Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đầu tư vàng thế nào cho an toàn? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.41 KB, 8 trang )

Đầu tư vàng thế nào cho
an toàn?

Nhiều nhà đầu tư đã bỏ thị trường địa ốc, chứng khoán, rút các
khoản tiết kiệm để chuyển sang đầu tư vàng. Vậy để đạt hiệu quả
cao, bạn nên đầu tư vào vàng thỏi, tiền vàng, vàng trang sức hay
gửi tiết kiệm bằng vàng?

Khủng hoảng tài chính lan ra toàn cầu, hệ thống ngân hàng trong
cơn hoảng loạn đã chứng kiến sự ra đi của hàng loạt tên tuổi lớn.
Thị trường chứng khoán các nước “rớt sàn” hàng ngày, người
dân đang nghĩ cách làm thế nào để bảo vệ các khoản tiết kiệm
của mình?

Hàng nghìn nhà đầu tư tư nhân ở khắp nơi trên thế giới đã quyết
định dành những khoản đầu tư của mình vào thị trường kim loại
quý, coi đây như một “thiên đường an toàn” truyền thống trong
thời buổi thế giới đang hỗi loạn. Thị trường tiền vàng, vàng thỏi
cũng như vàng trang sức thế giới trở nên sôi động kể từ đó.

Tuy nhiên, sự trồi sụt của thị trường kim loại quý này cũng cho
thấy khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ít nhiều tác động đến lĩnh
vực kinh doanh này. Các chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể
biến động nhiều trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, về trung
hạn, thị trường vàng sẽ tương đối ổn định, trong vài tháng tới, giá
vàng sẽ đạt mức 950 USD – 1.000 USD/ounce và duy trì trong
khoảng 1 năm.

Những tín hiệu tích cực từ thị trường vàng cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến sự tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán của các
nhà đầu tư để đổ tiền của vào thị trường kim loại quý này. Thế


giới chưa từng trải qua “cơn sốt vàng” nào như hiện nay kể từ
cuộc khủng hoảng dầu những năm 1970 – 1980.

US Mint, cơ quan phụ trách việc đúc tiền của Mỹ đã phải tăng
gấp đôi lượng tiền vàng bán ra để đáp ứng nhu cầu tăng vọt. Tại
Nga, lượng vàng trang sức bán ra tăng 50% trong hơn 2 tháng
qua. Những nhà cung cấp vàng cho rằng nhu cầu tăng do cuộc
khủng hoảng tài chính ngày một trầm trọng khiến phần lớn các
khách hàng của họ mua trang sức với mục đích đầu tư và cố
gắng bảo vệ các khoản tiết kiệm của mình.

Tuy nhiên, vàng trang sức chưa chắc đã là lĩnh vực đầu tư thông
minh như người ta nghĩ. Trước hết, thật bất bình thường khi giá
mặt hàng này tăng quá cao ở Nga: trung bình giá vàng trang sức
ở đây đã cao hơn 50 – 100% giá ở các quốc gia khác. Thứ hai,
giá bán lẻ các đồ trang sức bằng vàng như nhẫn, dây chuyền, lắc
thường cao hơn rất nhiều so với vàng thỏi nguyên chất. Và nhất
là khi người tiêu dùng bán lại nó, giá trị sẽ mất đi rất nhiều.

Dân Nga bắt đầu được phép mua bán vàng thỏi hợp pháp từ năm
1997. Đa số các ngân hàng lớn nước này cũng kinh doanh lĩnh
vực này. Tuy nhiên, đầu tư vàng thỏi vẫn có một số trở ngại:
người mua sẽ phải trả 18% VAT mà khoản thuế này không được
hoàn lại khi bán lại. Nói cách khác, lượng vàng đã mua khi bán lại
sẽ lỗ trừ phi giá vàng tăng trên 18%.

Đó chỉ là lý thuyết. Thực tế, chênh lệch giá mua - bán của các
ngân hàng thường từ 20 – 25%, hay 2-7% lượng thuế VAT, để
mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng. Điều này có nghĩa là, nếu
nhà đầu tư quyết định bán vàng thỏi trở lại cho ngân hàng trong 2

tháng sau khi giá vàng đã tăng 20%, họ cũng chỉ nhận được
khoản tiền tương đương giá vốn bỏ ra mà không có chút lợi
nhuận nào.

Trở ngại nữa là, vàng thỏi chỉ được bán cho ngân hàng và họ có
thể từ chối mua vàng khi chỉ cần có vết xước nhỏ trên bề mặt thỏi
vàng. Hơn nữa, nhà đầu tư cần một nơi an toàn để giữ vàng, giải
pháp tốt nhất là thuê két sắt nhỏ kiên cố, tức là họ sẽ phải trả
thêm khoản phí khoảng 400 – 500 rúp/tháng (15 – 20 USD).

Tiền vàng là lĩnh vực kinh doanh ưu thế hơn do không phải chịu
VAT. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng chứa đựng một số rủi ro. Có
hai loại, tiền vàng thông thường và tiền lưu niệm. Loại thứ hai có
lợi nhuận hơn bởi chúng thường được định giá hơn giá trị thật 10
– 15%. Hơn nữa, ngay cả trong thời kỳ suy thoái, những loại tiền
này có thể vẫn giữ nguyên giá, thậm chí tăng giá.

Có một cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất nhưng cũng không ít
rủi ro nếu bạn muốn đầu tư vào vàng là mở một tài khoản tiền gửi
bằng kim loại quý tại ngân hàng. Tài khoản này sẽ quy ra thành
vàng thay vì một đơn vị tiền tệ nào đó. Ngân hàng Trung ương
Nga định giá vàng sang nội, ngoại tệ hàng ngày, dựa vào giao
dịch quốc tế, các ngân hàng thương mại thường quy định mức
giá cao hơn 0,5 – 2,5% mức giá của Ngân hàng Trung ương.

Chênh lệch giữa giá trị tiền gửi và tiền rút của kim loại đó không
cao hơn 5%, tương đương phí dịch vụ nộp cho ngân hàng.
Người mua có quyền đóng tài khoản và rút tiền mặt bất cứ lúc
nào muốn. Như vậy, lợi nhuận hay khoản lỗ mà khách hàng phải
nhận chỉ phụ thuộc vào giá vàng quốc tế được ngân hàng trung

ương định giá. Lãi suất ngân hàng cho dịch vụ gửi tiền này từ
0,5% - 4%, tùy từng ngân hàng.

Tuy nhiên, dịch vụ tiền gửi này chứa đựng rủi ro bởi chính phủ
không có dịch vụ bảo lãnh với loại tiền gửi này. Vì vậy, nếu ngân
hàng vỡ nợ, tiến hành các thủ tục phá sản theo trình tự hợp
pháp, các chủ tài khoản tiền gửi này sẽ không nhận được bồi
thường từ chính phủ./.

×