bệnh lột xác dính vỏ (Exuvia Entrapment)
Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae, khi lột xác một phần vỏ dính lại
trên các phần phụ như chân ngực, chân bụng làm cho tôm khó hoạt động.
Nguyên nhân gây bệnh là do NH4 trong bể ao 9 từ 0,01ppm trở lên.
Wickins (1972) cho rằng khi sử dụng thức ăn là trứng bào xác Artemia
Utah dễ bị gây bệnh này, không thấy xảy ra ở Artemia hiệu San Francisco
Bay trong sản xuất giống tôm càng, Bowser và cộng sự (1981) cho rằng
tăng thêm Lexitin (Photpholipit) trong thức ăn, hạn chế được bệnh này.
Bệnh phát sáng (Luminescent vibriosis)
Bệnh phát sáng trên tôm, thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn. Cần
phân biệt rõ sự phát triển trên tôm. Nếu trong bể tôm có các đốm sáng lớn
trên những con tôm chết, đó là do các tập đoàn Coccobacilli tấn công vào
các con gây chết phát sáng, thì hiện tượng lâm sàng này không quan trọng.
Khi nước biển xử lý không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát
sáng trên các con sống, đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của
tôm thì đó là bệnh Vibrio harveyi và Vibrio splendidus gây nên.
Chen (1989) phần được trong gan tụy tạng tôm sú có 18 loài Vibri trong đó
có Vibrio harveyi chiếm 26,9% và V. splendidus chiếm khoảng 0,5%. Hai

loại này thường làm tôm bị chết nhiều, có lúc tới 100%, chúng có thể
kháng lại 24 loại thuốc kháng sinh (theo Baticados và cộng sự 1991). Chỉ
có một loại kháng sinh kiềm chế bợt sự phát triển của hai loại Vibrio này.
Đối với loại bệnh này chỉ phòng bệnh mới có hiệu quả. Do bản thân các
loại Vibrio này có nguồn gốc từ nước biển nên việc phòng bệnh sẽ thông
qua việc xử lý thật kỹ nguồn nước nuôi.
Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoea)
- Bệnh này do một số loài nguyên sinh động vật như Zoothammium,
Rpistylis, Vorticella, Acineta chúng tấn công vào mắt mang các phần phụ
của tôm, làm cho tôm yếu kém, kén ăn và di chuyển khó khăn rồi chết.
- Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do chăm sóc kém, làm cho môi trường
nuôi bị xấu, hàm lượng các chất hữu cơ trong bể cao, tạo điều kiện thuận
lợi cho nguyên sinh động vật phát triển.
- Điều trị bằng Chloroquin disphosphate 1.1ppm liên tục trong 2 ngày, hay
tắm Formaline 25 - 30 ppm trong 15 - 20 phút. Để phòng trừ bệnh này
phương pháp chủ yếu vẫn là biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt.
Phần 2
Kỹ thuật sản xuất giống tạo một số đối tượng cá
nước ngọt tại trại gống Phú Ninh –Quảng Nam
1.Tìm hiểu về cơ sở thực tập
1.1:Vị trí địa lý:
- Cơ sở sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt nằm tại thôn Trung Đàn ,xã
Tam Đại huyện Phú Ninh thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam .
- Cơ sở được xây dựng vào năm 1979 với quy mô không lớn và được xây
dựng và tu bổ vào năm 2004.
- Cơ sở được xây dựng ở điều kiện thuận lợi gần hồ chứa nước Phú Ninh ,
đây là nguồn cung cấp nước lý tưởng cho các ao nuôi, và trên một diện tích
đất rất rộng lớn.
1.2 Các đối tượng nuôi và cung cấp giống:
- Cá rô phi đơn tính

- Cá mè
- Cá trắm cỏ
- Cá điêu hồng
2.Kỹ thuật sản xuất giống cá:
2.1 Chon cá bố mẹ:
- Cá bố mẹ được sử dụng cho đẻ là cá từ các ao nuôi vỗ của trung tâm , khi
kiểm tra cá ở các ao nuôi vỗ kiểm tra thấy cá thành thục, chọn những con
cá khỏe mạnh có kích thước lớn cho vào bể đẻ.
2.2: Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng:
2.2.1: Cho đẻ và ấp trứng cá chép,mè
- Khi cho cá vào bể đẻ ta tiến hành theo dõi. ở đây cá đẻ tự nhiên, trứng cá
trôi nổi và đẻ với số lượng trứng lớn .
- Giá thể được sử dụng là bèo.
- Khi cá đẻ xong , ta vớt giá thể ra ngoài, hứng giai ở cống thoát , xả nước ,
trứng cá mắc lại trên giai và đem trứng chuyển sang bể ấp trứng.
- Bể ấp trứng có dạng hình tròn ,1 bể từ 3-5 triệu trứng.
- Quan sát và theo giõi thường xuyên, khi cá nở hết và không còn dinh
dưỡng bằng noãn hoàn thì cung cấp thức ăn, thức ăn ở đây sử dụng la lòng
đỏ trứng gà được bóp nhỏ.
- Sau khi cá hết noãn hoàn từ 3-4 ngày là có thể chuyển ra ao ương nuôi.
2.2.2: Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng cá rô phi:
- Cá bố mẹ được chọn từ ao nuôi vỗ, Thời gian nuôi vỗ 15-20 ngày. Trong
thời gian nuôi vỗ. Ngày cho cá ăn 1-2 lần. Lượng thức ăn trong ngày bằng
1-2% khối lượng cá nuôi.
- Nếu ở nhiệt độ thích hợp 24-32
0
C, sau 10-15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ
vào ao, cá sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ 15-17 ngày tiến hành thu cá bột.
- Cá bột được thu theo cách như sau: Dùng lưới mắt thưa 2a= 10-12 cm kéo
dồn cá bố mẹ vào một góc, Dùng vợt vớt cá bột, để lại cá bố mẹ ở ao cho

