Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.06 KB, 5 trang )

Bài 19 NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
Ở CÁC THẾ KỈ X – XV
1.Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
-Dân tộc ta luôn phải tổ chức những cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm suốt từ thế kỉ X – XV.
-Với tinh thần đoàn kết, thông minh, dũng cảm, sáng tạo và đặc biệt là
tinh thần yêu nước nồng nàn nhân dân ta đã đánh bại các cuộc xâm lược của
bọn phong kiến phương Bắc.
-Trong suốt 5 thế kỉ chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã viết lên
những trang hào hùng trong lịch sử dân tộc, đồng thời xuất hiên những nhà
chỉ huy quân sự lỗi lạc và các vị anh hùng dân tộc.
b. Tư tưởng:
-Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và
thống nhất Tổ quốc.
-Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc.
-Bồi dưỡng các em lòng tự hào và biết ơn đối với các thế hệ cha ông,
các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình bảo vệ đất nước. Từ đó có thái
độ trân trọng, biết phát huy thành quả đó.
c.Rèn luyện kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích, tổng hợp,
so sánh, đánh giá và lập bảng thống kê.
2. Tài liệu, phương tiện dạy học:
-Bản đồ lịch sử Việt Nam có ghi các địa danh liên quan đến các trân
đấnh thời kì này.
-Bản đồ một số trận đánh.
-Một số tranh ảnh về chiến trận hay anh hùng dân tộc.
-Một số thơ văn liên quan đến các cuộc kháng chiến thời kì này.
3.Ổn định lớp (1 phút)
4.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)


Em hãy nêu những biểu hiện của sự phát triển của thủ công nghiệp và
thương nghiệp thời Lý – Trần – Lê.
5. Dẫn dắt sang bài mới (1 phút)
6.Nội dung bài mới (30 phút)
Kiến thức cơ bản Hoạt động thầy – trò
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Tống
1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lê
- Năm 980, nhà Đinh gặp nhiều khó khăn,
nhà Tống vội cử quân sang xâm lược nước ta.
- Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các
tướng lĩnh và thái hậu họ Dương tôn lên làm
vua chỉ đạo cuộc kháng chiến.
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta.
- Với ý chí kiên cường, nhân dân Đại Việt đã
đánh bại quân Tống.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí của quân
dân Đại Việt.
+ Sự lành đạo tài tình của Lê Hoàn.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
a. Nguyên nhân:
- Cuối thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát
triển thì nhà Tống khủng hoảng.
- Phía Bắc nhà Tống bị người Liêu, Hạ quấy
nhiễu.
- Để cứu vãn tình thế đó, Tống quyết định
đánh Dại Việt, nếu thắng Liêu, Hạ sẽ kiêng
nể và ổn định được tình hình trong nước.
b. Diễn biến:

* Cuộc tấn công đẻ tự vệ (1075):
- Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ đạo cuộc kháng
chiến chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc khong
bằng đem quân đánh trước đẻ chặn mũi nhọn
của giặc”
→ Đây là chủ trương hết sức táo bạo và sáng
tạo.
- Năm 1075 Lý Thường Kiết kết hợp quân
chính quy và dân binh các tù trưởng miền núi
phía Bắc mở cuộc tập kết lên đất Tống, bao
Hoạt động 1:
Em hãy trình bày sơ lược cuốc kháng
chiến chống Tống thời Lê? Nguyên
nhân thắng lợi?
- Đưa tranh ảnh minh họa
- Phụ lục
=>KL: Thắng lợi của cuộc kháng chiến
đã giáng một đòn nặng nề vào tư tưởng
bành trướng của nhà Tống
Thể hiện truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Có được thắng lợi đó trước hết phải kể
đến sự đoàn kết của vua tôi, nhân dân
nhất tề đứng lên đấu tranh. Sự mưu trí
dũng cảm của Lê Hoàn.
Hoạt động 2:
Sự sáng tạo của nhân dân Đại Việt
trong cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý?
- Khi được tin quân Tống Chuẩn bị

xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã
có chủ trương gì?
→Đẩy kẻ thù vào thế bị động.
- Tổ chức phòng tuyến chống giặc
Phụ lục
- Làm suy giảm tinh thần chiến đấu của
quân giặc: bài thơ “thần” của Lý
Thường Kiệt.
→ như một bản tuyên ngôn độc lập đầu
tiên của dân tộc ta. Khẳng đinh cương
giới và chủ nhân của lãnh thổ Đại Việt.
- Khi quân Tống bị đẩy vào thế bí, Lý
Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
→chủ động giảng hòa nhằm mở lối
vây thành Ung Châu.
- Sau 42 ngày đêm chiến đấu quyết liệt Lý
Thường Kiệt đã phá tan được thành Ung
Châu. Tướng giữ thành là Tô Giám phải tự
thiêu. Kế hoạch “tiên phát chế nhân” đã thành
công, Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút quân về
nước để chuẩn bị cuộc kháng chiến.
* Đánh tan cuộc tiến công xâm lược của nhà
Tống (1076 – 1077)
- Lý Thương Kiệt cho người ráo riết tổ chức
cuộc kháng chiến. Ông cho lập phòng tuyến
trên các đường tiến công của địch, trong đó
chủ yếu là phòng tuyến phía nam sông Như
Nguyệt.
- Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống đánh
sang nước ta. Dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của

Lý Thường Kiệt, quân dân ta đã đánh bại
quân xâm lược Tống trong trân quyết chiến
trên bờ sông Như Nguyệt.
c. Kết quả:
Cuộc kháng chiến chông Tống kết thúc với
thắng lợi thuộc về dân tộc ta.
d. Ý nghĩa:
- Đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống.
-Khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước
ta.
II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
1. Diễn biến của cuộc kháng chiến:
- Lần 1 (1258)
- Lần 2 (1285)
- Lần 3 ( 1287 - 1288)
2. Kết quả:
Ta hoàn toàn đánh bại quân xâm lược Mông –
Nguyên bảo vệ toàn vện lãnh thổ.
3. Ý nghĩa:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến thời Trần
đã đè bẹp ý chí xâm lược Đại Việt của quân
Mông – Nguyên giữ vững đọcc lập cho Tổ
quốc.
thoát cho địch, sớm chấm dứt chiến
tranh trong điều kiện có lợi cho ta.
=> Thể hiện sức mạnh đoàn kết to lớn
của dân tộc ta, tài năng sáng tạo đặc
biệt của nhân dân ta, đường lối chỉ đạo
chiến tranh chủ động, sáng tạo của anh

hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Hoạt động 3:
* Giới thiệu về đế quốc Mông Cổ (PL)
* Em có nhận xét gì về cách đánh giặc
độc đáo của nhà Trần qua 3 cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên?
- Nhà Trần đã phát huy sức mạnh toàn
dân như thế nào?
+ 11/1282 triệu tập hội nghị Bình Than
(quý tộc) họp bàn cách đánh giặc.
+ Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ”
khơi dậy lòng yêu nước, khích lệ nhân
dân đứng lên chống giặc.
+ 1285 triệu tập hội nghị Diên Hồng
- Góp phần ngăn chặn sự bành trướng của đế
quốc Mông Cổ xuống phía nam.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các dân
tộc ở châu Á.
4. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, đồng lòng chiến đáu của
vua tôi nhà Trần: “Vì vua tôi đồng lòng, anh
em hòa mục, cả nước giúp sức nên giặc mới
bị bắt”.
- Tài lãnh đạo của bộ chỉ huy cuộc kháng
chiến, vai trò đặc biệt của Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn.
III. Phong trào đáu tranh chống quân xâm
lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
1.Cuộc kháng chiến chống quân xâm Minh

của nhà Hồ
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong, năm
1400 nhà Hồ thành lập.
- Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta.
- Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại và
không biết phát huy sức mạnh của toàn dân
chỉ dựa và thành lũy.
2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Nguyên nhân:
Nhân dân ta sống dưới ách thống trị tàn bạo
của nhà Minh
b. Diễn biến:
- Mùa xuân 1418, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở
Lam Sơn (Thanh Hóa) dưới sự lãnh đạo của
Lê Lợi.
- Quân Minh nhiều lần đánh dữ dội vào căn
cứ, nhưng nghĩa quân chiến đấu ngoan cường,
đẻ giữ vững và mở rộng căn cứ.
- Cuối 1427, 10 vạn quân cứu viện của giặc
tiến vào nước ta, bị quân dân ta đánh tan tác ở
Chi Lăng - Xương Giang.
c. Kết quả:
- Khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, quân Minh
phải rút quân về nước
(các bậc phụ lão trong cả nước)
- Ba lần rút khỏi kinh thành Thăng
Long, thực hiện chiến thuật “vườn
không nhà trống”. Chờ cho giặc mệt
mới phản công mãnh liệt, thômg minh,
sáng tạo, giành những thắng lợi quyết

định.
- Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu, Chương
Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp
-Chiến thắng Bạch Đằng (1288) kết
thúc cuộc kháng chiến lâng thứ 3.
Hoạt động 4
Em hãy nêu rõ một vài đặc điểm của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
So sánh với các cuộc khởi nghĩa thời
Lý, Trần?
- Hoàn cảnh lịch sử có gì khác so với
thời Lý, Trần?
+K/c Lý, Trần: đất nước ta là quốc gia
có độc lập, chủ quyền.
+K/n Lam Sơn: nước ta dưới ách thống
trị của quân Minh.s
- Tp lãnh đạo?
+K/c Lý, Trần: vua, quan lãnh đạo
+K/n Lam Sơn: Lê Lợi - hào trưởng
một đại phương, từ một cuộc khởi
nghĩa mang tính chất địa phương thành
một cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc.
7. Củng cố: (7 phút)
* Phân tích sự khác nhau giữa 2 cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
và chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần?
* Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
8. Bài tập:
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X
đến XV.

×