đẻ tiếp lứa sau.
Ấp trứng cá rô phi có 2 cách:
+ấp trong khay.
+ấp trong bình
2.3. Kỹ thuật ương nuôi:
- Cá được ương trong các giai đoạn,vì trong các giai sẻ tiện cho việc
chăm sóc, quản lý và thuận tiện khi xuất cá giống để bán ,
- Lưu ý đối với cá rô phi, trong quá trinh ương nuôi, thức ăn có bổ
sung thức ăn chuyển đổi giới tính( chuyển từ giới cái sang đực)
- Chuyển đổi giới tính nhằm mục đích nâng can năng suất. vì cá
được có kich thước và trọng lượng lớn hơn cá cái , và khi chuyển đổi giới
tính dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho quá trình tăng trọng lượng cho cơ
thể chứ không giành cho việc phát triển giới tính.
3. Chăm sóc và quản lý:
3.1: Ao nuôi cá:
- Ao nuôi được xây băng xi măng xung quanh.
- Diện tích ao nuôi: nhiều diện tích khác nhau;
+1000 m
2
+2000 m
2
+3-4000 m
2
Nhằm phù hợp với mụch đích và từng loại cá nuôi
3.2: Thức ăn:
Thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn tổng hợp đươc chế biến sẵn, không cần
pha trộn với hàm lượng đạm 25-30%.
3.3: Nước trong ao nuôi:
- Nước trong các ao nuôi cá được lấy từ hồ chứa nước Phú Ninh , không
qua xử lý ,

- Mức nước trong ao nuôi khoảng từ 1.4-1.8 m
- Trong quá trình nuôi nước trong ao được cho vào liên tục và cho ra liên
tuc.
- Nước sau khi ra không được xử lý hay sử dụng trở lại mà thải trực tiếp ra
môi trường.
3.4: Bệnh thường gặp:
Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bênh: cầu khuẩn Streptococcus iniae, gram dương.
Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn,
gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết;
máu loãng; thận, gan, lá lách dịch hóa (mềm nhũn). Cá bệnh nặng bơi quay
tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to
Bệnh xuất huyết do cầu khuẩn gặp ở nhiều loài cá nước ngọt, cá rô phi khi
nuôi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, dễ phát bệnh. Bệnh xuất
huyết do cầu khuẩn có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an
toàn.
Phòng trị bệnh
Cải thiện môi trường nuôi ổn định, bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc
CaMg(CO3)2) tùy theo pH của môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, mỗi
tháng bón từ 2-4 lần.
Bệnh viêm ruột
Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn: Aeromonas hydrophila, gram âm
Dấu hiệu bệnh lý: Tương tự như bệnh xuất huyết do cầu khuẩn
Steptococcus iniae. Bệnh tích điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi nên
gọi là bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi
sinh sản khi môi trường nuôi bị ô nhiễm đặc biệt là thức ăn không đảm bảo
chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
Phòng trị bệnh
Cải thiện môi trường nuôi tốt, không để cá nuôi bị sốc do các yếu tố môi

trường như bệnh xuất huyết.
Bệnh sán lá đơn chủ
Tác nhân gây bệnh: Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus,
Gyrodactylus niloticus
Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang
của cá. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau bám vào tổ chức
tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức mang và da cá
làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ
chức da và mang bị Cichlidogyru, Gyrodactylus ký sinh viêm loét tạo điều
kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
Phân bố và lan truyền bệnh: Sán lá đơn chủ ký sinh ở cá rô phi nuôi ở Việt
Nam gặp có 3 loài, chúng có thể gây thành bệnh khi nuôi mật độ dày ở giai
đoạn ương cá giống và có thể gây chết hàng loạt cá ương trong các giai
hoặc các bể. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
Phòng trị bệnh:
- Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
- Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá trong thời gian 15
-30 phút
- Dùng Formalin tắm với nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) thời gian
30-60 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) .
Phần 3: kết luận
Qua chuyến đi thực tế lần này đã cho em học hỏi thêm được kinh nghiệm
về kỹ thuật nuôi tôm, cá và qua đây cũng cho em hiểu thêm về tâm quan
trọng của nghành thủy sản ở nước ta.

×